Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khảo Sát Công Nghệ Tạo Chi Tiết Cong Trong Sản Xuất Đồ Mộc Dân Dụng Và Mỹ Nghệ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các phòng ban trong khoa Chế biến Lâm
sản - Trường Đại học Lâm Nghiệp, những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình tôi thực hiện khoá luận này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Ts Vũ Huy Đại, người
đã tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi làm khoá luận tốt
nghiệp.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp, đã động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Đào Văn Phúc
2
MỞ ĐẦU
Gỗ là một loại vật liệu tự nhiên vô cùng thân thiện với con người và
môi trường. Từ xa xưa, con người đã sớm biết sử dụng gỗ để dựng nhà cửa,
làm vũ khí tự vệ, làm nhiên liệu...dần dần theo thời gian và sự phát triển của
xã hội thì ngày nay gỗ đã có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp và
ngày càng được ưa chuộng vì những đặc tính riêng biệt mà chỉ gỗ mới có
được. Một trong những ngành công nghiệp kể trên thì ngành sản xuất đồ mộc
dân dụng và mỹ nghệ là ngành đang rất phát triển và đem lại giá trị kinh tế
cao.
Yêu cầu của ngành sản xuất đồ mộc là dùng gỗ hoặc các vật liệu từ gỗ,
đem đi xử lý, gia công chế biến để tạo ra những sản phẩm mộc nội thất, ngoại
thất phục vụ cho đời sống con người một cách tiện ích, bền vững và mang
tính thẩm mỹ cao.
Trong cả dây chuyền sản xuất, gia công, chế tạo đồ mộc dân dụng và mỹ
nghệ thì công nghệ tạo chi tiết cong là một khâu khá quan trọng và cần được
lưu ý.
Như chúng ta đã biết một sản phẩm mộc hoàn chỉnh bao giờ cũng được tạo
nên từ một hay nhiều chi tiết, trong đó do đặc điểm nhân trắc của con người,
cộng với yếu tố thẩm mỹ đã làm cho các chi tiết cong trở thành dạng chi tiết
không thể thiếu trong cấu tạo của một sản phẩm mộc. Để tạo nên chi tiết
cong người ta có khá nhiều cách nhưng chủ yếu vẫn là hai phương pháp
chính là: gia công cưa cắt và phương pháp uốn nén.
Vì đây là một công đoạn quan trọng và khá phức tạp trong cả quá trình gia
công sản xuất đồ mộc, chính vì thế mà tôi, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo –
tiến sĩ Vũ Huy Đại tiến hành thực hiện khóa luận nghiên cứu: “Khảo sát
công nghệ tạo chi tiết cong trong sản xuất đồ mộc dân dụng và mỹ nghệ”
tại công ty cổ phần Đại Châu – Hà Nội.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song do thời gian có hạn nên bản
khoá luận tốt nghiệp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Vì vậy tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và bạn bè quan tâm.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới, xu thế ưa chuộng và sử dụng các loại vật liệu
làm từ gỗ càng ngày càng phát triển đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của
các ngành công nghiệp gia công, chế biến lâm sản. Trong những ngành đó thì
ngành chế biến đồ mộc (dân dụng và mỹ nghệ) là ngành cho ra các sản phẩm
gần gũi và thông dụng với đời sống của con người nhất.
Do cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao cũng chính vì
thế mà đòi hỏi các sản phẩm này phải đáp ứng được một số đòi hỏi cơ bản
như tính thẩm mỹ, tính an toàn, bền vững...của con người. Cũng chính vì vậy
mà sự có mặt của các chi tiết cong trong mỗi sản phẩm mộc là điều khó có
thể thiếu.
Các chi tiết cong trong đồ mộc thường là các chi tiết như: chân bàn,
chân ghế, tay tựa ghế ngồi, vòm mi cửa sổ, cửa đi...
Để tạo được các chi tiết cong người ta vẫn thường sử dụng hai dạng
phương pháp chính là uốn nén và gia công cưa cắt.
- Gia công cưa cắt là dùng cưa sau khi cưa cắt phôi có dạng cong và
tiếp tục gia công thêm bước nữa để tạo thành chi tiết cong định hình. Phương
pháp này có nhược điểm là làm cho cường độ của chi tiết bị giảm xuống, chất
lượng trang sức kém và tỷ lệ lợi dụng gỗ thấp.
- Gia công uốn nén còn được gọi là gia công uốn thành hình, là phương
pháp dùng áp lực tác động lên gỗ nguyên hay ván mỏng đã được xử lý mềm
hóa để tạo thành các chi tiết có hình dạng cong.
Phương pháp này không những không làm giảm cường độ của chi tiết mà còn
làm tăng tỷ lệ lợi dụng gỗ, tăng chất lượng trang sức, thuận tiện cho sản xuất
chi tiết cong hàng loạt.
Vì cả hai phương pháp trên đều có những ưu nhược điểm nhất định,
cho nên việc tiến hành nghiên cứu công nghệ tạo chi tiết cong là một vấn đề
4
khá cấp thiết. Vì vậy, trong đề tài này, tôi tiến hành đi sâu tìm hiểu công nghệ
tạo chi tiết cong cho đồ mộc dân dụng và mỹ nghệ nói chung và tại công ty
cổ phần Đại Châu nói riêng, để từ đó có thể đưa ra được những giải pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất của công ty.
5
Chƣơng I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Lịch sử nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Xã hội phát triển, cuộc sống văn minh tất yếu kéo theo các sẩm phục
vụ cuộc sống phải hiện đại tương xứng. Là loại sản phẩm trực tiếp phục vụ
cuộc sống của con người, sản phẩm mộc cũng không nằm ngoài quy luật lịch
sử tất yếu ấy.
Theo dòng thời gian, các sản phẩm mộc liên tục được ra đời với nhiều
loại chất liệu, kiểu dáng, công dụng khác nhau và ngày càng được nâng cao.
Ngày nay các sản phẩm mộc đã thực sự rất đa dạng và phong phú. Với mỗi
nền văn hoá, một khu vực địa lý hay một thời kỳ lịch sử lại có những loại sản
phẩm mộc riêng biệt. Càng về sau, do đời sống tinh thần và vật chất của con
người càng ngày càng cao vì thế mà nhu cầu thẩm mỹ càng trở nên khắt khe
hơn, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế phát triển như Pháp, Mỹ, Đức...
Chính vì thế mà công tác thiết kế sản phẩm mộc và công tác chế biến lâm sản
phục vụ sản xuất đồ mộc ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết.
Do là một kiểu chi tiết khó có thể thiếu trong cấu tạo của mỗi sản phẩm
mộc, cho nên công nghệ sản xuất tạo các chi tiết cong đã được nhiều nước
trên thế giới quan tâm nghiên cứu và triển khai đi vào sản xuất.
Về cơ bản thì có hai cách để tạo ra chi tiết cong cho gỗ và các vật liệu
từ gỗ là:
- Xẻ gỗ thành các chi tiết cong theo phương pháp truyền thống, nếu
cần sau đó tiếp tục ghép các chi tiết này lại với nhau để tạo ra những chi tiết
có bán kính cong đa dạng hơn.