Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
TRẦN NGỌC TRUNG
KHÁNG NGHỊ VÀ GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ
VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỐ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH
KHÁNG NGHỊ VÀ GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ
VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số Cn: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
Học viên: Trần Ngọc Trung
Lớp: Cao học luật, Bình Thuận Khóa 2
TP. HỐ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự giúp đỡ
của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo sự tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai công cố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
Trần Ngọc Trung
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƢỢC VIẾT TẮT
1 CHV Chấp hành viên
2 CQTHADS Cơ quan Thi hành án dân sự
3 KSV Kiểm sát viên
4 LTCVKSND Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014
5
LTHADS Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ
sung năm 2014
6 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP
Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17
tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành
án dân sự
7 Quy chế
Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân
sự kèm theo Quyết định số 810/QĐVKSTC-V11 ngày 20.12.2016 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về
việc ban hành quy chế công tác kiểm sát thi
hành án dân sự, thi hành án hành chính
8
Quyết định số 810/QĐVKSTC-V11
Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày
20.12.2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế
công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi
hành án hành chính
9 THA Thi hành án
10 THADS Thi hành án dân sự
11 VKS Viện kiểm sát
12 VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ................................6
1.1. Đối tƣợng và căn cứ kháng nghị ............................................................. 6
1.2. Trình tự kháng nghị.............................................................................. 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................26
CHƢƠNG 2. GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....27
2.1. Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát................................................... 27
2.2. Chế tài trong kháng nghị về thi hành án dân sự................................... 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................44
KẾT LUẬN..............................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm sát thi hành án dân sự là một trong những công tác thực hiện chức năng
kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo các bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng phải thi hành ngay
của Tòa án được thi hành đầy đủ kịp thời, đúng pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị,
xã hội, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của Bộ máy Nhà nước, đặc biệt là của hệ
thống các cơ quan tư pháp.
Kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự là một trong số các chức năng của
Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hoạt động
kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự nhằm đảm bảo mọi hoạt động thi hành án dân
sự của Cơ quan Thi hành án dân sự được thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật thi hành án dân sự, đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự. Theo quy định tại
khoản 1, Điều 5; khoản 8, Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014,
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kháng nghị đối với những hành vi và quyết
định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; cơ quan và người có thẩm
quyền phải giải quyết kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của
pháp luật.
Qua nghiên cứu quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật kháng nghị và giải
quyết kháng nghị về thi hành án dân sự, có một số bất cập sau:
Một là, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với quyết định,
hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự cùng cấp và
cấp dưới theo quy định của pháp luật chưa thật sự phù hợp;
Hai là, việc xác định như thế nào là vi phạm nghiêm trọng, như thế nào là vi
phạm ít nghiêm trọng làm căn cứ kháng nghị chưa được xác định cụ thể, rõ ràng là
trở ngại cho công tác kháng nghị;
Ba là, chế tài đối việc không thực hiện kháng nghị, kháng nghị không có căn
cứ pháp luật vẫn chưa được pháp luật quy định làm cho việc thực hiện kháng nghị
không nghiêm hoặc việc kháng nghị không hiệu quả;
Bốn là, hoạt động trả lời kháng nghị chưa được quy định cụ thể về chủ thể
thực hiện và trách nhiệm của việc trả lời kháng nghị.
2
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Kháng nghị và giải quyết kháng
nghị về thi hành án dân sự” làm đề tài luận văn thạc s luật học của m nh
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động của
Cơ quan Thi hành án dân sự đã c nhiều tác giả nghiên cứu và nhận t dưới nhiều
góc độ khác nhau, c thể kể đến như:
- o tr n u t thi hành án dân sự của Trường Đại học Luật thành phố
Ch Minh, Nxb. ng Đức – Hội luật gia Việt Nam năm 2017, Bình lu n Lu t
Thi hành án dân sự của Hoàng Thị Thanh Hoa, H Quân Chính, Nguyễn Văn
Ngh a, Nxb. Tư pháp năm 2019. Các công trình này đã phân t ch, nghiên cứu, làm
r các vấn đề liên quan đến thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân
đối với hoạt động của Cơ quan Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, do giáo tr nh này
được biên soạn nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo chuyên
ngành Luật nên chưa phân t ch chuyên sâu về kháng nghị và giải quyết kháng nghị
về thi hành án dân sự một cách cụ thể, chi tiết mà ch dừng lại phần l luận nghiên
cứu chung.
- Hoàng Thế Anh (2015), “ m sát thi hành án dân sự”, luận án tiến s ,
Trường đại học quốc gia Hà Nội trong luận án này tác giả đã cơ bản làm rõ được cơ
sở lý luận về công tác thi hành án dân sự và giám sát thi hành án dân sự, đ ng thời
phân tích, làm rõ nhiệm vụ giám sát của các chủ thể liên quan như: Nhân dân, Quốc
hội và Hội đ ng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng với thực
trạng giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù đề tài rất rộng, liên
quan đến nhiều đối tượng nghiên cứu nhưng luận án là tài liệu rất tốt cho tác giả
nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn;
- Lê V nh Châu (2017), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình qua ba
trường hợp thi hành án dân sự” Báo Dân chủ và Pháp lu t, số 07 (300)/2017, Tr 40-
46. Tác giả trình bày vấn đề liên quan đến các giao dịch giữa người phải thi hành án
dân sự với người thứ ba ngay tình để làm rõ việc cần phải bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình trong hoạt động thi hành án dân sự. Đây là công trình giúp
tác giả xác định về giao dịch liên quan đến việc thi hành án dân sự và căn cứ để
kháng nghị về thi hành án;
- Nguyễn Đức Hiếu (2015), “Bàn về việc kiểm sát sự tuân theo pháp luật
trong thi hành án dân sự đối với việc ra quyết định thi hành án, yêu cầu cấp dưỡng
nuôi con”, Tạp chí kiểm sát, số 21/2015, Tr.40-42. Tác giả nêu quan điểm bất đ ng