Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1094

Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

  

LÊ SƠN ĐÔNG

KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Văn Thanh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Thanh. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Sơn Đông

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. .1

CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁM NGHIỆM HIỆN

TRƢỜNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .................................. 5

1.1. Nhận thức chung về hiện trƣờng và khám nghiệm hiện trƣờng trong

Tố tụng hình sự.................................................................................................... 5

1.1.1. Nhận thức về hiện trường............................................................................ 5

1.1.2. Nhận thức về khám nghiệm hiện trường................................................... 14

1.2. Lịch sử khám nghiệm hiện trƣờng trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam. .28

1.2.1. Trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988...................................... 28

1.2.2. Khám nghiệm hiện trường theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 ........ 29

1.2.3. Khám nghiệm hiện trường theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ........ 30

1.3. Khám nghiệm hiện trƣờng trong pháp luật Tố tụng hình sự một số

nƣớc trên thế giới .............................................................................................. 32

1.3.1. Quy định về khám nghiệm hiện trường trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Liên Bang Nga .................................................................................................... 32

1.3.2. Quy định về khám nghiệm hiện trường trong Luật Tố tụng hình sự

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ................................................................. 36

CHƢƠNG II. KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG TRONG BỘ LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP

DỤNG ................................................................................................................. 39

2.1. Cơ sở pháp lý của khám nghiệm hiện trƣờng theo quy định của Bộ

luật Tố tụng hình sự Việt Nam và mối quan hệ phối hợp giữa các lực

lƣợng trong khám nghiệm hiện trƣờng........................................................... 39

2.1.1. Cơ sở pháp lý của khám nghiệm hiện trường theo quy định của Bộ luật

Tố tụng hình sự Việt Nam................................................................................... 39

2.1.2. Chủ thể tham gia trong khám nghiệm hiện trường ................................... 42

2.1.3. Mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong khám nghiệm hiện trường... 44

2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp khám nghiệm hiện trƣờng trong Tố

tụng hình sự Việt Nam...................................................................................... 45

2.3. Đánh giá nhận xét về luật thực định và thực tiễn áp dụng .................... 56

CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN,

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................................... 62

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả khám nghiệm hiện

trƣờng trong Tố tụng hình sự Việt Nam......................................................... 62

3.2. Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả khám nghiệm hiện trƣờng

trong Tố tụng hình sự Việt Nam...................................................................... 64

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định trong pháp luật Tố tụng hình sự........ 64

3.2.2. Giải pháp tăng cường quan hệ phối hợp và nâng cao nhận thức của Cơ

quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.............................................. 68

3.2.3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo khám nghiệm hiện trường.......... 70

3.2.4. Phát huy biện pháp khoa học kỹ thuật phục vụ khám nghiệm hiện trường..... 72

KẾT LUẬN........................................................................................................ 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện trên

tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội nhằm thực hiện mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cùng với sự

phát triển, thay đổi mạnh mẽ cả về mặt kinh tế và xã hội của đất nước thì tình

hình diễn biến của các hành vi vi phạm pháp luật, các loại tai-tệ nạn xã hội,

đặc biệt là các loại tội phạm có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp về

số lượng lẫn phương thức thủ đoạn ngày càng đa dạng, tinh vi, xảo quyệt.

Việc tội phạm sử dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới vào hành

vi phạm tội của mình đòi hỏi công tác điều tra, khám phá tội phạm cũng cần

đổi mới về phương tiện và cách thức điều tra.

Ngày nay, đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tra và chứng

minh hành vi phạm tội là chứng cứ thu được ở hiện trường các vụ án. Hiện

trường là nơi lưu giữ nguồn chứng cứ vật chất quan trọng đối với bất kỳ một

vụ việc mang tính hình sự nào. Mỗi hành vi được thực hiện đều gây ra những

tác động lên thế giới vật chất xung quanh. Do đó, dù muốn hay không thì một

hành vi phạm tội khi được thực hiện cũng sẽ để lại ở hiện trường những dấu

vết. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đều nhận thức rõ tầm quan trọng

của việc chứng minh các chứng cứ thu được ở hiện trường có giá trị cao trong

việc chứng minh tội phạm và người phạm tội.

Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra nhằm phát hiện

xem xét, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết

của vụ án. Việc phân tích, đánh giá các dấu vết, vật chứng thu được từ hiện

trường vụ án, những nhận định về đối tượng gây án thông qua thủ đoạn gây

án, nhận định về diễn biến của vụ án,... là cơ sở quan trọng giúp cho cơ quan

điều tra xác định đúng hướng trong quá trình điều tra vụ án, giúp điều tra viên

xây dựng giả thiết điều tra sát thực tế diễn biến của vụ án đã xảy ra, lựa chọn

những chiến thuật, biện pháp điều tra tiếp theo đạt hiệu quả cao.

2

Tuy nhiên, có một thực trạng hiện nay là khám nghiệm hiện trường tuy

có vai trò rất lớn trong quá trình điều tra giải quyết vụ án nhưng trong công

tác thực tiễn hoạt động khám nghiệm hiện trường vẫn còn bộc lộ nhiều bất

cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thực trạng trên do nhiều

nguyên nhân gây ra như: việc nhận thức về tầm quan trọng của công tác khám

nghiệm hiện trường chưa cao, công tác khám nghiệm hiện trường chưa được

quan tâm đúng mức, pháp luật quy định về khám nghiệm hiện trường chưa

hoàn thiện, còn nhiều bất cập, chồng chéo nhau, sự phối hợp giữa các lực

lượng trong khám nghiệm hiện trường chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ,…

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện

những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác khám nghiệm hiện trường

nhằm đưa ra những đề xuất để góp phần định hướng hoàn thiện các quy định

của pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khám nghiệm

hiện trường trong tố tụng hình sự Việt Nam là cần thiết. Chính vì vậy, việc

lựa chọn nghiên cứu đề tài “Khám nghiệm hiện trường trong Tố tụng hình

sự Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ luật học là hoàn toàn mang tính cấp thiết

và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu

Khám nghiệm hiện trường được nhiều nhà khoa học trong nước và trên

thế giới quan tâm. Ở nước ta, việc nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp hoàn

thiện, nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường có đề tài nghiên

cứu của các tác giả sau:

- Nguyễn Văn Hà: “Công tác thu thập, nghiên cứu và đánh giá dấu vết

hình sự tại hiện trường các vụ trộm cắp tài sản tại địa bàn thành phố Hà Nội￾Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả” luận văn Thạc sĩ luật học,

Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2003.

- Lê Hải Âu: “Tổ chức hoạt động khám nghiệm hiện trường có người

chết chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” luận văn

Thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2003.

3

- Tạ Quang Thanh: “Khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp tài sản

tại địa bàn tỉnh Thái Bình, thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả”

luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2005.

- Trương Công Khoa: “Hoạt động khám nghiệm hiện trường trong Tố

tụng hình sự Việt Nam (Từ thực tiễn các vụ án tai nạn giao thông đường bộ)”

luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm

2006.

Các đề tài nghiên cứu về hoạt động khám nghiệm hiện trường đã nêu

trên chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ khoa học điều tra hình sự, chưa nghiên

cứu một cách đầy đủ, toàn diện về hoạt động khám nghiệm hiện trường dưới

góc độ của khoa học tố tụng hình sự. Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ

thống và toàn diện đề tài “Khám nghiệm hiện trường trong Tố tụng hình sự

Việt Nam” là cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, xác định làm rõ những vấn đề có tính lý luận

chung của công tác khám nghiệm hiện trường. Đánh giá đúng thực trạng cũng

như làm rõ những nguyên nhân tồn tại, những bất cập trong quá trình thực

hiện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt

động khám nghiệm hiện trường.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu của đề

tài

- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động khám nghiệm hiện trường trong

Tố tụng hình sự Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ hoạt động khám nghiệm hiện trường từ

năm 2007 đến năm 2011.

- Phương pháp nghiên cứu: đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương

pháp luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những quan điểm

của Đảng và nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền và về Chiến lược

cải cách tư pháp. Thể hiện bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: hệ

thống hóa, tổng hợp tài liệu, thống kê hình sự, phân tích, so sánh, tham khảo

chuyên gia…

4

5. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có:

- Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; tình hình nghiên cứu đề tài;

mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp luận và phương

pháp nghiên cứu đề tài; ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài và cơ cấu của đề

tài.

- Phần nội dung có ba chương:

+ Chương 1: Những vấn đề lý luận về khám nghiệm hiện trường trong

Tố tụng hình sự Việt Nam.

+ Chương 2: Khám nghiệm hiện trường trong Bộ luật Tố tụng hình sự

Việt Nam năm 2003 và thực tiễn áp dụng.

+ Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả

khám nghiệm hiện trường trong Tố tụng hình sự Việt Nam.

- Kết luận.

Ngoài ra còn một số vấn đề khác: lời cam đoan, mục lục, danh mục tài

liệu tham khảo, phụ lục.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!