Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Khám nghiệm hiện trường theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ KIM HOÀNG
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh
Học viên : Lê Thị Kim Hoàng
Lớp : Cao học Luật, Phú Yên Khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Khám nghiệm hiện trường theo luật tố
tụng hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh. Những thông tin,
tài liệu trong Luận văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh
chứng có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Lê Thị Kim Hoàng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
CQĐT Cơ quan điều tra
KNHT Khám nghiệm hiện trường
VKS Viện kiểm sát
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CHỦ THỂ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƢỜNG THEO LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM..................................................................................7
1.1. Vấn đề nhận thức và pháp luật tố tụng hình sự về chủ thể khám nghiệm
hiện trƣờng .............................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chủ thể khám nghiệm hiện trường ............................7
1.1.2. Quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chủ thể khám nghiệm
hiện trường..........................................................................................................11
1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về các chủ thể trong hoạt động khám
nghiệm hiện trƣờng..............................................................................................18
1.2.1. Tình hình áp dụng pháp luật về chủ thể tiến hành khám nghiệm hiện
trường..................................................................................................................18
1.2.2. Những hạn chế trong áp dụng pháp luật về chủ thể tiến hành khám
nghiệm hiện trường và nguyên nhân...................................................................21
1.3. Các biện pháp đối với chủ thể khám nghiệm hiện trƣờng........................28
1.3.1. Biện pháp hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với chủ thể
khám nghiệm hiện trường ...................................................................................28
1.3.2. Các biện pháp khác liên quan đến các chủ thể khám nghiệm hiện trường
.............................................................................................................................31
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................33
CHƢƠNG 2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA KHÁM NGHIỆM HIỆN
TRƢỜNG THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM .............................34
2.1. Vấn đề nhận thức và pháp luật tố tụng hình sự về các hoạt động cụ thể
của khám nghiệm hiện trƣờng............................................................................34
2.1.1. Vấn đề nhận thức về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường
.............................................................................................................................34
2.1.2. Pháp luật tố tụng hình sự về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện
trường..................................................................................................................36
2.2. Thực tiễn thực hiện các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trƣờng
vụ án hình sự.........................................................................................................41
2.2.1. Tình hình tiến hành các hoạt động cụ thể của khám nghiệm hiện trường
vụ án hình sự.......................................................................................................41
2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn tiến hành các hoạt động cụ thể của khám
nghiệm hiện trường và nguyên nhân...................................................................43
2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả tiến hành các hoạt động cụ thể của
khám nghiệm hiện trƣờng...................................................................................52
2.3.1. Biện pháp hoàn thiện pháp luật về các hoạt động cụ thể của khám nghiệm
hiện trường..........................................................................................................52
2.3.2. Một số kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động cụ thể
của khám nghiệm hiện trường ...........................................................................53
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................55
KẾT LUẬN..............................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khám nghiệm hiện trường (KNHT) là một hoạt động điều tra trong TTHS
nhằm xem xét, phát hiện, ghi nhận dấu vết của tội phạm để lại hiện trường vụ án.
KNHT được coi là một trong những biện pháp điều tra ban đầu và có thể được tiến
hành từ rất sớm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Với vai trò là một trong số
ít các biện pháp điều tra có thể thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án,
KNHT giúp cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, thu thập những chứng cứ ban đầu của
vụ án, phục vụ cho việc điều tra, làm rõ vụ việc sau đó. Thông qua hiện trường, cơ
quan tiến hành tố tụng có thể đưa ra những nhận định, đánh giá ban đầu về tính
chất, phương pháp, cách thức, thời điểm thực hiện tội phạm, những công cụ,
phương tiện được sử dụng cũng như nhiều thông tin cần thiết khác cho việc giải
quyết vụ án. Dựa trên kết quả KNHT ban đầu, CQĐT xem xét, nghiên cứu và ra
quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự cũng như lập ra kế hoạch điều
tra phù hợp trong giai đoạn tiếp theo của vụ án. Có thể nói, hiệu quả của hoạt động
điều tra bị chi phối ở mức độ đáng kể bởi kết quả KNHT, thậm chí trong nhiều
trường hợp kết quả KNHT mang tính chất quyết định đối với hiệu quả của hoạt
động điều tra. Trong nhiều vụ án, nếu không khám nghiệm hoặc KNHT không đúng
yêu cầu hoặc sai sót sẽ làm cho quá trình điều tra vụ án gặp khó khăn, thậm chí bế
tắc, hoặc cũng có thể để lọt tội phạm hoặc dẫn đến những nhận định sai lầm, làm
oan người vô tội, trong khi nếu việc KNHT được thực hiện một cách có hiệu quả sẽ
giúp cho việc xác định phương hướng điều tra chính xác.
Để hoạt động KNHT đạt hiệu quả cao, giúp thu thập các tài liệu, dấu vết, đồ
vật có liên quan đến tội phạm một cách chính xác, đầy đủ, khách quan, cần phải có
các quy định pháp luật hoàn thiện về vấn đề này, từ đó tạo cơ sở pháp lí vững chắc
cho các chủ thể có thẩm quyền trong việc thực hiện khám nghiệm trên thực tế. So
với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có sự hoàn thiện hơn trong quy
định về biện pháp KNHT. Các chủ thể tham gia vào quá trình KNHT đã được bổ
sung và quy định một cách rõ ràng hơn. Các hoạt động hay chức năng, nhiệm vụ
của các chủ thể có thẩm quyền trong quá trình khám nghiệm cũng được quy định cụ
thể hơn và được hướng dẫn chi tiết hơn trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều
này đã tạo nên cơ sở pháp lí vững chắc để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện một
cách có hiệu quả hoạt động KNHT trên thực tế, từ đó góp phần vào kết quả của hoạt
động điều tra, giải quyết vụ án.