Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch tại đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ỌC N N
ỌC SƢ P M
K OA LỊC SỬ
K ÓA LUẬN TỐT N ỆP ỌC
Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát
triển du lịch tại à Nẵng
Sinh viên thực hiện : Tăng Chánh Tín
Ngƣời hƣớng dẫn : Lê Thị Thu iền
à Nẵng, tháng 5/ 2013
2
MỤC LỤC
P ẦN MỞ ẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................5
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................................6
7. Cấu trúc của đề tài ..........................................................................................................6
P ẦN NỘ DUN ............................................................................................................7
C ƢƠN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN .......................................................7
1.1. Tổng quan về nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam ...................................7
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................................7
1.1.2. Phân loại âm nhạc truyền thống Việt Nam................................................................ 11
1.1.3. Phân vùng âm nhạc cổ truyền Việt Nam................................................................... 13
1.1.4. Một số đặc điểm chính .............................................................................................. 15
1.2. Nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại à Nẵng....................................................... 16
1.2.1. Đôi nét về lịch sử hình thành, phát triển ................................................................... 16
1.2.2. Phân loại .................................................................................................................... 19
1.2.2.1. Các điệu lý, hò, đồng dao, hát ru ........................................................................... 20
1.2.2.2. Nghệ thuật tuồng .................................................................................................... 22
1.2.2.3. Nghệ thuật bài chòi ................................................................................................ 23
1.2.2.4. Các thể loại âm nhạc gắn với tín ngưỡng, lễ hội truyền thống ............................. 24
1.3. Khái quát về du lịch à Nẵng ................................................................................... 28
1.4. Kinh nghiệm về kết hợp nghệ thuật âm nhạc truyền thống trong du lịch ở
trong nƣớc và thế giới ....................................................................................................... 32
1.4.1. Kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới................................................................ 32
1.4.2. Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước ....................................................... 34
3
C ƢƠN 2: T ỰC TR N K A T ÁC N Ệ T UẬT ÂM N C
TRUYỀN T ỐN V O P ÁT TR ỂN DU LỊC T N N .......................... 37
2.1. Một số địa chỉ gắn với nghệ thuật âm nhạc truyền thống ...................................... 37
2.1.1. Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh ............................................................................. 37
2.1.3. Nhà hát Trưng Vương ............................................................................................... 40
2.1.4. Một số câu lạc bộ....................................................................................................... 41
2.1.5. Các hoạt động văn hoá, lễ hội truyền thống .............................................................. 43
2.2. Các giá trị của nghệ thuật âm nhạc truyền thống đƣợc khai thác vào du lịch..... 47
2.2.1. Giá trị về văn hoá, nghệ thuật.................................................................................... 47
2.2.2. Giá trị về sản phẩm lưu niệm .................................................................................... 49
2.3. Thực trạng công tác khai thác âm nhạc truyền thống trong phát triển du
lịch tại à Nẵng................................................................................................................. 51
2.3.3.1. Các thể loại âm nhạc truyền thống được khai thác ................................................ 53
2.3.3.2. Số lượng, thành phần khách ................................................................................... 54
2.3.3.3. Thời gian, địa điểm phục vụ................................................................................... 56
2.3.3.4. Doanh thu, lực lượng phục vụ ............................................................................... 57
2.3.3.5. Một số thuận lợi và khó khăn ................................................................................. 58
C ƢƠN 3: MỘT SỐ Ả P ÁP N ẰM K A T ÁC ỆU QUẢ N Ệ
T UẬT ÂM N C TRUYỀN T ỐN V O P ÁT TR ỂN DU LỊC T
N N ................................................................................................................................ 63
3.1. Giải pháp về nghiên cứu, tôn vinh ............................................................................... 63
3.2. Giải pháp về nguồn vốn, nguồn nhân lực .................................................................... 65
3.3. Giải pháp về quảng bá, tuyên truyền ........................................................................... 66
3.4. Giải pháp về dàn dựng những chương trình nghệ thuật đặc sắc .................................. 68
3.5. Giải pháp về xây dựng các sản phẩm lưu niệm gắn với âm nhạc truyền thống........... 70
3.6. Giải pháp hợp tác với các công ty du lịch, lữ hành trong việc khai thác âm nhạc
truyền thống vào phát triển du lịch...................................................................................... 71
P ẦN KẾT LUẬN............................................................................................................ 73
T L ỆU T AM K ẢO................................................................................................. 74
P Ụ LỤC
4
DAN MỤC BẢN B ỂU
Bảng Tên bảng
Bảng 1 Danh sách các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu cao quý
Bảng 2 Chương trình biểu diễn phục vụ du khách của nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh
5
P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những con đường đi thẳng vào tâm hồn con người là âm nhạc. Chính
loại hình nghệ thuật được diễn tả bằng âm thanh này đã góp phần quan trọng trong
việc giữ gìn mạch nguồn truyền thống của văn hoá dân tộc qua bao thăng trầm của lịch
sử. Các loại hình âm nhạc truyền thống với sức sống mãnh liệt của mình đã luôn đồng
hành cùng dân tộc, vượt qua bao thử thách, đồng hoá của ngoại bang để giữ gìn bản
sắc và phát huy giá trị ngay ở thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Xứ Quảng nói chung và Đà Nẵng nói riêng là mảnh đất sản sinh và nuôi dưỡng
nhiều loại hình âm nhạc truyền thống. Tính cách chân thành, bộc trực của cư dân chốn
“đầu biển cuối sông” cùng sự sáng tạo nghệ thuật, ý thức bảo tồn văn hoá dân tộc đã
khiến cho mảnh đất này trở thành một trong không nhiều không gian văn hoá tạo dựng
được một bản sắc riêng trong nghệ thuật âm nhạc cổ truyền.
Trong thời đại ngày nay, khi du lịch đã vượt khỏi khuôn khổ của một hoạt động
thỏa mãn nhu cầu đơn thuần về giải trí, nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ mà trở thành cầu
nối tinh thần, kết nối tâm hồn trong niềm khát khao, mong mỏi được khám phá những
giá trị văn hoá độc đáo của mỗi vùng đất, mỗi địa phương nơi diễn ra hoạt động du
lịch. Và nghiễm nhiên, âm nhạc truyền thống - một phần không thể thiếu cấu thành
nên đặc trưng văn hoá của mỗi địa phương, trở thành địa chỉ mà du khách không thể
bỏ qua.
Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch là vấn đề được
ngành du lịch của nhiều nước trên thế giới quan tâm. Các quốc gia như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản… từ khá sớm đã khai thác âm nhạc truyền thống của dân tộc
mình trong phát triển du lịch như Kinh kịch của Trung Quốc, Pansori của Hàn Quốc
hay Gagaku, Nô của Nhật Bản. Ở Việt Nam, những địa phương có truyền thống văn
hoá như Hà Nội, Huế, Hội An… đã kết hợp nhiều loại hình âm nhạc cổ truyền vào
trong các tour, tuyến du lịch mang lại nhiều sắc màu mới lạ trong hệ thống sản phẩm
du lịch.
6
Với Đà Nẵng, trung tâm du lịch của miền Trung – Tây Nguyên, yêu cầu về việc
đa dạng hoá các loại hình du lịch và tạo ra những sản phẩm du lịch mới là yêu cầu
sống còn đối với ngành du lịch của thành phố trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
với nhiều trung tâm du lịch trên cả nước. Những sản phẩm du lịch mới mẻ gần đây
như pháo hoa, dù bay, âm nhạc đường phố… phần nào đã tạo được không khí sôi
động cho du lịch thành phố. Tuy vậy, du lịch Đà Nẵng dường như vẫn còn thiếu chiều
sâu khi chưa đi vào khai thác giá trị văn hoá truyền thống mà Đà Nẵng không hề thua
kém những địa phương lân cận, trong đó có âm nhạc truyền thống với nghệ thuật
tuồng lịch sử hàng trăm năm, những thể loại bài chòi, hát sắc bùa, hát bả trạo độc đáo
cùng hệ thống hò, vè, lý, đồng dao… vô cùng phong phú và đa dạng.
Với mong muốn tìm hiểu về nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại Đà Nẵng cùng
khả năng khai thác chúng vào hoạt động du lịch của thành phố, tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài “Khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch tại Đà
Nẵng” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nghệ thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam là đề tài nhiên cứu của nhiều học giả
từ khá sớm. Trong nhiều tác phẩm sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học đã trình bày
khá chi tiết, cụ thể về lịch sử lâu đời, sự đa dạng về thể loại và nhiều giá trị đặc sắc của
âm nhạc truyền thống Việt Nam.
GS.TS Trần Văn Khê, chuyên gia hàng đầu về âm nhạc truyền thống Việt Nam
trong nhiều tác phẩm của mình như “Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt
Nam”, NXB Trẻ năm 2005 đã trình bày rất thuyết phục về lịch sử hình thành, lai lịch,
sức sống mãnh liệt và những giá trị đặc sắc cùng sức hấp dẫn của âm nhạc truyền
thống Việt Nam. Giáo sư Trần Văn Khê đã bày tỏ niềm mong mỏi, khát khao nghệ
thuật âm nhạc truyền thống Việt Nam được giới thiệu, quảng bá đến bè bạn các nước
trên thế giới qua nhiều kênh khác nhau, trong đó, du lịch là một phương tiện hữu hiệu.
Cũng GS Trần Văn Khê trong bài viết “Âm nhạc trong du lịch” đăng trên trang
Web tranvankhe.vn đã đưa ra nhiều giải pháp, ý tưởng hay để có thể khai thác, kết hợp
âm nhạc truyền thống trong du lịch từ khi đón khách tại sân bay, ở nơi lưu trú cho đến
các địa điểm du lịch.
Tác giả Mai Hoa trong bài báo: “Đưa nghệ thuật truyền thống vào du lịch: Cần
sự bắt tay từ hai phía” đăng trên báo Công thương ngày 23/4/2012 đã đưa ra ví dụ về
7
sự thành công của một số đơn vị trong khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào
phát triển du lịch. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân lý giải cho việc
còn nhiều hạn chế trong gắn kết âm nhạc truyền thống trong du lịch như điều kiện cơ
sở vật chất, giao thông, rào cản văn hoá, ngôn ngữ hay lịch trình biểu diễn không phù
hợp.
Tại Đà Nẵng, với vai trò quan trọng của Hội văn nghệ dân gian thành phố cùng
nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết như cố nhà văn Nguyễn Văn Xuân, nhạc sĩ Trần
Hồng, Trương Đình Quang, tác giả Võ Văn Hoè, Hoàng Hương Việt… âm nhạc
truyền thống Đà Nẵng đã được nghiên cứu một cách có hệ thống, nhiều đầu sách có
giá trị đã ra đời như “Tổng tập văn hoá, văn nghệ dân gian đất Quảng” (2001) của
nhóm tác giả Võ Văn Hoè, Hoàng Hương Việt, Bùi Văn Tiếng, NXB Đà Nẵng; tác
phẩm “Văn hoá dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng” (2008) do tác giả Võ Văn Hoè chủ
biên, NXB Đà Nẵng; tác phẩm “Văn hoá dân gian Đà Nẵng, cổ truyền và đương đại”
(2010) của Hội văn nghệ dân gian Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng; NXB Đà Nẵng. Nhạc sĩ
Trần Hồng với hàng loạt tác phẩm khảo cứu về âm nhạc truyền thống xứ Quảng như
“Những điệu hò xứ Quảng”, “Hát bả trạo”, “Hát sắc bùa”, “Hò đưa linh”, “Âm
nhạc kịch dân ca”…
Đối với việc khai thác âm nhạc truyền thống vào du lịch Đà Nẵng, nhiều nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhận định về tính khả thi của ý tưởng này.
Tác giả Tú Phương trong bài báo “Đưa tuồng cổ vào phục vụ du khách” đăng
trên báo Tuổi trẻ ngày 23/12/2009 đã trình bày về mục tiêu đưa âm nhạc truyền thống,
cụ thể là nghệ thuật tuồng vào du lịch Đà Nẵng với vai trò của nhà hát tuồng Nguyễn
Hiển Dĩnh, nội dung chương trình phục vụ du khách cũng như đối tượng khách chủ
yếu.
Gần đây, ngày 9/11/2012, tác giả N.D với bài báo “Đưa tuồng đến với du khách”
trên báo Đà Nẵng đã thể hiện rõ những nỗ lực của các cấp ngành thành phố trong việc
đưa âm nhạc truyền thống vào trong phát triển du lịch, những khó khăn gặp phải trong
quá trình phục vụ cũng như một số giải pháp trong thời gian đến.
Một điều có thể nhận thấy, mặc dù đã đưa vào khai thác nhưng việc đưa nghệ
thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch của thành phố vẫn còn nhiều điều
phải suy ngẫm. Chương trình nghệ thuật phục vụ khách còn khá đơn điệu, chủ yếu là
8
tuồng, một số điệu múa Chăm mà chưa khai thác hết sự phong phú, đa dạng và đặc sắc
của âm nhạc truyền thống Đà Nẵng.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi đã cố
gắng tìm tòi, tổng hợp, tìm ra thực trạng và đưa ra một số giải pháp để có thể khai thác
có hiệu quả nghệ thuật âm nhạc truyền thống vào phát triển du lịch tại Đà Nẵng, góp
phần vào sự phát triển của vấn đề.
3. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu về khả năng khai thác nghệ thuật âm nhạc truyền thống trong phát
triển du lịch Đà Nẵng trước hết nhằm tìm hiểu về quá trình hình thành, sự đa dạng,
phong phú và tính đặc sắc của âm nhạc cổ truyền Đà Nẵng.
Từ đó, xác định được thực trạng của việc khai thác âm nhạc cổ truyền trong du
lịch Đà Nẵng hiện nay, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn. Trên cơ sở đó đưa ra các
nhóm giải pháp khả thi nhằm bảo tồn, khai thác hết giá trị của âm nhạc truyền thống,
mang đến cho du lịch thành phố một sản phẩm du lịch mới.
4. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại Đà
Nẵng, cụ thể là nghệ thuật tuồng, hát bài chòi, hát bả trạo, hát sắc bùa, hò đưa linh, các
thể loại hò, lý, hát ru, đồng dao… Trên cơ sở những giá trị đặc sắc của các thể loại ấy
cùng thực trạng hiện nay, đề xuất các giải pháp khai thác chúng nhằm phát triển du
lịch tại Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian
Nghệ thuật âm nhạc truyền thống Đà Nẵng nằm trong tổng thể văn nghệ dân gian
xứ Quảng, được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình định cư, lập nghiệp của
người Việt trên mảnh đất này. Đa phần các thể loại âm nhạc truyền thống ra đời gắn
liền với quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên và giao lưu cộng cảm của
con người. Âm nhạc truyền thống xứ Quảng được định hình chủ yếu vào khoảng cuối
thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, gắn liền với vương triều nhà Nguyễn và liên tục phát
triển cho đến ngày nay. Đó cũng chính là giới hạn thời gian của đề tài.
- Phạm vi không gian