Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

KHÁI QUÁT PHONG THỦY
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHÁI QUÁT PHONG THUỶ
Tôi thấy trên diền đàn phong thuỷ cũng như ngoài đời mỗi người một lý. Mỗi người đều mang một trường
phái mình học ra coi nó là độc tôn rồi chê bai phái khác là bàng môn ngoại đạo, Điều này vô cùng tai hại cho
hậu học. Họ chẳng biết phải theo ai học ai, vô hình đã làm cho môn phong thuỷ càng trở nên huyền bí hoặc
làm cho nhiều người thấy nghi hoặc không đủ tin tưởng vào môn này. Thật là buồn lắm lắm !
Tôi viết bài này nhằm hai mục đích, Một là muốn khẳng định phong thuỷ là một môn khoa học đã được
chứng nghiệm từ hàng nghìn năm. Hai là dùng chút kiến thức ít ỏi của tôi cung cấp một trong hàng nghìn
cách tiếp cận môn phong thuỷ qua sách vở, ngõ hầu có thể giúp các bạn yêu thích môn này đi sâu nghiên
cứu
1- Phong Thuỷ là một môn Khoa Học : Gồm ba phần
- Cơ sở lý luận
- Các chứng nghiệm
- Tại sao lại có người nghi hoặc môn phong thuỷ
a- Cơ sở lý luận : Từ hàng nghìn năm nay triết học phương đông, triết học cổ đại, triết học phương tây và
cả triết học của chủ nghĩa cộng sản ... cũng đều khẳng định rằng vạn vật đều hình thành và phát triển do sự
tồn tại của hai mặt "đối lập" hay nói khác đi là "âm và dương". Tuy vậy duy chỉ có triết học phương đông
hiểu rõ vật là gì , coi nó như một "vũ trụ" vận hành theo qui luật của tự nhiên và qui nó về một hệ cơ sở là
"Ngũ Hành"
Bài viết của tôi về "cơ sở lý luận" để viết đầy đủ sẽ rất dài không những thế bản thân tôi thấy không cần
thiết vì rất nhiều khái niệm cơ bản các bạn có thể tham khảo trong tác phẩm " Ứng dụng trường khí trong
đời sống và kiến trúc" cũng như các bài viết của các vị khác về "khí công", "Thiền", "Bùa chú" ....trong mục
khoa học huyền bí của diễn đàn này do vậy tôi sẽ chỉ đề cập các vấn đè mấu chốt. Với tinh thần như vậy tôi
xin tiếp tục
Nói là hệ cơ sở vì nhìn chung trên trái đất này có thể qui vạn vật vể năm hành cũng giống như trong thương
mại quốc tế người ta qui mọi đồng tiền của các nước về hệ cơ sở là đông đô la Mỹ vậy. Xét đến đối tượng
nghiên cứu cũng như các vấn đề cần giải quyết của khoa hoc phương đông thì với hệ cơ sở nay là đủ.
Bản thân "vật" là một thực thể tồn tại khách quan,hoàn toàn không phụ thuộc vào việc con người có nhận
biết được nó hay không vì "vật" tồn tại ở hai dạng "Hình và Khí". "Vật" cũng tồn tại ở hai dạng "hữu cơ và
vô cơ" nên khí cũng tồn tại ở hai dạng "hữu cơ và vô cơ". Đây chính là vấn đề mấu chốt của phong thuỷ.
Từ xa xưa cũng như ngày nay các khí công sư, các bậc chân tu...có thể nhìn thấy khí (trường năng lượng),
hơn nữa là với mọi màu sắc khác nhau. Xem khí của người để đoán mệnh, bệnh, Nhìn khí của hiện trường để
phá án . Các bạn chớ có kinh ngạc vì đó là nguyên lý "Có hình tất có khí" và "đã có khí rồi thì có hình". các
bậc cao nhân xưa đã nắm được đặc điểm khí có hình mà phát minh ra phép "Vọng Khí" dùng để lựa chọn
một cách tốt nhất trường khí của môi trường, chọn nơi tốt nhất để ở hoặc táng người thân.
Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng trong cả vũ trụ này "khí" tồn tại ở khắp mọi nơi nó chính là "hạt" cơ bản
cấu tạo nên vũ trụ. Bước tiếp theo ta xét đến trái đất "khí" tồn tại trong bầu khí quyển, Khí tới từ vũ trụ xa
sôi. Bản thân khí cũng chỉ là "vật" do vậy nó bao gồm khí âm và khí dương mà ta có thể qui về hệ cơ sở
"Thất sắc cửu khí" :
- Khí nhất bạch tham lang
- Khí nhị hắc cự môn
- khí tam bích lộc tồn
- khí tứ lục văn khúc
- khí ngũ hoàng liêm trinh
- khí lục bạch vũ khúc
- khí thất xích phá quân
- khí bát bạch tả phụ
- khí cửu tử hữu bật
Theo qui luật "có hình tất có khí" khí mang tính âm sẽ bị hấp thụ bởi các dỉnh núi cao rồi "thẩm thấu" theo
các mạch núi mà sau này ta gọi là "long"...
Cũng theo qui luật "có khí tất có hình" mà các long này sẽ dần biến đổi hình dạng cho phù hợp với "Khí" ở
trong nó chính vì thế mà các cao nhân xưa mới đưa ra các khái niệm "ngũ tinh ,cửu tinh..." trong phong
thuỷ khi xét về hình thế. Như vậy Khái niệm "khí" là mấu chốt của phong thuỷ xem ra là chưa đủ mà còn
phải xét đến hình vì cả hình lẫn khí mới là hai mặt của một vấn đề (nhất âm nhất dương chi vị đạo)
Một vấn đề lớn nữa phải chú ý là tính chất của "khí". Khí bị nước hấp thụ hay nói khác đi "khí" gặp nước thì
dừng. Như người viết đã đề cập một lần "Khí" là dương thì "hình" là âm. Bản thân hình gồm núi (long) và
nước thì núi là âm mà nước là dương (phù hợp qui luật trong âm có dương trong dương có âm) do vậy
phong thuỷ địa đạo luôn luôn phải nhớ câu "sơn thuỷ hữu tình"
Theo qui luật "cô âm bất sinh thuần dương bất phát" thì chỉ khi có đủ âm dương thì mới động dục mà sinh
sản nên những nơi "sơn hoàn thuỷ bão" thì nhiều khả năng có địa "kết", nói nhiều khả năng vì vẫn chưa đủ
điều kiện. Tại sao vậy? Vì như đã nói ở trên "khí" mang tính âm thẩm thấu qua "long" đi mãi cho đến nơi kết
sẽ đột (âm) khởi kết huyệt và rất nhiều các ứng "tinh". Các ứng tinh này sẽ có vai trò "ăng ten" thu các khí
mang tính dương trên không trung. Kết quả âm dương thiên địa giao hoà mà kết huỵêt. Các cao nhân xưa
quả thật vô cùng thâm sâu khi đưa ra nhận định "chứng ứng" ứng với thiên tinh trên trời khiến cho nhiều hậu
học không đủ cơ duyên chẳng biết đâu mà lần....
Tương tự như vậy "Khí" mang tính dương cũng thẩm thấu... và kết huyệt theo cơ chế tương tự song thể kết
có khác nhau ở chỗ "Nhũ đột" và "oa kiềm"
"Dương giáng âm thăng" phu gặp phụ kết thúc một chu trình của sự vân động.
Xét việc trong vũ trụ này ngoài "Thiên Địa" còn phải xét đến "Nhân" vì Thiên địa nhân là hợp nhất. Như đã đề
cập ở trên con người là "vật" là tiểu vũ trụ do vậy con người có hình có khí chỉ có khác là khí của con người
có tính "hữu cơ", có nguồn gốc từ tế bào, axit amin, albumin,nhân tế bào và đặc biệt là có nguồn gốc từ
axit deoxiribonucleic tức là mật mà di truyền ADN. Chính vì thế phong thuỷ không chỉ đề cập đến khí của
một cá nhân mà còn nói đến khí của cả một dòng họ
Xương sống của "trường khí dòng họ" cũng chính là mật mã di truyền của dòng họ đó.
Đặc điểm của "trường khí hữu cơ" ngoài các đặc điểm có tính chất sóng,hạt,năng lượng và định hướng còn
có hai đặc điểm rất rõ nét một là tính có thể khống chế, tức là chịu ý niệm khống chế. Đặc điểm này có thể
nhìn thấy được trong các thí nghiêm đo đạc trường năng lượng nhân thể, Trạng thái tinh thần có thể ảnh
hưởng đến độ mạnh yếu của của trường nhân thể. Hai là mức độ "thanh" hay "trọc" của "trường nhân khí"
là phụ thuộc vào bản tính "thiện" hay "ác" của cá nhân người có trường khí đó và cũng từ dó có ảnh hưởng
đến trường khí của dòng họ mà anh ta được sinh ra . Theo kinh nghiệm quan sát nhiều năm của người viết
các vị chân tu đã từ bỏ được tham sân si thường trông rất phúc hậu, sắc khí tươi nhuận, rất dễ gần và đặc
biệt trường khí của họ rất lớn có thể cải tạo được khí xấu của nơi mà họ sinh sống.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét đến cơ chế của sự kết phát. Theo người viết cơ chế của sự kết phát có hai
giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Người viết gọi giai đoạn này là giai đoạn hấp thụ trực tiếp, xẩy ra khi bản thân con người
(trường nhân thể) hấp thụ được khí tốt của môi trường "huyệt".Trung tâm "huyệt" đóng vai trò như một
"máy phát sóng truyền hình" và trường nhân thể đóng vai trò của "máy thu hình". Trường nhân thể nào có
cùng tần số lập tức bắt được sóng năng lượng của trung tâm huyệt một cách trực tiếp, như vậy càng ở gần
trung tâm huyệt sóng bắt được càng rõ nét và tương ứng mức độ kết phát càng lớn và càng dễ kết phát.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng không phải ai cũng có thể nhận được năng lượng này thậm chí là ở ngay
trung tâm phát sóng. Thêm nữa thường trung tâm phát sóng càng "tốt" năng lượng sóng càng "thanh" do
vậy trường nhân thể phải "thanh" mới có thể nhận được sóng tốt, điều này giải thích câu "tiên tích đức hậu
tầm long" cũng như qui luật nhân quả một cách rõ ràng
Giai đoạn 2 : người viết gọi là giai đoạn gián tiếp hấp thụ
Đối với người sống sau khi nhận được năng lượng sóng từ các trung tâm năng lượng truyền đến sau khi hấp
thụ một phần bản thân sẽ trở thành một trạm phát chuyển tiếp để truyền năng lượng đến các trường nhân
thể có quan hệ huyết thống khác trên cơ sở mật mã di truyền. Dĩ nhiên là các trường nhân thể càng "non
trẻ" càng dễ dàng hấp thụ năng lượng
Đối với người đã chết Xương, tóc.... là những thứ tồn tại ở dạng hình trong một thời gian dài sẽ là các trung
tâm tiếp nhận sóng và phát tiếp đến các trường nhân thể có quan hệ huyết thống cũng trên cơ sở mật mã
di truyền.
Với cơ chế như vậy to có rút ra hai nhận xét quan trọng sau :
1- Không nhất thiết phải đặt nhà,sống, táng ... tại trung tâm huyệt mới có sự kết phát ( tất nhiên thực tế lại
có khác không tiện giải thích). Tuy vậy nếu đặt đúng huyệt sự kết phát sẽ dễ dàng và lớn hơn rất
nhiều.Thêm nữa sự tiếp nhận sóng có giới hạn về không gian
2- Không phải ai, dòng họ nào cũng đều kết phát thậm chí đăt...tại huyệt mà chỉ có sự ứng hợp mới đẫn
đến kết phát cụ thể là huyệt tốt sẽ tìm nhừng trường nhân thể tốt của một dòng họ mà cho năng lượng.
Khoa học hiện đại ngày nay khi nghiên cưú các vấn đề thực tiễn thường dùng phương pháp mô hình hoá,
đơn giản hoá sau đó phát triển dần cho gần với mô hình thực tế rồi đem ra áp dụng. Các bài viết về phong
thuỷ cũng vậy, người viết thực ra từ đầu đến giờ đã đưa ra một mô hình đơn giản để dễ dàng cho việc
nghên cứu còn trong thực tế mô hình phong thuỷ còn phức tạp hơn gấp bội phần. Sự phức tạp của nó thể
hiện ở các điểm sau :
Một là "trường nhân thể" không đơn thuần chỉ là một trung tâm thu và phát năng lựơng sóng mà nó là một
"trường hữu cơ" với đầy đủ các tính chất phức tạp của nó mà người viết không dám và cũng không đủ hiểu
biết để có thể trình bày ở trên diễn đàn này. Hy vọng rằng một ngày nào đó, một ai đó có đủ "cơ duyên" dể
làm việc này
Hai là sự vận động của vũ trụ là không ngừng "không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông" do vậy các
"trung tâm năng lượng" là biến đổi không ngừng lúc mạnh, lúc yếu, lúc cát, lúc hung.... do vậy phong thuỷ
mới có khái niệm "vận" và "Mở huyệt, đóng huyệt"
Ba là sự kết hợp của hai "trung tâm năng lượng huyệt và trường nhân thể" là một cơ chế phức tạp không
đơn thuần như đã mô tả ở trên
Bốn là có tồn tại một cơ chế điều khiển của các trung tâm năng lượng
Năm là các trung tâm năng lượng có trung tâm "sống" và các trung tâm "chết"
Một câu hỏi được đặt ra là với mô hình trên, cách tiếp cận của phong thuỷ có khoa học không? Xin thưa
là hoàn toàn khoa học vì nó có cơ sở là qui luật, thực nghiệm và chứng nghiệm. Trước khi phân tích tiếp tính
khoa học của nó người viết xin nhắc lại một "tiên đề" vô cùng cũ kỹ đó là hà đồ và lạc thư với hai cơ số
thông suốt cả quá trình nghiên cứu của học thuật phương đông là cơ số 2 và 3. Ngày nay hầu như ai cũng
biết có hai khái niệm là qui luật phổ biến và qui luật xã hội trong đó qui luật phổ biến bao trùm qui luật xã
hội, nó tồn tại và vận động khách quan chi phối vạn vật trong vũ trụ không có giới hạn này. Khi xuất hiện
con người thì hình thành các qui luật xã hội, nó chi phối con người trong khuôn khổ củ vũ trụ quan (Qui luật
phổ biến). Quay lại với hà đồ và lạc thư, Hà đồ lấy cơ số 2 là cơ sở đại diện cho âm và dương (nhị
nguyên)chi phối mọi hoạt động của vũ trụ. Lạc thư lấy cơ số 3 là cơ sở đại diện cho thiên ,địa, nhân (tam
tài) chi phối mọi hoạt động của con người trong vũ trụ vì thế người xưa cho rằng Hà đồ ứng vói thiên tiên là
thể (là viên gạch), lạc thư ứng với hậu thiên là dụng ( là nhà, là trường học..) do vậy cơ số 3 được dùng là
cơ sở cho mọi ngiên cứu về phong thuỷ nói riêng và các môn học phương đông nói chung (VD :cửu cung
hay can vi thiên, chi vi địa, âm vi nhân ..). Nói như vậy không có nghĩa chúng ta loại bỏ cơ số 2 mà trong
quá trình nghiên cứu chúng vẫn không thể tách dời nhau.
Với hai tiên đề có tính phổ quát trên người xưa cho rằng xem và nghiên cứu phong thuỷ phải trên cơ sở :
HÌNH LÝ KHÍ SỐ MỆNH
Người viết sẽ lần lượt đi qua các cấu phần của HÌNH- LÝ KHÍ-SỐ-MỆNH