Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY
PT là một phần cấu thành của văn hóa Trung Hoa, có sự nguồn gốc sâu xa với học thuyết Đạo gia
Âm Dương ngũ hành. Tính khoa học (có ví dụ ở phần sau) và tác dụng thực tế của PT, cộng thêm
nhu cầu đón lành tránh dữ của mọi người đã làm cho PT được lưu truyền qua hàng trăm, hàng ngàn
năm. PT đề cập đến muôn mặt của cuộc sống.
Những vùng đất tựa sơn dựa nước, phía trước thông thoáng có thể lấy nước để dùng. Hãy xem: đây
là những lý luận đã được mọi người tổng kết ra: Tả thanh long, hữu bạch hổ. tiền chu tước, hậu
huyền vũ. Điều tốt hơn cả là có đường nước, có thể thông thương, có thể di chuyển xa. Vậy đó có
phải là bóng dáng của công viên không? Chả phải là PT tốt hay sao?
PT từ “Tử kinh” cho đến việc dùng la bàn để điều chỉnh trong phòng đều phải dùng đến Bát quái – là
sơ đồ phân bố 24 ngọn núi, quá trình biến hóa này đều có nguyên lý khoa học rất nguyên thủy, nó là
mục đích cho hướng phát triển sinh tồn của con người. Làm thế nào để lựa chọn ưu thế để tận dụng,
làm thế nào phát hiện được thế yếu để loại bỏ, đó chính là việc đón lành tránh dữ thường được nhắc
đến trong PT học. Ví dụ, khi mua nhà mới, chỗ nào cũng bắt mắt, trên cao đất thông thoáng, thuận
thế có đất liền kề, đất bằng có chướng vật, nước chảy nhanh có vịnh, nước chảy chậm gần ao hồ,
phía trước không bị tấn công, phía sau không bị xung, bình yên khắp nơi, đó chính là nơi có PT tốt
nhất.
PT học từ “Tử kinh” nguyên thủy đã bắt đầu rất coi trọng độ quan trọng của môi trường bên ngoài.
Nó nhấn mạnh sự cơ bản của “Tụ khí”, nhấn mạnh sự lợi hại của việc tránh xung đột. “Khí” phân tán
theo gió và ngừng lại khi gặp nước. Tụ làm cho không tán, hành làm cho không ngừng, cái đó gọi là
PT. Phương pháp của PT là nước là hàng đầu, tiếp theo là gió, rồi đến độ nông sâu, những thứ đó tự
nhiên hình thành nên PT.
Những khái quát đơn giản đó tóm tắt là: Luồng khí tốt có thể tụ lại và lưu giữ, và có sự tán khí chậm,
là “Phong thủy” có bề ngoài tốt, mượn PT để biểu hiện sự tồn tại của “Khí”, học thuyết trừu tượng
này xem ra rất mơ hồ, nhưng thực ra nếu bạn trải nghiệm bằng những kinh nghiệm thì sẽ ý thức
được, ví dụ: mượn PT để hình dung “Khí” sẽ rất hình tượng. Nhận thức của con người về gió cũng là
mượn sự trải nghiệm của vật có cảm nhận. “Gió thổi rèm rung” trong thơ cổ chính là nhờ có sự rung
động của rèm mới biết đến gió. Nhờ gió thổi có thể truy tìm đến được sự giải thích của người xưa.
Theo quan điểm hiện đại thì lại có sự khác biệt, khí có thể được sinh ra từ rất nhiều các nguyên tố
khác nhau, do đó khi giải thích về khí kiến thức càng sâu sắc hơn, phạm vi thảo luận càng mở rộng
hơn.
Hàm ý trong câu “Có sự nông sâu, PT tự nhiên hình thành” rất quan trọng. Sự nông sâu phải dựa vào
kiến thức PT phong phú và kinh nghiệm phân tích, phán đoán. Quá sâu sẽ có hại; quá nông lại không
đủ khí. Nếu kết hợp được và bổ sung được âm dương thì sẽ rất tốt. Trong Dịch học có nói rằng: Chỉ
có Âm sẽ không sinh, chỉ có Dương sẽ không trưởng thành. Đó cũng là lý luận học thuyết chính của
Khí.
Thuật PT lấy Âm Dương để giải quyết về Trời Đất, Thích Vi Biện có viết trong “Quản thị địa lý chỉ
mông” rằng: “Phía Đông Nam là Dương, tinh của Dương giáng xuống. Phía Tây Bắc là Âm, tinh của
Phong Thủy Bảo Điển - 1 -
Âm thăng lên”. Sách còn nói rằng Khí của Âm Dương không thể chịu sự tổn thương của khí, của
hình, của thế của địa lý, nếu không sẽ gặp bệnh tật, phải thay đổi theo mùa, kê đơn thuốc chữa trị.
Phương thuốc đó chính là sự sắp xếp trong ngoài căn buồng và bố cục của thầy PT. Các vị trí có hại
như hướng cửa, nhà vệ sinh, bếp gọi là Dương trạch tam yếu (Ba yếu tố quan trọng về phần Dương
trong nhà).
Nhưng nếu bị tổn thương quá nặng thì nhất định phải vứt bỏ, việc thay đổi theo mùa phải xem có
chữa được hay không? Khí của Âm Dương là do Trời tạo ra, con người không làm được. Khi tăng
thêm sự tổn hại không những không có lợi, mà còn làm tổn thương thêm, dự báo họa cắt da thịt, nhẹ
thì bị thương tai, mũi, nặng thì tổn thương Đan Điền. Lúc này thầy PT nhất định phải duy trì đạo đức
nghề nghiệp, cho khách hàng biết trước tiên nên chọn phương án vứt bỏ, không nên lưu luyến gây
hao phí tinh thần, vật chất và tiền bạc.
PT coi Âm Dương tương sinh là tốt nhất và thường gọi là cát. Tạ Hòa Khanh đã viết trong “Thần
bảo kinh”: “ Dương phải mượn Âm khí để hấp thu, Âm phải mượn Dương khí để xả, tức là có Âm
thì Dương mới phát huy được tác dụng, có Dương thì Âm mới được nói đến. Nếu mạch cao chảy vào
huyệt có hang sẽ được phúc, còn nếu mạch khá bằng phẳng chảy vào huyệt có chỗ nhô cao thì lại
gặp họa. Mạch Âm theo chiều nghịch, mạch Dương theo chiều thuận” .
Tóm lại, khí của Âm Dương là phải dựa vào kinh nghiệm, hiểu địa lý, địa hình và biết phân tích.
Hiểu về “Dương”, về “Âm” như thế nào, đó là điều rất khoa học, không hề mơ hồ và không hề trừu
tượng. Ánh nắng mặt trời đương nhiên là Dương. Mây mù che phủ đương nhiên là Âm. Nhưng trong
lý luận và ví dụ của hoàn cảnh cụ thể, mọi người phải mất nhiều công giám sát. Dương mang tính
mạnh mẽ và cũng thể hiện sự hưng thịnh của dòng khí hoặc mang tính xung đột. Dương lại thiên về
tính hài hòa và trọn vẹn. Khẩu quyết cho PT tốt là “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (Núi quản về
con người, nước quản về tiền bạc), ở đây bao hàm cả nguyên lý đó. Núi là hình khối, vững vàng, cao
lớn, góc cạnh, làm con người phải hướng tới, là thứ tĩnh lặng, trùng điệp, phải ngước nhìn, đó là tính
mạnh mẽ, dương tính. Còn nước thì ngược lại, chảy khúc khuỷu, cũng có thể chảy tới cả ngàn dặm,
trông thì dữ dội nhưng cuối cùng lại chậm rãi, cảm giác giống như thưởng thức những vần thơ đẹp.
Do đó trong PT học rất nhấn mạnh sự vây quanh của núi và bao bọc của nước, rất giống với môi
trường học hiện đại.
Điều được coi trọng nhất trong PT học bao gồm 3 yếu tố quan trọng là hình, thế và khí, trong đó yếu
tố thứ hai là phải được nhìn tận nơi. Có hình không có thế là cô độc, ngang dọc giao nhau liên miên
là khí thế, các vòng cung quấn lấy nhau chặt chẽ được gọi là tàng thế. Đối với hình thì hơi phức tạp
hơn, từ kinh nghiệm, linh cảm cho đến trực giác đều có thể phán đoán về “Hình”. Để lý giải sự tốt,
xấu đối với “Hình” nhất định phải coi trọng tính bắt buộc, tính dung hòa và tính hỗ trợ lẫn nhau của
nó. Khi nói đến PT của môi trường bên ngoài, người ta thường nói con đường chữ Đinh (ngã ba
đường) rất đáng sợ, con đường chữ Đinh giống như một khẩu súng, làm cho vong gia bại sản. Thực
ra không nghiêm trọng như vậy và cũng không thể suy luận giống nhau. Chúng ta không thể dùng
khẩu quyết quá đơn giản để phổ biến, bởi vì với đường chữ Đinh khí đến có nặng không, có dài
không, là lao xuống, là cân bằng hay chéo đều có sự khác biệt. Chủ nhân của căn nhà đó làm nghề
gì, kinh doanh thứ gì, có kinh doanh hay không, làm chính trị, làm trong ngành giáo dục, y tế, quân
cảnh…đều có hiệu quả khác nhau nên làm sao có thể lý luận như nhau được? Nhưng luồng khí đến
của đường chữ Đinh mạnh hơn so với các thế khác và có độ xung. Nhưng trong PT học rất chú ý đến
“tính thống nhất”, tính tương hỗ Âm Dương. Ví dụ trong thuật ngữ PT, thanh long, bạch hổ, huyền
vũ, chu tước, minh đường chính là yêu cầu của tính thống nhất. Trong PT nếu có sự sai lệch về vị
trí , có thể lấy vật dẫn hình, đó chính là tính hỗ trợ Âm Dương, đó cũng là sự cân bằng và điều chỉnh
Phong Thủy Bảo Điển - 2 -
mạnh trong PT học, nhưng những thuật ngữ đó sẽ làm cho người ta rối loạn. Thực ra cũng rất dễ để
phân biệt để phân tích ba phương diện khí đến, tụ khí và khí đi một cách khách quan nhất. Khi phân
tích, không nên thiên vị, yêu cầu phải hiểu được tính dung hòa của môi trường xung quanh, đó chính
là “hóa sát” trong PT học. Nếu môi trường xung quanh có khả năng hóa giải tự nhiên thì độ tổn hại
sẽ thấp, cộng thêm nhu cầu xác định của thầy PT đối với ngũ hành sẽ mang lại hiệu quả hóa giải thần
kỳ. Nếu không có luồng khí thì sẽ ra sao? Trong khẩu quyết của PT nói rằng: Làm thế nào để biết
gia chủ không vượng tài, do thiếu một nguồn nước đến. Do đó, xét từ quan điểm “Tài”, người làm ăn
sẽ kỵ nhất vô xung, chỉ cần không tổn hại thì lo gì xung khắc. Nếu khí không đến nơi, thì nói theo
kiểu hình tượng một chút là nước trong ao tù, tức là không có sinh khí.
Trong Bát quái của PT học phát triển sau này rất nhấn mạnh sự phối hợp giữa các phương vị với
năm sinh của thân chủ. Lý do này tuy chưa rất đầy đủ, nhưng trong quá trình phát triển của PT học
sẽ không thẻ thiếu, vì nó không quá phức tạp, giống như trong tử vi chỉ dùng Thái tuế để phán đoán,
nó cũng không quá chính xác, nhưng chính vì sự đơn giản của nó nên nó được lưu hành rộng rãi.
Phỏng vấn một số thầy PT chưa chắc đã có kiến thức uyên thâm về PT nhưng trong phân tích mệnh
lý cũng có thể xác định chính xác “Dụng thần”, để đơn giản mà không ảnh hưởng đến tình hình nên
PT đã ra đời. Nói một cách nghiêm túc là nhất định phải dùng “Dụng thần” trong mệnh lý để phối
hợp PT trong phòng thì hiệu quả mới rõ rệt. Vì ngày tháng năm sinh trong tử vi và hiệu ứng từ
trường sinh ra từ kinh độ, vĩ độ khi trái đất tự xoay có ảnh hưởng đến con người và tái hiện sự dung
hòa thống nhất trong môi trường sống, nên đạt được hiệu quả lý tưởng không phải là việc khó, đó
chính là sự hợp nhất giữa trời và con người như người xưa nói.
Do đó lấy hướng PT sau khi phán đoán phân tích bổ sung theo 3 phương pháp như yêu cầu mới gần
chính xác nhất, vậy đó là 3 phương pháp gì?
1- Phối hợp giữa môi trường và nhà ở
2- Phối hợp giữa môi trường và “dụng thần”
3- Phối hợp giữa số mệnh và “dụng thần” tử vi.
Nếu không làm được như yêu cầu của 3 phương pháp nói trên, thì mọi cố gắng hoàn thiện như yêu
cầu của PT không cần bàn đến nữa. Ngược lại, còn có thể phán đoán nhầm và gây hiểu nhầm. Sai
một ly đi một dặm, những ảnh hưởng tốt xấu tột cùng chắc chắn sẽ xảy ra.
PT bắt buộc phải phối hợp giữa dụng thần và tử vi của con người mới có được sự bố trí PT lý tưởng.
PT rất coi trọng phương vị và khí vận. Không chống lại thiên mệnh mà thuận theo thiên mệnh chính
là tác dụng của PT.
Loài người tồn tại trên trái đất, hệ mặt trời mà trái đất nằm trong đó chi phối loài người, nên con
người không thể không chú ý đến tầm quan trọng của môi trường địa lý đó. Hiện tượng này thực ra
cũng chính là PT. Con người đi lại trên trái đất là việc bình thường, nhưng khi thoát khỏi lực hấp dẫn
của trái đất thì con người sẽ bị trôi dạt. Trong PT học rất coi trọng việc lưng hướng Bắc mặt hướng
Nam, và còn nhấn mạnh việc xây dựng thành phố hay làng xóm có núi phía sau lưng là tốt nhất, đó
là vì hướng Bắc là hướng mà la bàn luôn luôn chỉ, là nơi có lực hút của từ trường.
PT có rất nhiều kiểu, nhưng hãy tạm gác sang một bên và tìm hiểu một cách đơn giản. Một thầy PT
tập hợp đủ kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp phải có được khả năng trực giác, khả
năng phán đoán và khả năng phân tích, nếu không sẽ rất dễ làm hỏng tiền đồ và hạnh phúc của người
khác. Nếu chỉ đơn thuần xuất phát từ việc kiếm tiền mà không vận dụng chính xác chức năng điều
chỉnh, khuếch đại cái xấu, chuyên làm những việc hao tài, lao tâm thì đó là hành vi không có trách
nhiệm với khách hàng.
Thời Minh Thanh, lý luận PT lại diễn biến kế thừa hình pháp Giang Tây và lý pháp của học phái
Phúc Kiến. Hình pháp còn gọi là Luân đầu (dãy núi quanh co nối liền nhau). Lý luận đó cho rằng:
“Khí là sự siêu nhỏ của hình; hình là sự thể hiện của khí. Khí ẩn sẽ khó phát hiện, hình nổi nên dễ
thấy. Kinh viết: Địa có cát khí thì đất sẽ nổi lên, sự thay đổi của hình nằm ở chỗ đó. Địa hình có Khí
cát phải đẹp, cơ đạt, ngay ngắn; khí hung thì địa hình khô cứng, dốc, và vụn”. Do đó, nhà PT hình
pháp phát hiện sự thuận nghịch cát hung của khí, từ đó đưa ra phán đoán. Từ đó cũng xây dựng nên
nhịp cầu nối liền giữa cái “Khí” trừu tượng với hình thái cụ thể của môi trường tự nhiên.
Lý pháp còn gọi là lý khí và được cho rằng: “Đất đi qua những dãy núi, dấu vết địa hình nguyên
Phong Thủy Bảo Điển - 3 -
thủy khả phong, thiên kỷ là khí hậu, chưa có cái nhìn thoáng qua dấu vết địa hình, thời cổ phải đo
bằng com-pa để xác định vị trí và phát hiện khí…đọc Cang Luân mà thẩm long định khí, cần có đủ
kinh nghiệm,quan sát cát hung của cát và nước”, do đó thực tiễn PT lý pháp chủ yếu là dựa vào
công cụ chuyên môn là com-pa.
Từ hình pháp và lý pháp cho thấy, lý luận PT thời Minh Thanh không có lý luận mới, mà chỉ là phát
huy và ứng dụng các lý luận thời Đường Tống.
HÌNH SÁT KHÔNG NGOẠI TRỪ XẢY RA THIÊN TAI – CẢNH GIÁC
Vật thể thế nào gọi là Hình sát? Nó gây nên những nguy hại gì? Để giải thích về hình sát không khó
nhưng phải giải thích rất dài. Nói tóm lại những vật thể hữu hình có thể gây hậu quả không tốt đều
gọi là Hình sát. Ở các vùng nông thôn: một cái cây lớn, một đống đất, một dãy nóc nhà; còn ở thành
phố thì một con đường, một cây cột, một chiếc cầu thang…đều có thể là một loại Hình sát. PT học
chụp cho mấy chục loại Hình sát một cái tên đáng sợ, làm cho mọi người sởn tóc gáy, nhưng cũng
chỉ là để nhắc nhở sự cảnh giác mà thôi.
Các bạn đọc sau khi đọc xong các phần nói trên có thể nói rằng phía ngoài cửa có một cầu thang
giốc, người trên gác khi đi xuống sẽ mang theo thể khí vô hình hướng vào cửa. Cửa lớn được coi
như miệng hoặc trái tim của con người, lực xung thẳng xuống tim, lâu ngày, những người sống trong
căn nhà đó (không phải tất cả mọi người) sẽ không chịu được lực xung đó, thể lực suy giảm dần và
sẽ bị ốm. PT học có một loại Hình sát gọi là “Xung tâm thủy”, bất kỳ cầu thang nào hướng xung
thẳng vào cửa lớn đều có thể quy về loại Hình sát này. Các căn nhà phạm phải “xung tâm thủy” ở
thành phố rất thường gặp.
Mấy năm trước, một người bạn của tác giả là cô giáo Chu rất vất vả với bệnh tật của chồng mình là
ông Quách, lần thì chồng phải nằm viện vì viêm túi mật, lần thì phải mổ vì sỏi mật, lại còn một lần
suýt nguy kịch vì viêm tiền liệt tuyến cấp ở Thâm Quyến. Cô giáo Chu có kể với tác giả nỗi khổ tâm
này. Tác giả nghĩ: Ông Quách dáng người cao lớn, đang ở giai đoạn sung sức, tại sao lại bệnh tật liên
miên như vậy? có phải là do PT hay không? Thế nên tôi đã hẹn và đến thăm nhà họ. Nhà cô giáo
Chu ở tầng 3 của một tòa chung cư trên đường Việt Hoa ở Quảng Châu, nhà quay về hướng Bắc.
Khi lên đến tầng 3 và đứng trước cửa, tôi đã hiểu ra vấn đề. Cách cục trong nhà rất tốt, tác giả có nói
rằng: “Chồng bạn liên tục phải mổ là do chiếc cầu thang trước cửa gây nên, cầu thang hướng đâm
thẳng vào cửa đã phạm phải “xung tâm sát”, do đó thường bị ốm phải nằm viện”. Cô giáo Chu có
hỏi lại rằng: “Vậy tại sao tôi và con gái lại không sao?”; “Đây chính là vấn đề Dịch quái. Cửa nhà
quay về hướng Bắc, Bắc thuộc quẻ Khảm, Khảm lại đại diện cho nam trung niên, ông Quách là
người đàn ông duy nhất trong nhà bạn, nên hình thương sẽ ứng vào ông ấy”.
Mấy hôm sau, tác giả đã mua một gương bát quái lõm treo lên cửa căn nhà đó, từ đó về sau, ông
Quách không còn phải nằm viện nữa.
PHONG THỦY TẨU MÃ ÂM DƯƠNG – CÓ THỂ ĐOÁN CÁT HUNG
Có bạn từng hỏi: PT có phải là “Ngụy khoa học”? Tôi đã trả lời một cách thẳng thắn rằng: Không
phải. Lại một câu hỏi khác là: PT có phải là khoa học hay không? Tôi đã trả lời rằng: Phán đoán PT
có phải là khoa học hay không vẫn còn quá sớm, bởi vì PT học có mặt kỳ bí riêng, hơn nữa không
thể dùng khoa học hiện đại để chứng thực. Tác giả đã đưa PT và Dịch học quy về loại “Huyền học”.
Gọi là Huyền học bởi vì nó luôn có sự huyền bí trong huyền bí. Vậy Huyền học và Khoa học có thể
đặt ngang nhau hay không? Câu hỏi này hiện vẫn còn là vấn đề chưa đủ khả năng và thời gian để trả
lời.
Trong dân gian có một tuyệt chiêu là PT tẩu mã âm dương, thầy PT đi qua đường trước nhà có thể
nói được cát hung họa phúc của những người trong nhà, sát là Thần kỳ. Năm ngoái, một học viên họ
Tô có hỏi tác giả: “ Tôi là một người khỏe mạnh, không rượu chè trai gái cờ bạc, nhưng tại sao tôi
lại suy vong thế này?” Tác giả liền tới xem phần âm trạch của anh ta. Anh ta sống ở thôn Tô trong
Phong Thủy Bảo Điển - 4 -