Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa nông hộ trong và ngoài xã đạt chuẩn nông thôn mới huyện Bến Cầu
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
3.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1818

Khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa nông hộ trong và ngoài xã đạt chuẩn nông thôn mới huyện Bến Cầu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TẤN PHÚC

KHÁC BIỆT TRONG THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI

GIỮA NÔNG HỘ TRONG VÀ NGOÀI XÃ ĐẠT CHUẨN

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BẾN CẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017

Trang i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này: “Khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người

giữa nông hộ trong và ngoài xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện Bến Cầu” là bài nghiên

cứu của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam

đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố

hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn

này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường

đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Nguyễn Tấn Phúc

Trang ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn này, lời đầu tiên tôi chân thành bày tỏ sự biết

ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Thị Thanh Loan về tất cả sự hướng dẫn hết sức tận tình của

cô, cô đã có những gợi ý quan trọng về nội dung cũng như phương pháp để thực hiện

luận văn này trong suốt thời gian từ khi thực hiện đề cương cho đến lúc hoàn thành luận

văn này.

Đồng thời qua quá trình học tập, tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô ở Trường Đại

học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho tôi những kiến thức rất quý báu trong

tất cả các môn học để tôi có được những kiến thức quan trọng, giúp cho tôi rất nhiều

trong quá trình học tập, quá trình thực hiện luận văn và trong công việc cũng như trong

cuộc sống của bản thân mình.

Lời cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những ý kiến ủng hộ,

động viên từ gia đình và bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ cho tôi có động lực để hoàn thành

luận văn này và hơn nữa là những cán bộ khảo sát, hộ gia đình, các chuyên gia đã giúp

đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Nguyễn Tấn Phúc

Trang iii

TÓM TẮT

Luận văn nghiên cứu “Khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa nông

hộ trong và ngoài xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện Bến Cầu”, sử dụng phương pháp

thống kê mô tả và mô hình hồi qui đa biến và phương pháp phân rã Oxaca Blinder để

xác định các yếu tố tác động đến thu nhập bình quân đầu người, đồng thời tìm sự khác

biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa nông hộ trên địa bàn các xã đạt chuẩn

nông thôn mới và các xã còn lại, dựa trên số liệu điều tra 320 nông hộ thuộc 8 xã của

huyện Bến Cầu (160 hộ thuộc 03 xã đạt chuẩn, gọi tắt là nhóm I và 160 hộ thuộc 05 xã

còn lại, gọi tắt là nhóm II) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến sau khi kiểm định các giả định của

mô hình nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu người của nông hộ trên địa bàn

các xã đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới của huyện Bến Cầu chịu tác đông bởi 12 biến:

giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, kinh nghiệm chủ hộ, số lao động,

số người phụ thuộc, học vấn bình quân của hộ, diện tích đất canh tác, tham gia đào tạo

nghề, vốn vay tín dụng, khoảng cách giao thông, thủy lợi. Mô hình mô hình nghiên cứu

các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của nông hộ trên địa bàn các

xã còn lại của huyện Bến Cầu chịu tác đông bởi 12 biến: giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ,

trình độ học vấn chủ hộ, kinh nghiệm chủ hộ), số lao động, số người phụ thuộc, học vấn

bình quân của hộ, diện tích đất canh tác, tham gia hội đoàn thể, tham gia đào tạo nghề,

vốn vay tín dụng và thủy lợi.

Đồng thời sử dụng biện pháp phân rã Oxaca Blinder, nghiên cứu đã chứng minh

có sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa 02 nhóm nông hộ trong và ngoài

xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Bến Cầu là tương đối cao, cụ thể là thu nhập bình

quân của nông hộ của xã đạt chuẩn nông thôn mới (nhóm I) cao hơn thu nhập bình quân

của xã còn lại (nhóm II) là 830,44 (nghìn đồng) người/năm. Và khoảng cách thu nhập

đó do 42,15% sự khác biệt được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình và 57,85% của

khoảng cách thu nhập không thể giải thích được.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu, đề tài này cũng nêu ra một số những kiến

nghị đến cấp ủy đảng, chính quyền trong việc nâng cao thu nhập bình quân cho nông hộ

trên địa bàn, nhất là các hộ trên địa bàn xã chưa đạt chuẩn nông thông mới.

Trang iv

Lời cam đoan.................................................................................................................i

Lời cảm ơn.................................................................................................................... ii

Tóm tắt......................................................................................................................... iii

Mục lục ........................................................................................................................ iv

Danh mục hình và đồ thị................................................................................................v

Danh mục bảng............................................................................................................ vi

Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... vii

Chương 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................1

1.1. Vấn đề và lý do nghiên cứu ....................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................3

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................3

1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3

1.6. Ý nghĩa thực tiển của đề tài....................................................................................4

1.7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................6

2.1. Một số khái niệm ...................................................................................................6

2.1.1. Hộ gia đình ..........................................................................................................6

2.1.2. Nông hộ ...............................................................................................................6

2.1.3. Thu nhập và thu nhập bình quân đầu người nông hộ ..........................................7

2.1.4. Nông thôn mới.....................................................................................................7

2.2. Mô hình lý thuyết có liên quan...............................................................................8

2.2.1. Lý thuyết về thu nhập ..........................................................................................8

2.2.2. Lý thuyết về tiền lương......................................................................................10

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.........................................11

2.3.Tổng quan một số nghiên cứu trước có liên quan .................................................16

2.3.1. Các nghiên cứu tiêu biểu nước ngoài ................................................................16

2.3.2. Các nghiên cứu tiêu biểu trong nước.................................................................18

2.4. Sự khác biệt của đề tài nghiên cứu so các nghiên cứu trước................................20

Tóm tắt chương 2.........................................................................................................20

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU...........................................................................................................22

3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bến Cầu......................................22

3.1.1 Vị trí địa lý..........................................................................................................22

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bến Cầu năm 2106 .................................23

3.1.3. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

huyện Bến Cầu giai đoạn 2011-2016 .........................................................................23

3.2. Quy trình nghiên cứu............................................................................................25

3.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................26

3.4. Mô hình nghiên cứu..............................................................................................28

3.4.1. Phương trình nghiên cứu ...................................................................................29

3.4.2. Đo lương các biến trong mô hình và giải thuyết nghiên cứu ............................30

3.5. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ................................................................35

3.5.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................35

3.5.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .................................................................................37

3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................38

Tóm tắt Chương 3........................................................................................................40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................41

4.1. Kết quả nghiên cứu định lượng ............................................................................41

4.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................................41

4.1.2. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của nông hộ trên địa bàn các

xã đạt chuẩn nông thôn mới (nhóm I) .........................................................................56

4.1.2.1. Kiểm định sự tương quan ...............................................................................56

4.1.2.2. Kiểm định hệ số hồi quy.................................................................................59

4.1.2.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .......................................................60

4.1.2.4. Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình...........................................................61

4.1.2.5. Thảo luận ý nghĩa các biến số trong mô hình.................................................62

4.1.3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng của nông hộ trên địa bàn

các xã đạt chuẩn nông thôn mới (nhóm II)..................................................................66

4.1.3.1. Kiểm định sự tương quan ...............................................................................66

4.1.3.2. Kiểm định hệ số hồi quy.................................................................................69

4.1.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .......................................................70

4.1.3.4. Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình...........................................................71

4.1.3.5. Thảo luận ý nghĩa các biến số trong mô hình.................................................71

4.2. Sự khác biệt thu nhập giũa nông hộ trong và ngoài xã đạt chuẩn........................76

4.2.1. Kết quả phương trình hồi quy theo thu nhập bình quân....................................77

4.2.2. Ước lượng thu nhập bình quân..........................................................................77

4.2.3. Thực hiện sự phân rã tìm sự khác biệt...............................................................79

Tóm tắt chương 4.........................................................................................................81

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................82

5.1. Kết luận.................................................................................................................82

5.2. Kiến nghị ..............................................................................................................84

5.3. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................88

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra khảo sát nông hộ ................................................................92

Phụ lục 2: Bộ tiêu chí Xây dựng nông thôn mới.........................................................94

Phụ lục 3: Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM huyện Bến Cầu .............98

Phụ lục 4: Danh sách chuyên gia đã phỏng vấn ........................................................100

Phụ lục 5: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS.20 của mô hình hồi quy tuyến tính

nhóm I........................................................................................................................105

Phụ lục 6: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS.20 của mô hình hồi quy tuyến tính

nhóm II ......................................................................................................................107

Trang v

DANH MỤC HÌNH

Bảng 3.1: Bảng đồ hiện trạng kinh tế - xã hội huyên Bến Cầu năm 2015............... 22

Trang vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân nhóm nông hộ trên địa bàn huyện Bến Cầu ................................... 27

Bảng 3.2: Mô tả biến và kỳ vọng dấu ...................................................................... 30

Bảng 3.3: Mẫu điều tra cho từng xãtrên địa bàn huyện Bến Cầu ........................... 36

Bảng 4.1: Thu nhập bình quân của nông hộ nhóm I và nông hộ nhóm II ............... 41

Bảng 4.2: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với giới tính của chủ hộ........................ 42

Bảng 4.3: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với tuổi chủ hộ ..................................... 43

Bảng 4.4: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với trình độ học vấn chủ hộ.................. 43

Bảng 4.5: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với kinh nghiệm của chủ hộ................. 45

Bảng 4.6: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với số lao động ..................................... 46

Bảng 4.7: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ số người phụ thuộc............................... 47

Bảng 4.8: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với trình độ học vấn bình quân của hộ. 48

Bảng 4.9: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với diện tích đất canh tác ..................... 49

Bảng 4.10: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với tham gia hội, đoàn thể.................. 50

Bảng 4.11: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với tham gia đào tạo nghề .................. 51

Bảng 4.12: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với vay vốn tín dụng .......................... 52

Bảng 4.13: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với khoảng cách từ đất canh tác đến đường

giao thông................................................................................................................. 53

Bảng 4.14: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ với thủy lợi......................................... 54

Bảng 4.15: Quan hệ giữa thu nhập nông hộ tỷ lệ tham gia BHYT.......................... 55

Bảng 4.16: Hệ số tương quan (hộ nhóm I)............................................................... 57

Bảng 4.17: Kết quả hồi quy của mô hình (hộ nhóm I) ............................................ 59

Bảng 4.18: Kiểm định F mô hình (hộ nhóm I)......................................................... 60

Bảng 4.19: Chỉ số R2 điều chỉnh của mô hình (hộ nhóm I)..................................... 60

Bảng 4.20: Kiểm tra hệ số VIF (hộ nhóm I)............................................................ 61

Bảng 4.21: Hệ số tương quan (hộ nhóm II) ............................................................. 67

Bảng 4.22: Kết quả hồi quy của mô hình (hộ nhóm II) .......................................... 69

Bảng 4.23: Kiểm định F mô hình (hộ nhóm II) ....................................................... 70

Bảng 4.24: Chỉ số R

2 điều chỉnh của mô hình (hộ nhóm II).................................... 70

Bảng 4.25: Kiểm tra hệ số VIF (hộ nhóm II)........................................................... 71

Bảng 4.26: So sánh mức độ tác động của các biến trong mô hình thu nhập của nông

hộ trong (mô hình I) và ngoài (mô hình II).............................................................. 76

Bảng 4.27: Bảng ước lượng thu nhập bình quân ..................................................... 77

Bảng 4.28: Sự khác biệt thu nhập giũa nông hộ nhóm I và nhóm II do đặc tính tạo ra

(do các biến trong mô hình) ..................................................................................... 79

Trang vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NTM : Nông thôn mới

Km : Kilômét

GO : Giá trị sản xuất

BHYT : Bảo hiểm y tế

TpHCM : Thành phố Hồ Chí Minh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!