Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại Đại học Quy nhơn trong thực tập sư phạm
PREMIUM
Số trang
233
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1502

Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm tại Đại học Quy nhơn trong thực tập sư phạm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Hồng

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC

QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Hồng

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC

QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Chuyên ngành: Tâm lí học

Mã số : 60. 31. 04. 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS HUỲNH VĂN SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Khả năng thích ứng nghề nghiệp ở sinh viên sư phạm tại Đại học Quy

Nhơn trong thực tập sư phạm” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tâm lý học của tôi

tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong

luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác.

Tác giả

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô Khoa Tâm lý - Giáo

dục và các thầy, cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học K23 đã tạo điều kiện tốt nhất

cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.

Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, người thầy kính mến

đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi

hoàn thành luận văn.

Xin được cảm ơn các giảng viên và sinh viên trường Đại học Quy Nhơn, Ban

giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường Tiểu học: Quang Trung, Ngô Mây,

Nguyễn Văn Cừ; các trường Mầm non: 2/9, Hương Sen, Quy Nhơn đã tạo điều kiện

cho tôi trong quá trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm những biện pháp trong đề

tài.

Xin phép gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, Khoa

Tâm lý - Giáo dục & Công tác xã hội, các phòng ban của trường đã tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi trong quá trình vừa công tác vừa học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận

văn này.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG THỰC TẬP SƯ PHẠM..............................8

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về TUNN - TTSP.......................................................8

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về TUNN - TTSP ........................................8

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về TUNN - TTSP ........................................11

1.2. Lý luận về khả năng TUNN của SVSP trong TTSP...........................................14

1.2.1. Khả năng TUNN...........................................................................................14

1.2.2. Thực tập và TTSP.........................................................................................26

1.2.3. Sinh viên sư phạm và các đặc điểm của sinh viên sư phạm.........................34

1.2.4. Khả năng TUNN của SVSP trong TTSP......................................................38

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP trong TTSP............42

1.3. Tiêu chí và thang điểm đánh giá khả năng TUNN của SVSP trường Đại học

Quy Nhơn trong TTSP ...............................................................................................45

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA

SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC QUY NHƠN TRONG THỰC TẬP SƯ

PHẠM...........................................................................................................................51

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu .......................................................51

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu - Trường Đại học Quy Nhơn .......................51

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ...............................................................52

2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu..................................................................53

2.2.1. Nghiên cứu lý luận........................................................................................53

2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn.....................................................................................54

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy

Nhơn trong TTSP.......................................................................................................59

2.3.1. Nhận thức của SVSP trường Đại học Quy Nhơn về khả năng TUNN trong TTSP

................................................................................................................................59

2.3.2. Biểu hiện của khả năng TUNN của SVSP trong TTSP................................69

2.3.3. Mức độ giải quyết các vấn đề trong TTSP thông qua tình huống giả định..88

2.3.4. Tổng hợp khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP

................................................................................................................................94

2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy

Nhơn trong TTSP....................................................................................................98

2.3.6. Nguyên nhân SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp

trong quá trình TTSP ............................................................................................101

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG

NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TẠI ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRONG TTSP............................................................................................................104

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại

học Quy Nhơn trong TTSP ......................................................................................104

3.2. Một số biện pháp nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn

..................................................................................................................................106

3.3. Kết quả nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn theo mô

hình thực nghiệm......................................................................................................111

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................111

3.3.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm................................................................114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................128

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt

Điểm trung bình ĐTB

Độ lệch chuẩn ĐLC

Giảng viên GV

Giáo viên hướng dẫn GVHD

Kết quả học tập KQHT

Nghiệp vụ sư phạm NVSP

Phần trăm %

Sinh viên sư phạm SVSP

Số lượng SL

Số thứ tự STT

Thích ứng nghề nghiệp TUNN

Thực tập sư phạm TTSP

Xếp hạng XH

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG

1 Bảng 2.1: Mô tả mẫu nghiên cứu đề tài. 53

2

Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của SVSP về khái niệm khả năng TUNN

trong TTSP.

60

3

Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của SVSP về tầm quan trọng của khả năng

TUNN trong TTSP.

61

4

Bảng 2.4: Kết quả nhận thức của SVSP về các đặc điểm của khả năng

TUNN trong TTSP.

63

5

Bảng 2.5: Kết quả nhận thức của SVSP về các biểu hiện của khả năng

TUNN trong TTSP.

66

6

Bảng 2.6: Đánh giá chung nhận thức của SVSP về khả năng TUNN trong

TTSP.

67

7 Bảng 2.7: Tâm trạng của SVSP khi tham gia TTSP. 70

8

Bảng 2.8: Những khó khăn của SVSP biểu hiện ở tâm thế nghề

nghiệp.

71

9 Bảng 2.9: Mức độ thích ứng với nội dung TTSP của SVSP. 73

10

Bảng 2.10: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với nội dung

TTSP.

74

11

Bảng 2.11: Mức độ thích ứng với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của

SVSP.

76

12

Bảng 2.12: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với việc

rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

78

13

Bảng 2.13: Mức độ thích ứng với các điều kiện phương tiện của

SVSP.

80

14

Bảng 2.14: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với các

điều kiện phương tiện TTSP.

82

15 Bảng 2.15: Mức độ thích ứng với các mối quan hệ trong đợt TTSP. 84

16

Bảng 2.16: Những khó khăn của SVSP trong việc thích ứng với các

mối quan hệ trong đợt TTSP.

85

17 Bảng 2.17: Các mặt biểu hiện TUNN của SVSP. 87

18

Bảng 2.18: Mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua tình huống giả

định của SVSP.

88

19 Bảng 2.19: Mức độ TUNN của SVSP theo chuyên ngành. 95

20 Bảng 2.20: Mức độ TUNN của SVSP theo công việc làm thêm. 96

21 Bảng 2.21: Mối tương quan giữa mức độ TUNN và KQHT của SVSP. 97

22

Bảng 2.22: Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của

SVSP trường Đại học Quy Nhơn.

99

23

Bảng 2.23: Đánh giá của SV, GV và GVHD về những nguyên khiến

SVSP chưa thực sự thích ứng với hoạt động nghề nghiệp trong quá

trình TTSP.

101

24

Bảng 3.1: Khả năng TUNN trong TTSP thể hiện ở “tâm thế nghề

nghiệp” của SVSP trước và sau thực nghiệm.

115

25

Bảng 3.2: Kiểm định T -Test kết quả khả năng TUNN trong TTSP thể

hiện ở “tâm thế nghề nghiệp” của SVSP trước và sau thực nghiệm

116

26

Bảng 3.3: Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và sau

thực nghiệm.

116

27

Bảng 3.4 Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau

thực nghiệm.

117

28

Bảng 3.5. Kiểm định T- Test kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt

TTSP trước và sau thực nghiệm.

118

29

Bảng 3.6: Kết quả nhận thức của SVSP về khả năng TUNN trong

TTSP trước và sau thực nghiệm.

121

30

Bảng 3.7: Kiểm định T - Test kết quả nhận thức của SVSP về khả

năng TUNN trong TTSP trước và sau thực nghiệm.

122

31

Bảng 3.8: Kết quả biểu hiện của khả năng TUNN trong TTSP trước và sau

thực nghiệm.

123

32

Bảng 3.9: Kiểm định T - Test kết quả biểu hiện của khả năng TUNN

trong TTSP trước và sau thực nghiệm.

124

33

Bảng 3.10: Kết quả mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua

tình huống giả định của SVSP trước và sau thực nghiệm.

124

34

Bảng 3.11: Kiểm định T - Test kết quả mức độ giải quyết vấn đề trong

TTSP thông qua tình huống giả định của SVSP trước và sau thực

nghiệm.

125

35

Bảng 3.12: Kết quả khả năng TUNN của SVSP trong TTSP trước và sau

thực nghiệm.

126

36

Bảng 3.13: Kiểm định T - Test kết quả khả năng TUNN của SVSP

trong TTSP trước và sau thực nghiệm.

126

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG

1

Biểu đồ 2.1: Đánh giá chung nhận thức của SVSP về khả năng TUNN

trong TTSP.

68

2

Biểu đồ 2.2: Mức độ giải quyết vấn đề trong TTSP thông qua 5 tình

huống giả định.

88

3

Biểu đồ 2.3: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với điều kiện

phương tiện.

89

4

Biểu đồ 2.4: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với các mối quan hệ

trong đợt TTSP.

90

5

Biểu đồ 2.5: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với kỹ năng

nghề nghiệp.

91

6

Biểu đồ 2.6: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với nội dung

TTSP.

92

7

Biểu đồ 2.7: Kết quả giải quyết tình huống thích ứng với tâm thế

nghề nghiệp.

93

8

Biểu đồ 2.8: Đánh giá chung kết quả khả năng TUNN của SVSP

trong TTSP.

94

9

Biểu đồ 3.1. Mức độ sẵn sàng với hoạt động TTSP của SVSP trước và

sau thực nghiệm.

117

10

Biểu đồ 3.2: Kết quả tâm trạng của SVSP trong đợt TTSP trước và sau

thực nghiệm.

118

11

Biểu đồ 3.3. Những khó khăn của SVSP trong TTSP trước và sau

thực nghiệm.

119

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, chất lượng

nguồn nhân lực là lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia và là động lực chủ yếu đảm bảo

sự phát triển bền vững của mỗi nước. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 -

2020 đã chỉ rõ: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan

trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển

xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Do vậy cần “giáo dục con người Việt

Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được

năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp,

năng động, sáng tạo, trong đó “đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ

trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực

tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế…” [63].

Khả năng thích ứng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao cho xã hội. Trong cuộc sống, con người có khả năng thích ứng sẽ

dễ dàng hòa nhập với môi trường và đáp ứng nhanh những tác động tích cực và tiêu

cực từ môi trường. Trong đào tạo nghề nghiệp tại các trường Đại học - Cao đẳng, khả

năng TUNN lại càng quan trọng hơn, nhất là đối với SVSP. SVSP chính là thế hệ

người giáo viên - những người sẽ quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong

tương lai. Vì thế SVSP cần được quan tâm phát triển khả năng TUNN. Khả năng

TUNN giúp SVSP nhanh chóng tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp;

tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội tay nghề. Khi ra trường, SVSP bớt

bỡ ngỡ với công việc, nhanh chóng hòa nhập để thực hiện hoạt động nghề nghiệp có

chất lượng và hiệu quả cao.

Trong chương trình đào tạo giáo viên có trình độ Đại học, TTSP chính là môi

trường thuận lợi giúp SVSP chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp của mình. Đây là giai

đoạn khả năng TUNN của SVSP được thể hiện rõ ràng nhất, vì trong hoạt động TTSP,

SVSP có cơ hội được thử sức mình với vai trò mới - người giáo viên, vận dụng những

tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học để tiến hành hoạt động giảng dạy, giáo dục có hiệu

2

quả. Chính vì vậy TTSP được các nhà giáo dục gọi là hình thức “rút ngắn khoảng cách

giữa nhà trường và xã hội”, tạo điều kiện để SVSP thâm nhập môi trường thực tế học

hỏi kiến thức chuyên môn, thực hành nghề nghiệp, từ đó nâng cao khả năng TUNN.

Trường Đại học Quy Nhơn là một trường Đại học đa ngành thuộc khu vực

Miền Trung Tây Nguyên, ước tính mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp phục vụ

nhu cầu lao động cho khu vực và trên cả nước, trong đó có hơn một nữa là SVSP.

SVSP năm thứ 4 ở tất cả các chuyên ngành đào tạo đều phải tham gia TTSP, do đó

không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách thức phù hợp

để đáp ứng yêu cầu của hoạt động TTSP. Vì vậy để hoạt động TTSP có kết quả, SVSP

phải có khả năng thích ứng với những đặc điểm, điều kiện mới của hoạt động TTSP.

Ngược lại, sinh viên dễ rơi vào trạng thái thụ động, chán nản và không hoàn thành tốt

được đợt TTSP theo yêu cầu của nhà trường.

Xuất phát từ những lý do đó, đề tài nghiên cứu “Khả năng TUNN của SVSP

tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP” được thực hiện.

2. Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong

TTSP, trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TUNN cho

SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong TTSP.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu chính là SVSP năm thứ 4 trường Đại học Quy Nhơn.

Khách thể nghiên cứu bổ trợ là các GV trường Đại học Quy Nhơn, các GVHD

SVSP tại các cơ sở thực tập.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Khả năng TUNN của SVSP trường Đại học Quy Nhơn trong TTSP chỉ ở mức

trung bình là chủ yếu. Nếu có một số biện pháp tác động cho SVSP như: đa dạng hóa

các hình thức tổ chức trong hoạt động TTSP, phối hợp chặt chẽ giữa GV trường sư

phạm với các GVHD trong việc giáo dục nghề nghiệp cho SVSP, phát triển năng lực

3

tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp,… thì có thể nâng cao khả

năng TUNN cho SVSP.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: khả năng, khả năng thích

ứng, nghề nghiệp, khả năng TUNN, khả năng TUNN của SVSP,…

5.2. Xác định thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại Đại học Quy Nhơn trong

TTSP.

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng TUNN của SVSP tại Đại học

Quy Nhơn.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu mức độ của khả năng TUNN của SVSP tại Đại học

Quy Nhơn trong TTSP.

Đề tài nghiên cứu khả năng TUNN trong TTSP tập trung chủ yếu ở TTSP đợt 2.

6.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể chính: SVSP năm thứ 4 thuộc hai ngành Giáo dục Tiểu học và Giáo

dục Mầm non trường Đại học Quy Nhơn.

Khách thể bổ trợ: GV tại Đại học Quy Nhơn và GVHD thực tập tại các cơ sở

thực tập.

6.3. Địa bàn nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu khả năng TUNN trong TTSP tại 6 trường Tiểu học và

Mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - nơi các SVSP thuộc

Khoa Giáo dục Tiểu học & Mầm non đã và đang TTSP. Cụ thể:

+ Tiểu học Nguyễn Văn Cừ

+ Tiểu học Ngô Mây

+ Tiểu học Quang Trung

+ Mầm non Quy Nhơn

+ Mẫu giáo Hương Sen

+ Mầm non 2/9.

4

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài

7.1.1. Quan điểm lịch sử

Khả năng TUNN của SVSP được phân tích dưới quan điểm lịch sử. Đề tài

nghiên cứu tại một thời điểm lịch sử nhất định với khách thể nhất định do vậy kết quả

nghiên cứu của khả năng TUNN là kết quả ngay tại thời điểm được nghiên cứu trong

đề tài với chính khách thể đã được xác lập.

7.1.2. Quan điểm hệ thống cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Các khâu xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng được tiến hành trên cấu trúc đã xác

lập. Các biện pháp nâng cao khả năng TUNN được nghiên cứu trong mối liên hệ chặt

chẽ với nhau, không có biện pháp nào hoàn toàn biệt lập mà chúng nằm trong một

chỉnh thể thống nhất.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Khả năng TUNN của sinh viên nói chung, SVSP nói riêng là một vấn đề đang

được quan tâm. Hiện nay báo chí và các phương tiện truyền thông luôn đề cập đến vấn

đề SVSP ra trường không thể làm tốt nghề được đào tạo, thiếu kỹ năng sư phạm, thiếu

phẩm chất nhân cách nghề nghiệp dẫn đến những tác hại xấu như chất lượng giáo dục

đào tạo kém chất lượng, suy thoái nhân cách đạo đức người giáo viên. Vì vậy, việc tìm

hiểu khả năng TUNN, đề xuất biện pháp nâng cao khả năng TUNN cho sinh viên đáp

ứng với yêu cầu thực tiễn của xã hội.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Mục đích

Xây dựng đề cương nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài; lựa chọn phương

pháp làm cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng khả năng TUNN của SVSP tại

Đại học Quy Nhơn trong TTSP.

- Nội dung

Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến thích ứng, khả năng, khả

5

năng thích ứng, khả năng TUNN, biểu hiện của khả năng TUNN của SVSP,…

- Cách thức nghiên cứu

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở lý

luận của vấn đề nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích

Khảo sát mức độ của khả năng TUNN của SVSP; thu thập thông tin của GV và

GVHD TTSP về việc đánh giá mức độ của khả năng TUNN của SVSP, tìm hiểu các

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng TUNN của SVSP cũng như những biện pháp đề xuất

nhằm nâng cao khả năng TUNN cho SVSP.

- Nội dung

Xây dựng phiếu điều tra bằng bảng hỏi với SVSP, GV trường Đại học Quy

Nhơn và GVHD thực tập tại các cơ sở TTSP.

- Cách thức nghiên cứu

Tổ chức điều tra thử bằng bảng thăm dò trước khi thiết kế bảng hỏi và quy trình

thực hiện cụ thể cho việc điều tra chính thức.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

- Mục đích

Thu thập bổ sung thêm một số thông tin chưa nghiên cứu được bằng phương

pháp điều tra bảng hỏi, khẳng định kết quả nghiên cứu thực trạng, tăng tính thuyết

phục, độ phong phú và thực tế của kết quả nghiên cứu.

- Nội dung

Xây dựng phiếu phỏng vấn đối với SVSP, GV trường Đại học Quy Nhơn và

GVHD thực tập tại các cơ sở TTSP về mức độ của khả năng TUNN của SVSP, khó

khăn SVSP thường gặp phải trong quá trình TTSP và nguyên nhân của thực trạng đó.

- Cách thức nghiên cứu

Soạn thảo phiếu phỏng vấn và quy trình thực hiện cụ thể, tiến hành phỏng vấn, ghi

chép và xử lý thông tin bổ trợ cho việc thực hiện đề tài.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!