Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khả năng sử dụng độ thiệt hại khoảng cách DD để đánh giá tác động của méo phi tuyến gây bởi bộ khuếch đại công suất phát trong các hệ thống 256-QAM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đoàn Thị Thanh Thảo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 27 - 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG ĐỘ THIỆT HẠI KHOẢNG CÁCH DD ĐỂ ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA MÉO PHI TUYẾN GÂY BỞI BỘ KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT PHÁT
TRONG CÁC HỆ THỐNG 256-QAM
Đoàn Thị Thanh Thảo1*
, Đoàn Thanh Hải2
, Đỗ Huy Khôi1
1
Trường ĐH CNTT&TT - ĐHTN, 2
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - ĐHTN
TÓM TẮT
Bài báo giới thiệu cách xác định tham số độ thiệt hại khoảng cách dd (distance degradation) để
đánh giá độ phi tuyến của các bộ khuếch đại công suất và khảo sát sự phụ thuộc của lượng thiệt hại
tỷ số tín trên tạp SNRD (Signal-to-Noise Ratio Degradation) vào thông số dd trong hệ thống điều
chế 256-MQAM đơn sóng mang. Đồng thời bài báo cũng gợi mở ra một hướng nghiên cứu mới
cho việc tính toán một cách giải tích xác suất lỗi bit, nhằm đánh giá tác động của méo phi tuyến
được gây ra bởi các bộ khuếch đại công suất trong hệ thống điều chế đa sóng mang.
Từ khóa: MQAM, méo phi tuyến, độ thiệt hại khoảng cách, lượng thiệt hại tỉ số tín trên tạp.
GIỚI THIỆU CHUNG
Các tác động của méo phi tuyến gây bởi
các bộ khuếch đại công suất phát
Các tác động của méo phi tuyến gây ra bởi bộ
KĐCS trong các hệ thống vô tuyến số MQAM gồm: Trải rộng phổ và gây tạp âm phi
tuyến, tác động dịch chuyển vị trí các tín hiệu
trên mặt phẳng pha, tác động gây ISI phi tuyến
Cách đánh giá tác động của méo phi tuyến
gây bởi bộ khuếch đại công suất phát
Méo phi tuyến gây bởi KĐCS trong các hệ
thống M-QAM có thể làm giảm một cách
nghiêm trọng chất lượng có thể đạt tới được
của hệ thống. Các nghiên cứu chi tiết trong
[5], [7] cho thấy rằng các méo AM/AM và
AM/PM tác động tới chất lượng hệ thống theo
lối tăng cường lẫn nhau (synergistic), tức là
suy giảm chất lượng hệ thống khi tính tới cả
méo AM/AM lẫn AM/PM thì lớn hơn tổng
suy giảm chất lượng của hệ thống khi tính tới
hoặc chỉ méo AM/AM hoặc chỉ méo AM/PM.
Tác động tới chất lượng hệ thống của méo phi
tuyến được đánh giá qua thiệt hại tỷ số tín/tạp
(SNRD Signal-to-Noise Ratio Degradation)
tính tại một giá trị nào đó của xác suất lỗi bít
của hệ thống. Tính tăng cường tác động nói
trên có thể diễn đạt bởi:
Tel: 0984 984199, Email: [email protected]
SNRD(AM/AM và AM/PM) > SNRDAM/AM + SNRDAM/PM
(1)
Đánh giá ảnh hưởng của méo phi tuyến gây
bởi KĐCS tới chất lượng hệ thống trong các
hệ thống vô tuyến số M-QAM là một vấn đề
nan giải. Do tính chất phức tạp của hệ thống,
việc tính toán một cách giải tích là một nhiệm
vụ không thể thực hiện được và nói chung,
mô phỏng máy tính thường được xem là giải
pháp hiệu quả nhất trong việc khảo sát các hệ
thống có các phần tử phi tuyến.
Trong công trình của Amadesi [8], bên cạnh
việc đề xuất sử dụng BO (Back-Off) như một
thông số méo phi tuyến, Amadesi P. và các
cộng sự đã tiến hành mô phỏng hệ thống 16-
QAM với một số bộ khuếch đại TWT và đã
tìm được công thức gần đúng kinh nghiệm để
tính toán SNRD tại BER = 5.10-4
:
K BO SNRD Ae
.
.
[dB] (2)
trong đó:
A = 3,25.sin(2S/9,5 + 5/36) + 5,75 [dB];
K = 2,024 0,05ln(1+e
5,416(S-2,6)) [dB-1
];
= 1,1 [dB];
BO [dB] là độ lùi công suất lối ra (Back-Off)
và S [dB] là độ chênh lệch giữa công suất ra
trong điều kiện hoàn toàn tuyến tính và công
suất bão hoà của bộ KĐCS (với cùng công suất
lối vào ứng với giá trị công suất ra bão hoà).
Mặc dầu công thức đã tìm được tỏ ra tương
đối khớp với kiểm tra thực tế (sai số của việc