Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khả năng sản xuất của một số dòng Lợn đực lai tại tỉnh Bắc Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tạp chí chăn nuôi số 10 - 08 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG LỢN ĐỰC LAI
TẠI TỈNH BẮC GIANG
Thân Văn Hiển
1
, Trần Văn Phùng2
*
1. MỞ ĐẦU
1
Trong chăn nuôi lợn, lợn đực giống có vai
trò hết sức quan trọng để cải thiện các đặc
điểm di truyền ở đời con, đặc biệt đối với
các tính trạng về năng suất và chất lượng
thịt. Trước kia, việc sử dụng đực giống lai
còn gây nhiều tranh luận, nhưng từ những
năm 1970 trở lại đây các nhà nghiên cứu
đã chứng minh được vai trò của lợn đực lai
là kích thích quần thể giống phát triển, với
ưu thế cao hơn lợn đực giống thuần, thời
gian sử dụng lâu hơn, tỷ lệ thụ thai và ưu
thế lai về chỉ tiêu này cao hơn (William. T.
Ah., 1997). Lợn đực giống lai còn góp phần
tạo nên những tổ hợp lai có ưu thế lai về
các tính trạng như số con/lứa, khả năng
sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng…
Bắc Giang là một tỉnh miền núi có ngành
chăn nuôi lợn khá phát triển. Đàn lợn của
tỉnh có 1.002.479 con, trong đó đàn lợn nái
có 160.030 con (Số liệu thống kê ngày
1/10/2007). Đàn lợn đực đã được đầu tư
cả về số lượng và chủng loại. Bên cạnh lợn
đực ngoại thuần như Landrace, Yorkshire,
còn có các dòng lợn đực lai LY, L19, L06,
402…
Việc sử dụng các dòng lợn đực lai này
trong thực tế đã chứng minh được hiệu
quả trên đàn lợn nái ngoại, tuy nhiên đối
với đàn lợn nái nội như Móng Cái vẫn
chưa được nghiên cứu đầy đủ.
1
Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang
2 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
* Tác giả để liên hệ: PGS. TS. Trần Văn Phùng, Phòng thí
nghiệm trung tâm, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên;
ĐT: 0280-753 032 / 0912249218; E-mail:
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung
đánh giá khả năng sản xuất tinh dịch của
một số dòng lợn đực lai và ảnh hưởng của
nó tới sức sản xuất của lợn nái Móng Cái.
2. PHƢƠNG PHÁP
2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm tiến hành trên 12 lợn đực giống
nuôi tại Công ty cổ phần giống chăn nuôi
Bắc Giang, trong đó có 4 lợn đực lai F1 LY
(Landrace x Yorksire), 4 lợn đực lai dòng
L19 và 4 lợn đực giống Landrace thuần
chủng.
Số lượng 12 con lợn đực giống để nghiên
cứu thực hiện đề tài được nhập từ Trung
tâm nghiên cứu giống lợn Thuỵ Phương -
Viện chăn nuôi Quốc gia. Những con lợn
này đã qua kiểm tra năng xuất cá thể và đã
được huấn luyện nhẩy giá.
2.2. Nội dung
- Đánh giá chất lượng tinh dịch của ba
nhóm lợn đực giống. Sử dụng môi trường
TH5 để pha chế và bảo quản tinh dịch lợn
đực.
- Khảo sát ảnh hưởng của lợn đực giống
đến khả năng sản xuất của đàn nái Móng
Cái.
- Khảo sát ảnh hưởng của lợn đực giống
đến khả năng sinh trưởng và chuyển hoá
thức ăn của lợn con sinh ra.
2.3. Phƣơng pháp
2.3.1. Đánh giá chất lượng tinh dịch của
lợn đực giống và dẫn tinh cho lợn nái