Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất các giống mía mới lựa chọn phù hợp cho vùng khô hạn miền trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé KHOA HỌC Vµ C¤NG NGHÖ Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr−êng ®¹i häc n«ng nGhiÖp I - hµ néi
=== D = F * G = E ===
B¸O C¸O CHUY£N §Ò
KÕt qu¶ kh¶o nghiÖm sinh th¸i vµ kh¶o nghiÖm
s¶n xuÊt c¸c gièng mÝa míi lùa chän thÝch hîp
cho vïng kh« h¹n miÒn trung
thuéc ®Ò tµi ®éc lËp cÊp nhµ n−íc
”NGHI£N CøU MéT Sè GI¶I PH¸P KHOA HäC C¤NG NGHÖ NH»M PH¸T TRIÓN
S¶N XUÊT MÝA NGUY£N LIÖU §¹T N¡NG SUÊT CAO CHÊT L−îng tèt, phôc vô
®æi míi c¬ cÊu mïa vô vµ cung cÊp æn ®Þnh mÝa nguyªn liÖu
cho c¸c nhµ m¸y ®−êng t¹i vïng kh« h¹n miÒn trung”
Mã số: ĐTĐL – 2004/05
Người thực hiện: 1. PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn
2. TS Vũ Đình Chính
3. TS Nguyễn Ích Tân
4. ThS Nguyễn Thị Nhẫn
5. ThS Nguyễn Mai Thơm
6619-1
26/10/2007
Hà Nội – 12/2006
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mía là cây trồng nhiệt đới, là cây có khả năng thích nghi rộng, là một
trong những cây đem lại hiệu quả kinh tế cao ở những vùng đất khô hạn, nghèo
dinh dưỡng. Tuy nhiên ở những vùng khí hậu và đất đai khác nhau sẽ đem lại
một năng suất khác nhau cho một giống cây trồng cụ thể. Do đó lựa chọn các
giống mía phù hợp cho một vùng sinh thái nhất định nhằm khai thác điều kiện
sinh thái của vùng đồng thời phát huy tiềm năng của giống đạt tới hiệu quả kinh
tế cao trong sản xuất mía nguyên liệu là hết sức cấp bách và cần thiết, nhất là
hiện nay. Vùng nguyên liệu mía Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống,
Thanh Hóa cũng như vùng nguyên liệu của các nhà máy khác tại vùng mía khô
hạn miền Trung, đang trong thế bất ổn định về diện tích và sản lượng vì ngoài
cây mía đây còn là vùng nguyên liệu của một số cây trồng khác đang phát triển
trên địa bàn của huyện như cây sắn, dứa, cao su, cà phê, lúa và các cây lương
thực hoa màu khác nên việc dẫn đến tình trạng cạnh tranh nhau là điều khó có
thể tránh khỏi. Trong hiện trạng hiện nay ruộng đất đang là quyền sở hữu của
các hộ nông dân.
Do đó cây mía có thể trụ vững và được người nông dân hưởng ứng giành
nhiều diện tích để trồng, thì cây mía phải đem lại lợi nhuận cho họ hơn hẳn các
cây trồng khác như sắn, dứa. Rõ ràng rằng muốn nâng cao năng suất, chất lượng
mía phải lựa chọn các giống mía tốt, phải là “Đất nào giống ấy” cùng kết hợp
với các biện pháp canh tác kỹ thuật phù hợp sẽ là then chốt nâng cao năng suất,
chất lượng mía, góp phần ổn định đời sống người nông dân và phát triển bền
vững vùng mía nguyên liệu.
Qua kết quả điều tra về tình hình điều kiện tự nhiên đất đai vùng nguyên
liệu Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống – Thanh Hóa, cũng đã thể hiện như
vùng mía khô hạn miền Trung cho thấy:
* Về khí hậu
Vùng mía nguyên liệu đa số nằm trong vùng đồi núi thấp, địa hình khá đa
dạng lại nằm sát biển, nằm trong đới nhiệt đới gió mùa ẩm và có tính chất hải
dương đồng thời lại chịu ảnh hường của gió Tây (Lào). Cụ thể:
- Bắt đầu từ tháng 4 những đợt gió Lào đầu tiên xuất hiện đem theo thời
tiết khô nóng, nhưng phải đến tháng 5 mới thực sự nóng và kéo dài đến tháng 9,
mạnh nhất vào tháng 6 và tốc độ gió đạt cấp 6,7. Mùa lạnh bắt đầu vào khoảng
2
tháng 12 và kết thúc vào tháng 3; Tháng 1 lạnh nhất nhưng nhiệt độ trung bình
trên 170
C, số ngày lạnh khoảng 50 ngày, lượng mưa trong mùa lạnh khá lớn,
trên 200mm .
Nhìn chung, nhiệt độ và độ ẩm của vùng khá phù hợp với sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của gió Lào trong nhiều tháng (5 - 6 tháng) đã
gây khô hạn rất nghiêm trọng, ứng với cây mía rơi vào cuối thời kỳ đẻ nhánh và
nằm trọn thời kỳ vươn cao của mía. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng lớn của bão đã
gây tác hại đến sinh trưởng và năng suất của cây mía nói riêng và các cây trồng
khác nói chung.
* Về đất đai
Vùng mía nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống – Thanh
Hóa nói riêng và vùng mía khô hạn miền Trung nói chung, nhận thấy do sự tác
động tổng hợp của các điều kiện khí hậu, thực vật, chế độ thủy văn, địa hình, địa
chất, hoạt động sản xuất và tính đặc thù của vị trí địa lý đã hình thành nên 5
nhóm đất và 10 loại đất với đặc điểm phát sinh và nông học đa dạng . Cụ thể:
- Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất xám bạc màu
- Nhóm đất đen
- Nhóm đất đỏ vàng
- Nhóm đất thung lũng
Trong đó đất trồng mía chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng tiếp
đến là nhóm đất xám bạc màu. Hai loại đất này có thể chiếm tới 70 - 90% diện
tích vùng nguyên liệu của các Công ty đường.
Đa phần đất có thành phần cơ giới từ trung tính đến nặng, cấu trúc khá bền
vững và thoát nước tốt. Hầu hết có độ phì tiềm tàng từ trung bình đến khá, đất có
tầng dày và độ dốc thích hợp cho cây mía chiếm đa số. Tuy nhiên về độ chua
thường từ chua đến rất chua, hàm lượng chất hữu cơ, mùn, đạm tổng số, lân dễ tiêu
và kali trao đổi thấp, đặc biệt là kali ở mức nghèo lên đến 56,82% qua điều tra vùng
nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống – Thanh Hóa.
Từ trên kết quả điều tra tổng thể đi đến phân hạng, thích nghi hiện tại và
tương lai diện tích đất trồng mía của vùng khô miền Trung nói chung và vùng
nguyên liệu mía Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống – Thanh Hóa nói riêng,
đa số diện tích thuộc vùng đất rất thích hợp (S1), đất thích hợp (S2) và ít thích
3
hợp (S3); Trong đó đất rất thích hợp chiếm khoảng 30 – 35% và đất thích hợp
chiếm khoảng 40 – 45%, đất ít thích hợp khoảng 18 – 19%; Vùng đất không
thích hợp có diện tích không đáng kể (0,4% diện tích đất trồng mía).
Do đó, khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất các giống mía lựa
chọn cho vùng mía khô hạn miền Trung, cũng như cho vùng nguyên liệu công ty
CPMĐNC Thanh Hóa, đề tài đã định hướng khảo nghiệm ở ba vùng sinh thái là:
Vùng rất thuận lợi; vùng thuận lợi và ít thuận lợi.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
2.1. Mục đích
Với các giống mía ưu tú đã lựa chọn được qua thí nghiệm so sánh, tiến
hành khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất với ba tiểu vùng (rất thuận
lợi, thuận lợi và ít thuận lợi) của vùng nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường
Nông Cống – Thanh Hóa; Trên cơ sở đó xác định các giống chín sớm, trung
bình và muộn phù hợp với vùng mía khô hạn miền Trung.
2.2. Yêu cầu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển, thời gian qua các giai đoạn
sinh trưởng của các giống mía tại từng tiểu vùng.
- Theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chống đổ của các
giống tại từng tiểu vùng.
- Theo dõi về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
khảo nghiệm tại từng tiểu vùng.
- Theo dõi phẩm chất của các giống ở tại từng tiểu vùng.
III. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khảo nghiệm sinh thái 20 mẫu giống trong đó:
- Nhóm giống chín sớm: Gồm 8 giống (QĐ15B, QĐ94 – 119, QĐ94 – 116, VĐ93 – 159,
TĐĐ22, VĐ84 – 422, VN84 – 4137) và ROC1 làm đối chứng cho khảo nghiệm sinh thái. Khảo
nghiệm sản xuất là các giống: QĐ15B, QĐ94 – 119, QĐ94 – 116, VĐ93 – 159, TĐĐ22, VĐ84 – 422
(6 giống).
- Nhóm chín trung bình: 6 giống (ROC23, VĐ79 – 177, ROC26, QĐ86 – 368, R570)
và ROC10 làm đối chứng cho khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất.
4
- Nhóm chín muộn: 6 giống (QĐ15A, K84 – 200, VN65 – 65, SP70 – 4311, VN63 – 237)
và MY55- 14 làm đối chứng cho khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài để tiến hành khảo nghiệm sinh thái và
khảo nghiệm sản xuất là vùng mía khô hạn khu vực miền Trung. Tuy nhiên,
được sự cho phép của Bộ KH&CN, địa bàn cụ thể để tiến hành khảo nghiệm
sinh thái và khảo nghiệm sản xuất các giống mía có triển vọng là vùng mía
nguyên liệu Công ty CPMĐNC Thanh Hóa bao gồm 4 huyện: Nông Cống, Như
Thanh, Như Xuân, Tĩnh Gia – Diện tích 6.000 ha – Khu vực phía Bắc của vùng
mía khô hạn miền Trung (được ghi trong Hợp đồng số 05/2004/HĐ-ĐTĐL ngày
9/4/2004 ).
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- 20 giống mía ưu tú trong ba nhóm chín: Nhóm chín sớm (8 giống),
nhóm chín trung bình (6 giống) và nhóm chín muộn (6 giống) có nguồn gốc
trong và ngoài nước đã nêu ở phần đối tượng nghiên cứu.
- Các vật tư kỹ thuật: Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,…
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá về khả năng sinh trưởng phát triển của giống được khảo
nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất tại vùng khảo nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng chịu hạn, chống
đổ của các giống tham gia khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất tại
vùng khảo nghiệm.
- Đánh giá được khả năng về năng suất, phẩm chất của các giống tham gia
khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất tại vùng khảo nghiệm.
Trên cơ sở đó so sánh ưu, nhược điểm của các giống tham gia khảo
nghiệm và lựa chọn các giống phù hợp cho vùng.
- Thời gian thực hiện: Vụ xuân 2005 (khảo nghiệm sinh thái), vụ xuân
2006 (khảo nghiệm sản xuất).
Địa điểm nghiên cứu:
A. Cho khảo nghiệm sinh thái
* Cho vùng rất thuận lợi:
Tại nông trường Lê Đình Chinh: thuộc đơn vị đất đai số 7 thuộc loại đất
nâu đỏ trên đá Macma Bazơ, độ dốc 0 - 8o
tầng đất dầy > 70cm, độ phì cao,
nhiệt độ 19 - 210
C, lượng mưa 1.700 – 1.900mm/năm.