Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả khảo nghiệm một số giống ngô lai vụ thu đông 2012 và vụ xuân 2013 tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 19 - 27
19
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI VỤ THU ĐÔNG 2012
VÀ VỤ XUÂN 2013 TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
Trần Trung Kiên1*, Nguyễn Thị Quyên2
, Thái Thị Ngọc Trâm1
1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Giang
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 8 giống ngô tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Kết quả cho thấy
các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng vụ Xuân là 111 - 115 ngày, vụ Thu
Đông từ 101-104 ngày. Tất cả các giống ngô thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm
trung ngày, thích hợp cho điều kiện tăng vụ tại Hà Giang. Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao
cây thấp, chiều cao đóng bắp đạt gần tối ưu, có số lá nhiều và ổn định, chỉ số diện tích lá đạt cao;
khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ gãy khá. Giống LVN092 có khả năng chống đổ, sâu bệnh tốt
nhất. NSTT của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 biến động từ 61,1 - 84,1 tạ/ha. Vụ
Xuân 2013, NSTT của các giống biến động từ 66,8 - 87,5 tạ/ha. Mô hình trình diễn giống LVN092
cho năng suất đạt 85,4 tạ/ha cao hơn giống đối chứng NK4300 từ 19,8%. Giống LVN092 được
người dân lựa chọn để mở rộng diện tích gieo trồng ở các vụ sau.
Từ khóa: Cây ngô, LVN092, mô hình, NK4300.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cây ngô (Zea mays L., thuộc họ hòa thảo
Poaceae hay Gramine). Ngô được trồng ở
khắp nơi trên thế giới từ 3800
Nam đến 5800
Bắc và là một trong những cây lương thực
quan trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Nhu
cầu ngô của thế giới được dự báo sẽ là 852
triệu tấn vào năm 2020 (IRRI, 2003) [10], tăng
45% so với năm 1997, riêng Đông Nam Á nhu
cầu tăng 70% so với năm 1997 (CIMMYT,
IITA 2010) [8] và sẽ là 1 tỷ tấn vào năm 2020.
Dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, trong
khi đó diện tích đất canh tác ngày càng thu
hẹp do sa mạc hóa và xu thế đô thị hóa. Nền
nông nghiệp thế giới ngày nay luôn phải trả
lời làm thế nào để giải quyết đủ năng lượng
cho 8 tỷ người vào năm 2021 và 16 tỷ người
vào năm 2030.
Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những
bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990
đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và
cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Tuy
nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp hơn
trung bình thế giới, năm 2012 đạt 86,9%
(42,95/49,44 tạ/ha) và bằng 55,5% so với Mỹ
(77,4 tạ/ha) (FAOSTAT, 2013) [9]. Mặt khác,
*
Tel: 0983 360276 , Email: [email protected]
nhu cầu ngô ở nước ta trong thời gian tới là rất
lớn, theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp &
PTNT, đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt
Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo
cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong
nước và từng bước tham gia xuất khẩu.
Ở tỉnh Hà Giang, ngô là cây lương thực chính
chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2012, diện tích
ngô là 52,5 nghìn ha, năng suất đạt 32,1 tạ/ha,
sản lượng 168,7 nghìn tấn. Với diện tích trồng
ngô lớn nhất vùng Đông Bắc nhưng năng suất
ngô của tỉnh bằng 74,7% so với trung bình cả
nước (Tổng cục thống kê, 2013) [5]. Nguyên
nhân chủ yếu là sản xuất ngô nhờ nước trời,
chỉ có một phần nhỏ diện tích ở vùng thấp là
có tưới. Vì vậy, giải pháp tối ưu cho việc
nâng cao năng suất và sản lượng ngô ở vùng
này là sử dụng các giống ngô lai chịu hạn và
áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới. Do đó,
cần phải chọn tạo được những giống ngô cho
năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt,
phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
vùng. Để tìm ra được những giống ngô ưu
việt nhất đưa vào sản xuất đại trà, cần tiến
hành quá trình nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ
những giống không phù hợp, giúp cho quá
trình đánh giá và chọn tạo giống đạt hiệu quả
cao nhất.