Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
161.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1952

Kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đàm Thị Bảo Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 173 - 178

173

KẾT QUẢ CAN THIỆP SỚM CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN

Ở HỌC SINH TỪ 6 – 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Đàm Thị Bảo Hoa*

, Nguyễn Văn Tư

Trường Đại học Y –Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh Trường Tiểu

học (TH) Hoàng Văn Thụ và Trung học cơ sở (THSC) Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên sau 2

năm can thiệp.

Phương pháp: Phương pháp mô tả cắt ngang, phương pháp so sánh trước sau can thiệp và so sánh

đối chứng; định lượng kết hợp với định tính để đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp tại 2 trường

TH Hoàng Văn Thụ, THCS Nguyễn Du, và so sánh đối chứng với trường TH Nguyễn Viết Xuân,

THCS Độc lập thành phố Thái Nguyên. Thời gian: Tháng 9/ 2009 – 1/2012.

Kết quả:

- Kết quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT)

học sinh của cha mẹ, giáo viên có sự cải thiện rõ rệt sau khi can thiệp.

- Năng lực CSSKTT học sinh của giáo viên, nhân viên y tế học đường được cải thiện rõ rệt.

- Trường can thiệp có tỷ lệ học sinh có rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) giảm rõ rệt so với ở

trường đối chứng và so với trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả tại trường can thiệp là 42,9% và hiệu

quả can thiệp đạt 56,2%.

- Trong 107 học sinh được tư vấn, chữa trị, có 55 học sinh khỏi hoàn toàn (51,4%); 26 học sinh

thuyên giảm nhiều (24,3%); Có 3 học sinh không thuyên giảm chiếm 2,8%.

Kết luận: Các biện pháp can thiệp sớm các rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại Thành

phố Thái Nguyên đã có kết quả tốt.

Từ khóa: rối loạn tâm thần và hành vi, học sinh, can thiệp, mô hình, kết quả.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Các rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT &

HV) ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và

thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới

[8], [9]. Nếu không được phát hiện và điều trị

kịp thời, có thể để lại hậu quả nặng nề cho trẻ,

cho gia đình, cộng đồng, và gánh nặng cho xã

hội. Việc can thiệp các RLTT & HV gặp

nhiều khó khăn bởi liên quan đến các giai

đoạn phát triển của trẻ, cơ chế sinh bệnh chưa

rõ, ảnh hưởng của yếu tố môi trường… Việt

Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành

niên cao. Khoảng 10 – 20% học sinh Việt

nam có các vấn đề sức khoẻ tâm thần cần

được theo dõi, tư vấn và chữa trị [1], [3], [6],

[7]. Nhưng, việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần

(CSSKTT) tại cộng đồng mới được triển khai

chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động

kinh [2]. Đa số trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm

thần (SKTT) chưa được tiếp cận các dịch vụ

*

Tel: 0979 654 428; Email: [email protected]

can thiệp phù hợp [2], [4], [5]. Nằm trong bối

cảnh chung đó, công tác CSSKTT học sinh ở

Thành phố Thái Nguyên còn đang bỏ ngỏ, số

đề tài nghiên cứu còn rất khiêm tốn. Với mong

muốn tìm ra một mô hình CSSKTT cho học

sinh hiệu quả và phù hợp với các điều kiện

hiện có của Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành

đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả

can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành

vi ở học sinh Trường Tiểu học Hoàng Văn

Thụ và Trung học cơ sở Nguyễn Du Thành

phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở

(THCS).

- Cha mẹ học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm, y tế học đường, y tế

phường cùng địa bàn, cán bộ lãnh đạo nhà

trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!