Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
59
Bài 4: TÍNH GIÁ VÀ HẠCH TOÁN
MỘT SỐ QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU a
Công ty TNHH Thành Đạt hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc với
hai loại sản phẩm chính là áo sơ mi nam (mã
sản phẩm là K) và áo sơ mi nữ (mã sản phẩm
là Q). Trong tháng 8 năm N, để sản xuất công
ty phải bỏ ra những chi phí gồm: Nguyên vật
liệu, nhân công, máy móc, thiết bị, điện,
nước… Sản phẩm sản xuất ra bán với giá cố
định là 185.000đ/sản phẩm K và 205.000đ/sản
phẩm Q.
Là kế toán của công ty, giám đốc giao cho bạn
tính giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng
và hạch toán để xác định kết quả sản xuất
kinh doanh của tháng này. Bạn sẽ làm thế
nào?
Bài học này sẽ giúp bạn thực hiện được nhiệm
vụ tính giá, hạch toán để xác định kết quả sản
xuất kinh doanh thông qua ví dụ thực tế xuyên
suốt tại công ty TNHH Thành Đạt.
Mục tiêu Nội dung
• Nắm rõ quy trình chung của hoạt động
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
sản xuất và doanh nghiệp thương mại.
• Hiểu sự cần thiết của tính giá các đối
tượng kế toán.
• Hiểu rõ các nguyên tắc và qui định về
tính giá các đối tượng kế toán.
• Hiểu rõ trình tự tính giá các đối tượng
kế toán.
• Vận dụng tính giá các đối tượng kế toán
cơ bản.
• Kế toán được một số quá trình kinh
doanh chủ yếu.
• Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng
kế toán.
• Yêu cầu và nguyên tắc tính giá.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá.
• Tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu.
• Kế toán được một số quá trình kinh doanh
chủ yếu.
Thời lượng học Hướng dẫn học
15 tiết học. Học viên nên tìm hiểu quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, tìm kiếm
thông tin về: Giá nhập kho, giá xuất kho, giá
mua, giá bán, giá thành sản xuất...
Bài 4: Tính giá và hạch toán một số quá trình kinh doanh chủ yếu
60
4.1. Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán
4.1.1. Khái niệm tính giá
Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, đo lường và
biểu hiện các đối tượng hạch toán kế toán. Nói cách khác, tính giá là phương pháp
biểu hiện giá trị các đối tượng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc và các qui
định pháp luật của Nhà nước ban hành mà thực chất của việc tính giá là xác định giá
trị ghi sổ kế toán.
4.1.2. Các nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến tính giá
• Nguyên tắc giá gốc
Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của kế
toán. Nguyên tắc này đòi hỏi khi đơn vị mua một
tài sản thì phải ghi chép theo giá phí tại thời điểm
xảy ra và giá phí sẽ không thay đổi nếu giá trị thị
trường của những tài sản có thể thay đổi ở những
thời điểm khác nhau sau này.
VÍ DỤ
Tháng 8 năm N, công ty TNHH Thành Đạt đang có lô nguyên liệu A trong kho với số
lượng 120kg, giá ghi sổ là 81.500.000đ (đơn giá 679.167đ/kg). Trong tháng, công ty
TNHH Thành Đạt tiếp tục mua nguyên vật liệu A, tuy nhiên do giá thị trường của vật
liệu A đã tăng giá nên công ty phải mua vật liệu A với giá 700.000đ/kg.
Lô vật liệu A mới mua về có đơn giá là 700.000đ/kg, vậy lô vật liệu A đang tồn trong
kho có được ghi tăng giá theo giá thị trường hay không?
Trả lời: Không, do áp dụng nguyên tắc giá gốc: Lô sản phẩm bạn mua về được ghi
nhận giá trị tại thời điểm mua và không thay đổi theo giá thị trường trừ khi có những
yêu cầu đặc biệt. Vì thế, lô vật liệu mua trước vẫn được ghi nhận với đơn giá
679.167đ/kg (tổng giá trị 81.500.000đ).
• Nguyên tắc hoạt động liên tục
Hầu hết các doanh nghiệp được tổ chức hoạt động
không ngừng, không có thời gian gián đoạn. Bởi vậy,
trong các báo cáo tài chính về hoạt động của đơn vị có
giả định rằng chúng hoạt động không ngừng.
Nguyên tắc hoạt động liên tục ảnh hưởng đến tính giá tài sản thông qua nguyên tắc giá
gốc. Khi doanh nghiệp hoạt động liên tục, tài sản của doanh nghiệp được dùng để sản
xuất – kinh doanh thì ghi nhận theo giá gốc. Bởi lẽ, tài sản hiện thời không được bán
nên không có căn cứ chắc chắn để ghi nhận giá trị tài sản theo giá thị trường.
VÍ DỤ
Nghiệp vụ 7: Ngày 14/08, mua một máy vi tính xách tay dùng cho phòng kinh doanh,
theo hoá đơn GTGT 076 ngày 08/08 trị giá chưa thuế: 11.000.000đ, thuế GTGT 10%.
Tiền hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Xác định giá trị ghi sổ của máy tính
xách tay tại nghiệp vụ trên?
Công ty TNHH Thành Đạt đang hoạt động liên tục nên ghi nhận tài sản theo giá gốc,
máy vi tính được mua với giá 11.000.000đ. Do đó, giá trị ghi sổ của máy vi tính –
TSCĐ hữu hình là 11.000.000đ.
Nguyên tắc giá gốc