Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán doc
MIỄN PHÍ
Số trang
24
Kích thước
765.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1155

Kế toán trong các doanh nghiệp - Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán

17

BÀI 2: CHỨNG TỪ VÀ SỔ KẾ TOÁN

Công ty TNHH Thành Đạt đã được thành lập

từ tháng 6 năm N, công ty đã hoạt động từ đó

đến nay với việc sản xuất hai loại sản phẩm

chính là áo sơmi nam (mã K) và áo sơmi nữ

(mã Q). Cho đến tháng 8 năm N công ty vẫn

đang tiếp tục tiến hành sản xuất hai sản phẩm

K và Q. Là kế toán của công ty, bạn được giao

nhiệm vụ tập hợp chứng từ, viết các hoá đơn

và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong

tháng. Vậy bạn phải làm gì với các chứng từ

này, bạn sử dụng sổ kế toán nào và ghi chép

ra sao?

Bài học này sẽ giúp bạn tìm hiểu về chứng từ

(cách lập, cách kiểm tra, ghi sổ, lưu trữ) và

tìm hiểu về sổ kế toán (kết cấu, cách mở sổ,

ghi chép, sửa chữa, khoá sổ,…) để từ đó bạn

ứng dụng vào công việc chứng từ và sổ kế

toán ở công ty TNHH Thành Đạt.

Mục tiêu Nội dung

Sau chương này, học viên có thể:

• Hiểu được bản chất của chứng từ kế toán.

• Nội dung của chứng từ và phương pháp

chứng từ kế toán.

• Lập chứng từ kế toán.

• Hiểu và vận dụng các bước của trình tự

luân chuyển chứng từ.

• Hiểu về sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán.

• Hiểu về cách quy trình ghi sổ kế toán.

• Nắm được các hình thức kế toán.

• Khái niệm và ý nghĩa của chứng từ

kế toán.

• Phân loại chứng từ kế toán.

• Các yếu tố bắt buộc và các yếu tố bổ

sung của chứng từ kế toán.

• Trình tự luân chuyển của chứng từ kế

toán.

• Chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán ở

Việt Nam.

Thời lượng học Hướng dẫn học

10 tiết học. • Để học tốt bài này học viên nên tìm hiểu

quy trình của các nghiệp vụ chủ yếu diễn

ra trong doanh nghiệp, các chứng từ đi

kèm của các hoạt động kinh tế diễn ra

trong doanh nghiệp.

• Nên tìm hiểu cách lập, nhận, trình tự luân

chuyển các chứng từ kế toán trong doanh

nghiệp và các sổ sách kế toán cần phải có

trong các doanh nghiệp.

Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán

18

2.1. Khái niệm và nội dung của chứng từ kế toán

2.1.1. Khái niệm

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính

phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán (điều 4, khoản 7 Luật kế toán).

Phương pháp chứng từ: Việc sử dụng bản chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp

vụ kinh tế, tài chính thực sự đã phát sinh theo thời gian, địa điểm và nội dung kinh tế,

sau đó cung cấp kịp thời những thông tin trên bản chứng từ cho các bộ phận quản lý

có liên quan đồng thời cung cấp thông tin cho việc ghi sổ kế toán được gọi là phương

pháp chứng từ kế toán.

Nội dung phương pháp chứng từ được thể hiện ở hai công việc sau:

• "Sao chụp" nguyên trạng các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thuộc đối tượng

hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm và sự vận động của từng loại đối tượng đó.

• Thông tin kịp thời về tình trạng và sự vận động của từng đối tượng hạch toán kế

toán theo yêu cầu của công tác quản lý nghiệp vụ.

2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của chứng từ kế toán

2.1.2.1. Vai trò

Chứng từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu (đầu vào) được xem như nguồn nguyên

liệu mà kế toán sử dụng để qua đó tạo lập lên những thông tin có tính tổng hợp và hữu

ích để phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau.

Do có vai trò trên nên việc tổ chức, vận dụng chế độ chứng từ kế toán có ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng của thông tin kế toán.

2.1.2.2. Ý nghĩa

Chứng từ kế toán có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và về mặt

pháp lý. Cụ thể:

• Chứng từ kế toán là bằng chứng để chứng minh sự hình

thành, tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế

tài chính của đơn vị.

• Chứng từ gắn sự phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế,

tài chính với trách nhiệm vật chất của các cá nhân, đơn

vị có liên quan đến nghiệp vụ. Nhờ vậy, chứng từ góp

phần vào việc tăng cường hạch toán nội bộ gắn liền với

lợi ích cũng như trách nhiệm vật chất của các đối tượng

liên quan.

• Đối với hệ thống hạch toán kế toán, chứng từ là cơ sở cho việc phân loại, tổng hợp

các nghiệp vụ kinh tế, tài chính để vào sổ sách kế toán đồng thời theo dõi từng đối

tượng hạch toán kế toán cụ thể.

2.1.3. Phân loại chứng từ

Chứng từ kế toán sử dụng trong đơn vị rất đa dạng và liên quan đến nhiều đối tượng

kế toán khác nhau. Do vậy, để hiểu được chứng từ nhằm sử dụng chúng một cách tốt

nhất thì việc phân loại chứng từ là điều hết sức cần thiết. Có nhiều cách phân loại

chứng từ khác nhau theo các tiêu thức khác nhau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!