Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế toán tài chính doanh nghiệp đặc thù: Tài liệu tham khảo / Dương Nguyễn Thanh Tâm, Lý Hoàng Oanh, Nguyễn Quỳnh Hoa
PREMIUM
Số trang
216
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1587

Kế toán tài chính doanh nghiệp đặc thù: Tài liệu tham khảo / Dương Nguyễn Thanh Tâm, Lý Hoàng Oanh, Nguyễn Quỳnh Hoa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐẶC THÙ

Đồng chủ biên:

TS. Dương Nguyễn Thanh Tâm

Ths. Lý Hoàng Oanh

Thư ký: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐẶC THÙ

Đồng chủ biên:

TS. Dương Nguyễn Thanh Tâm

Ths. Lý Hoàng Oanh

Thư ký: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa

i

LỜI MỞ ĐẦU

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau tồn tại góp phần phát triển kinh tế. Kế toán

tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý các doanh nghiệp nói

riêng và quản lý vĩ mô nói chung. Kế toán tài chính cung cấp thông tin giúp người sử

dụng thông tin có một nhận thức rõ ràng, hệ thống và thực tế về hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, từ đó rút ra những nhận xét giúp ích cho sự phát triển của

doanh nghiệp. Kế toán tài chính các doanh nghiệp đặc thù với sản phẩm đầu ra là báo

cáo tài chính, giúp các nhà đầu tư, đối tác có các quyết định kinh tế phù hợp. Hơn nữa,

kế toán tài chính các doanh nghiệp đặc thù cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý

Nhà nước như thuế, thanh tra tài chính để các cơ quan này có cơ sở kiểm tra, kiểm soát

hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đánh giá trách nhiệm của doanh nghiệp đặc thù

đối với nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo Kế toán tài chính doanh nghiệp đặc thù đã mang đến cho

người đọc những kiến thức chuyên môn nền tảng cập nhật theo luật và chế độ kế toán

hiện hành về kế toán tại các loại hình doanh nghiệp như: thương mại, vận tải, nhà hàng,

khách sạn, xây lắp; đáp ứng nhu cầu học tập, công tác. Tài liệu tham khảo này ngoài các

vấn đề lý thuyết cốt lõi, chúng tôi còn minh họa bằng các tình huống cụ thể, các câu hỏi

trắc nghiệm và bài tập kèm hướng dẫn giải giúp người đọc, đặc biệt sinh viên thuộc khối

ngành kinh tế tiếp cận Kế toán tài chính tại các doanh nghiệp đặc thù một cách hiệu quả.

Hơn nữa, thông qua những bài tập thực hành, bài tập tình huống người đọc có thể tiếp

cận và xử lý các nghiệp vụ thực tế và mở rộng sự hiểu biết của mình, góp phần vào việc

hoàn thiện kiến thức. Nội dung được trình bày trong tài liệu này gắn liền với kết cấu của

đề cương môn học Kế toán tài chính tại các doanh nghiệp đặc thù.

Tài liệu tham khảo “Kế toán tài chính tại các doanh nghiệp đặc thù ” được trình

bày thành 3 chương:

Chương 1: Kế toán doanh nghiệp thương mại

Chương 2: Kế toán các doanh nghiệp dịch vụ

Chương 3: Kế toán doanh nghiệp xây lắp

ii

Trong lần biên soạn này, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những thay đổi trong các

văn bản pháp lý cũng như cố gắng hoàn thành tài liệu tham khảo với tinh thần trách

nhiệm cao nhất, song có thể không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong

muốn nhận được những ý kiến chân thành từ đồng nghiệp và quý bạn đọc để tài liệu

được hoàn thiện hơn.

Tập thể tác giả

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

BCTC Báo cáo tài chính

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BPBH Bộ phận bán hàng

CCDC Công cụ dụng cụ

CK Chứng khoán

CKTM Chiết khấu thương mại

CL Chênh lệch

CNSX Công nhân sản xuất

CP Chi phí

CPSX Chi phí sản xuất

DN Doanh nghiệp

DP Dự phòng

DT Doanh thu

ĐVT Đơn vị tính

GBC Giấy báo Có

GBN Giấy báo Nợ

GGS Giá ghi sổ

GPH Giá phát hành

GTGT Giá trị gia tăng

KH Khách hàng

KKĐK Kiểm kê định kỳ

KKTX Kê khai thường xuyên

KPCĐ Kinh phí công đoàn

iv

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

LNST Lợi nhuận sau thuế

MG Mệnh giá

NH Ngân hàng

NLĐ Người lao động

NVĐTXDCB Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

NVL Nguyên vật liệu

PL Phế liệu

QLDN Quản lý doanh nghiệp

SCT Sổ chi tiết

SX Sản xuất

SP Sản phẩm

SXKD Sản xuất kinh doanh

TGNH Tiền gửi ngân hàng

TNCN Thu nhập cá nhân

TK Tài khoản

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TNDN HH Thu nhập doanh nghiệp hiện hành

TSCĐ Tài sản cố định

TT Tổn thất

TTĐB Tiêu thụ đặc biệt

VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VĐT Vốn đầu tư

VĐTCSH Vốn đầu tư của chủ sở hữu

VLC Vật liệu chính

VLP Vật liệu phụ

XDCB Xây dựng cơ bản

v

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... I

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... III

MỤC LỤC ................................................................................................................................ V

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.............................................1

1.1. Đặc điểm hoạt động thương mại 1

1.2. Kế toán hoạt động mua bán hàng hóa trong nước 1

1.2.1. Kế toán hoạt động mua hàng trong nước 1

1.2.2. Kế toán hoạt động bán hàng trong nước 13

1.3. Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu 29

1.3.1. Kế toán hoạt động xuất – nhập khẩu trực tiếp 29

1.3.2. Kế toán hoạt động xuất – nhập khẩu ủy thác 37

1.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 52

1.4.1. Kế toán doanh thu, thu nhập 52

1.4.2. Kế toán chi phí 59

1.4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 81

1.5. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 84

CÂU HỎI TỰ LUẬN..............................................................................................................86

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ..................................................................................................87

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ......................................................92

BÀI TẬP..................................................................................................................................93

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP..............................................................................................98

KẾT LUẬN ...........................................................................................................................101

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP CÁC DỊCH VỤ..........................................102

2.1. Kế toán doanh nghiệp vận tải 102

2.1.1. Đặc điểm hoạt động của đơn vị vận tải 102

2.1.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải 103

2.1.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động vận tải. 112

2.2. Kế toán doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng 114

2.2.1. Đặc điểm hoạt động của nhà hàng 114

2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ nhà hàng 115

vi

2.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 123

2.3. Kế toán khách sạn 126

2.3.1. Đặc điểm hoạt động của khách sạn 126

2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn 127

2.3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 135

2.4. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 136

CÂU HỎI TỰ LUẬN............................................................................................................138

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................138

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ....................................................143

BÀI TẬP................................................................................................................................144

BÀI TẬP KẾ TOÁN VẬN TẢI...........................................................................................144

BÀI TẬP KẾ TOÁN NHÀ HÀNG......................................................................................147

BÀI TẬP KẾ TOÁN KHÁCH SẠN....................................................................................151

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP............................................................................................153

KẾT LUẬN ...........................................................................................................................163

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...................................................164

3.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp 164

3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 165

3.2.1. Kế toán chi phí sản xuất 165

3.2.2. Kế toán xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang 174

3.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

lắp 175

3.3. Kế toán doanh thu, chi phí của hợp đồng xây dựng 181

3.3.1. Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 181

3.3.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 184

3.3.3. Kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng 186

3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 189

3.5. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 189

CÂU HỎI TỰ LUẬN............................................................................................................190

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ................................................................................................190

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ....................................................196

BÀI TẬP................................................................................................................................197

vii

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP............................................................................................204

KẾT LUẬN ...........................................................................................................................206

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ I

1

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

MỤC TIÊU

Sau khi nghiên cứu xong chương này, người học sẽ:

 Khái quát được những đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa trong nước,

hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập khẩu ủy thác trong doanh

nghiệp thương mại.

 Vận dụng, giải thích được các công việc liên quan đến kế toán hoạt động mua

bán hàng hóa trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp và xuất nhập

khẩu ủy thác doanh nghiệp thương mại

 Tổng hợp được các số liệu kế toán của doanh nghiệp thương mại để kế toán xác

định kết quả kinh doanh, kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp thương mại.

1.1. .Đặc điểm hoạt động thương mại

Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị

trường tiêu dùng. Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông

hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến tiêu dùng thông qua mua và bán. Doanh

nghiệp thương mại đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng trên thị

trường. Hàng hoá trong kinh doanh thương mại mua về với mục đích để bán. Hàng mua

về có thể từ nhiều nguồn khác nhau, giá cả khác nhau. Phương thức bán hàng trong kinh

doanh thương mại rất đa dạng. Doanh nghiệp thương mại cần chú ý đến thời gian lưu

chuyển hàng hoá của các loại hàng để có kế hoạch dự trữ hợp lý.

1.2. .Kế toán hoạt động mua bán hàng hóa trong nước

1.2.1. Kế toán hoạt động mua hàng trong nước

1.2.1.1. Những vấn đề chung về kế toán mua hàng hóa trong nước

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, hàng hóa là một trong

những tài sản thuộc nhóm hàng tồn kho. Hàng hóa trong nền kinh tế bao gồm các nhóm:

hàng vật tư – thiết bị, hàng công nghệ thực phẩm tiêu dùng, hàng lương thực thực phẩm

chế biến, hàng hóa bất động sản.

Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao

đổi giữa doanh nghiệp thương mại và người bán về trị giá hàng hoá thông qua quan hệ

thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang

2

hình thái hàng hoá Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá nhưng mất quyền

sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

Kế toán mua hàng cần ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời tình hình

thu mua, vận chuyển hàng hóa, xác định chính xác giá trị và số lượng thực tế nhập kho

của hàng hóa, qua đó giám đốc chặt chẽ tình hình thu mua hàng hóa, tình hình nợ phải

trả nhà cung cấp.

Doanh nghiệp cần kiểm tra chặt chẽ việc dự trữ hàng hóa, phát hiện kịp thời các

mặt hàng thiếu hụt, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, tổ chức tốt hạch toán chi tiết nhằm

hạn chế thiệt hại, động viên mọi nguồn vốn tại doanh nghiệp nhằm tăng nhanh tốc độ

chu chuyển vốn.

Kế toán cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu mua, dự trữ, tiêu thụ hàng hóa

cho nhà quản trị để điều hành hoạt động mua hàng của doanh nghiệp và thông tin về

tình hình dự trữ hàng hóa, phương pháp hạch toán hàng tồn kho trên báo cáo tài chính

cho người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua

hàng trong nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các

quốc gia khác). Phương thức mua hàng trong nước có thể là mua hàng trực tiếp, mua

hàng theo phương thức chuyển hàng.

 Mua hàng trực tiếp: là phương thức mua hàng mà đại diện doanh nghiệp giao

dịch trực tiếp với bên bán và hàng hóa được doanh nghiệp tự vận chuyển hoặc doanh

nghiệp thuê đơn vị vận tải vận chuyển về kho.

 Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: là phương thức mua hàng mà đại

diện doanh nghiệp giao dịch với bên bán và bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng

hóa đến kho của doanh nghiệp mua. Chi phí vận chuyển có thể do bên bán hoặc bên mua

chịu tùy theo quy định của hợp đồng.

Hàng hóa mua về được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện

được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. (Đoạn 4,

VAS 02). Giá gốc của hàng hóa bao gồm tất cả chi phí phát sinh từ lúc doanh nghiệp

bắt đầu mua hàng hóa đến lúc hàng hóa được nhập kho.

Giá thực tế nhập kho của hàng hóa bao gồm hai thành tố: Giá mua của hàng hóa

và chi phí thu mua hàng hóa. Việc phân chia giá gốc của hàng hóa nhập kho thành hai

3

thành tố như thế xuất phát từ thực tiễn phát sinh của chúng ở nhiều thời điểm khác nhau

và có thể một chi phí thu mua hình thành nên giá của nhiều loại hàng hóa nhập kho nên

việc tách riêng chi phí thu mua hàng hóa ra khỏi giá mua hàng hóa trong giá gốc là để

phản ánh hai giá trị này vào hai tài khoản chi tiết của tài khoản hàng hóa riêng biệt, giúp

tính toán chính xác giá xuất kho của từng loại hàng hóa đã tiêu thụ.

Giá mua của hàng hóa bao gồm:

 Giá mua theo hóa đơn chưa bao gồm thuế trừ (-) các khoản chiết khấu thương

mại, giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua bị trả lại.

 Các khoản thuế không được Nhà nước hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ

đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)

 Chi phí thu mua hàng hóa có liên quan (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ…

trong quá trình mua hàng)

1.2.1.2. Chứng từ kế toán

 Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng (liên 2), phiếu nhập kho, biên bản kiểm

tra hàng lúc nhập kho và hóa đơn vận chuyển.

 Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng (liên 1 – sử dụng cho trường hợp hàng

mua trả lại), phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê...

 Phiếu kê mua hàng (sử dụng trong trường hợp mua các mặt hàng nông lâm thủy

hải sản) trên thị trường tự do.

 Phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy thanh toán tạm ứng.

1.2.1.3. Tài khoản kế toán

Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho có 02 phương pháp là kê khai thưởng xuyên

và kiểm kê định kỳ. Tài liệu tham khảo này trình bày theo phương pháp kê khai thường

xuyên.

Khi doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

thì tài khoản kế toán sử dụng cho nghiệp vụ mua hàng như sau:

 TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

4

Bên Nợ Bên Có

Giá trị hàng hóa đã mua đang đi đường Giá trị hàng hóa đang đi đường đã về

nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng

Số dư bên Nợ: Giá trị hàng hóa đã mua

nhưng chưa nhập kho

 TK 156 – Hàng hóa

Bên Nợ Bên Có

Trị giá mua vào của hàng hoá nhập kho

theo hoá đơn mua hàng (kể cả thuế nhập

khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp nếu

có)

Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát

sinh

Trị giá hàng hoá thuê ngoài gia công,

chế biến hoàn thành, nhập kho (gồm giá

mua vào và chi phí gia công)

Trị giá hàng hoá bị người mua trả lại đã

nhập kho

Trị giá hàng hoá phát hiện thừa qua

kiểm kê tại kho.

Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS mua

về để bán và của BĐS đầu tư chuyển

thành hàng tồn kho

Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu

thụ trong kỳ

Các khoản giảm giá hàng mua được

hưởng

Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu, hư hỏng,

mất phẩm chất tại kho, tại quầy

Trị giá thực tế của HH BĐS bán trong kỳ

chuyển thành BĐS đầu tư.

Số dư bên Nợ:

Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho

Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho

Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS tồn

kho.

Tài khoản 156 "Hàng hoá" có ba tài khoản cấp 2:

+ TK1561 "Giá mua hàng hoá”.

+ TK1562 "Chi phí thu mua hàng hoá”

+ TK 1567 “Hàng hóa bất động sản”

 Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" (chi tiết tài khoản 1331 Thuế GTGT

được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ): Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT

5

đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, đã hoàn lại và còn được khấu trừ, còn được hoàn

lại của hàng mua.

 Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong

nước, kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như 111, 112, 141, 331...

1.2.1.4. Phương pháp kế toán mua hàng hóa trong nước

Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ trong giá thực tế của hàng mua không tính thuế GTGT đầu vào, ngược lại các

doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải tính cả thuế GTGT trong

giá thực tế của hàng mua.

a. Trường hợp hàng hóa đã mua và nhập kho trong cùng kỳ kế toán.

Trong trường hợp này kế toán đã nhận được hóa đơn và hàng đã về nên thực hiện

thủ tục nhập kho. Khi nhận được hàng, kế toán và các bộ phận có liên quan thực hiện

thủ tục nhận hàng và lập biên bản kiểm nghiệp vật tư. Căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập

kho thực hiện các nghiệp vụ kế toán.

Ví dụ như ngày 20/6/N DN nhận được hóa đơn về 500 hàng hóa A, đến ngày

30/6/N nhận được 500 hàng hóa A nhập kho. Kỳ kế toán là quý, vì vậy tình huống nêu

trên là trường hợp hàng mua mua và nhập kho trong cùng kỳ kế toán.

 Đối với hàng hóa mua trong nước nhập kho :

+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 156 (1561) Hàng hóa: Giá mua HH (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được KT: Số tiền thuế GTGT được KT

Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT

+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 156 (1561): Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331, 141: Giá mua hàng hóa bao gồm thuế GTGT

 Đối với hàng hóa mua trong nước gửi đi bán thẳng hoặc giao ngay cho khách

hàng:

+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi bán (Giá trị HH gửi bán chưa bao gồm thuế GTGT)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá mua HH chưa có thuế GTGT) bán trực

tiếp

6

Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT được KT: Số tiền thuế GTGT được KT

Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá thanh toán (bao gồm thuế GTGT)

+ DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi bán (Giá trị HH gửi bán bao gồm thuế GTGT)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Giá mua HH có thuế GTGT) bán trực tiếp

Có TK 111, 112, 331, 141… : Giá thanh toán (bao gồm thuế GTGT)

 Các khoản chi phí thu mua hàng hóa được theo dõi trên TK 1562:

Nợ TK 156 (1562) – Chi phí thu mua hàng hóa (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 : Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 141, 331 : Giá thanh toán

Hoặc ghi theo giá thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo

phương pháp trực tiếp)

Nợ TK 156 (1562) Chi phí thu mua hàng hóa

Có TK 111, 112, 141, 331…

Ví dụ 1.1: Mua hàng đã có hóa đơn, phiếu nhập kho.

Công ty long thực SAF tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mua 10 tấn

gạo giá mua 6.000.000đ/tấn, thanh toán sau 30 ngày. Chi phí vận chuyển chở về nhập

kho 1.200.000đ, trả ngay bằng tiền mặt.

Hướng dẫn xử lý (đơn vị tính 1.000đ)

1a. Nợ TK 156 (1) 60.000

Nợ TK 133 6.000

Có TK 331 66.000

1b. Nợ TK 156 (2) 1.200

Nợ TK 133 120

Có TK 331 1.320

Các bút toán trên sẽ được ghi vào các sổ kế toán thích hợp

b. Trường hợp hàng hóa đã mua đi đường

Khi nhận được hóa đơn về lô hàng mua, kế toán chưa ghi sổ ngay mà lưu hóa đơn

vào tập hồ sơ riêng để theo dõi. Nếu trong kỳ kế toán hàng về thì kế toán ghi sổ như

trường hợp hàng và hóa đơn cùng về. Trường hợp cuối kỳ kế toán hàng chưa về, ghi:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Kế toán tài chính doanh nghiệp đặc thù: Tài liệu tham khảo / Dương Nguyễn Thanh Tâm, Lý Hoàng Oanh, Nguyễn Quỳnh Hoa | Siêu Thị PDF