Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế toán tài chính 2. Bài tập / Trần Tuyết Thanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BÀI KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
Kế toán chênh lệch tỷ giá và xuất nhập khẩu
Bài 1:
Nhập khẩu một lô hàng theo giá CIF/Saigon port 200.000 USD. Biết tỷ giá tại NHTM
mua/bán lần lượt là 20.200đ/USD, 20.300đ/USD. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất
thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Hàng đã về nhập kho. Tỷ giá trên tờ khai 20.000đ/usd.
Yêu cầu: Hãy xác định trị giá nhập kho thực tế của lô hàng trên trong 2 trường hợp:
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
(Biết rằng giá tính thuế là giá CIF).
Bài 2:
Nhập khẩu một lô hàng theo giá FOB/Osaka port là 200.000 EUR, phí bảo hiểm 6% theo
giá FOB. Chi phí vận tải ngoài nước là 20.000 EUR. Biết tỷ giá NHTM mua vào là 1 EUR
=23.700 VND, bán ra 1 EUR = 23.900 VND. Thuế nhập khẩu 50%, thuế GTGT hàng nhập
khẩu 10%. Hàng đã về nhập kho. Biết tỷ giá trên tờ khai hải quan là 20.000đ/EUR
Yêu cầu: Hãy xác định trị giá mua thực tế của lô hàng trên trong 2 trường hợp:
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
(Biết rằng giá tính thuế là giá CIF)
Bài 3:
Đầu năm 20x0, công ty Đại Phát vay 50.000 USD tại ngân hàng Eximbank, tỷ giá mua
vào 20.500 đ/USD,bán ra 20.800 đ/USD, khoản vay này đến cuối ngày 30.09.20x1 là đến hạn
trả. Cuối năm 20x0, tỷ giá cuối kỳ mua vào 20.900 đ/USD, bán ra 21.100 đ/USD.
Hãy cho biết:
1. Cuối năm kế toán doanh nghiệp làm những công việc gì?
2. Giả sử đến ngày trả nợ vay, tỷ giá ngày 30.09.20x1 là 20.400 VND/USD, kế toán
sẽ làm công việc gì?
3. Tình huống trên ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp vào cuối năm
20x0 và năm 20x1 như thế nào?
Bài 4: Trích số liệu tại Công ty MHK năm 20x0 như sau:
Số dư đầu kỳ TK 1122: 20.000 x 21.000đ/usd
Các tài khoản khác có số dư giả định là hợp lý.
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua ngoại tệ tại Ngân hàng ACB nhập TK TGNH 50.000 usd bằng tiền mặt VNĐ, tỷ
giá mua/bán tại NHTM lần lượt là 21.100/21.400đ/usd.
2. Rút TGNH bằng ngoại tệ nhập quỹ TM (vnd) 30.000 usd, tỷ giá mua/bán tại NHTM
lần lượt là 21.200/21.500đ/usd.
3. Khách hàng A ứng trước 10.000 usd bằng TGNH, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt
là 21.150/21.350đ/usd.
4. Ký quỹ để tham gia đấu thầu 10.000 usd bằng TGNH, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần
2
lượt là 21.120/21.330đ/usd.
5. Nhận lại tiền ký quỹ ở NV4, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt là 21.180/21.440đ/usd.
6. Ứng trước tiền cho nhà cung cấp M 5.000 usd, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt là
21.200/21.580đ/usd.
Yêu cầu:
1. Xác định các đối tượng kế toán, tỷ giá được lựa chọn để ghi nhận cho từng đối tượng.
2. Xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
4. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ lúc cuối kỳ, biết tỷ giá mua/bán cuối
kỳ tại NHTM lần lượt là 21.180/21.450đ/usd.
Bài 5: Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty XNK HÀ LÊ, hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
SDĐK: TK 1122 (EXIMBANK): 10.000 USD x 21.000 đ/usd.
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Khách hàng A ứng trước tiền hàng 5.000 usd bằng TGNH, tỷ giá mua/bán tại NHTM
lần lượt là 21.020/ 21.350đ/usd.
2. Xuất khẩu 1 lô hàng cho khách hàng A trị giá 13.000 usd, thuế XK 2%, tỷ giá mua/bán
tại NHTM lần lượt là 21.120/ 21.550đ/usd, tỷ giá trên tờ khai hải quan 21.400đ/usd. Trị
giá xuất kho 240 triệu đồng.
3. Sau khi bù trừ phần ứng trước, khách hàng A thanh toán bằng TGNH, tỷ giá mua/bán
tại NHTM lần lượt là 21.160/ 21.430đ/usd.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 6: Trích số liệu tại Công ty XNK Hoàng Long như sau:
Số dư đầu kỳ TK 1122: 30.000 usd x 21.000đ/usd
Các tài khoản khác có số dư giả định là hợp lý.
1. Nhận góp vốn từ công ty M 100.000 usd bằng TGNH, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần
lượt là 21.050/ 21.350đ/usd.
2. Đầu tư liên kết vào tập đoàn Thành Công 80.000usd bằng TGNH, tỷ giá mua/bán tại
NHTM lần lượt là 21.150/ 21.450đ/usd.
3. Cho Công ty M vay 18 tháng 20.000 usd bằng TGNH, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần
lượt là 21.180/ 21.460đ/usd, lãi suất 14%/năm, nhận lãi định kỳ 3 tháng 1 lần vào đầu
mỗi 3 tháng.
Yêu cầu:
1. Xác định các đối tượng kế toán, tỷ giá được lựa chọn để ghi nhận cho từng đối tượng.
2. Xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
4. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ lúc cuối kỳ, biết tỷ giá mua/bán cuối
kỳ tại NHTM lần lượt là 21.170/21.430đ/usd.
Bài 7:
Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty XNK TIẾN ĐẠT, hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
SDĐK: TK 1122 (NH Ngoại thương): 190.000 USD x 20.800 VNĐ/USD.
1. Công ty ký hợp đồng với Công ty MIKON (Indonesia) để nhập khẩu một lô hàng
3
hóa, trị giá hợp đồng theo giá CIF/Saigon port là 200.000USD.
2. Khách hàng A ứng trước 30.000 usd bằng TGNH, tỷ giá mua/bán tại NHTM lần
lượt là 20.850/ 21.050đ/usd.
3. Doanh nghiệp làm thủ tục mở L/C tại Ngân hàng ngoại thương ký quỹ 30,000
USD (bằng tiền gởi ngân hàng), tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt là
20.500/20.800đ/USD.
4. Số hàng nhập khẩu trên đã về đến Cảng Sà
i Gò
n, hải quan đã hoàn tất thủ tục
nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế TTĐB 20%, thuế GTGT hàng
nhập khẩu 10%. Tỷ giá trên tờ khai hải quan là 20.500đ/USD. Doanh nghiệp
chuyển tiền gửi ngân hàng nộp đủ thuế. Doanh nghiệp đã tiến hành giám định số
hàng trên chuyển về nhập kho đầy đủ. Tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt là
20.600/ 20.900đ/USD.
5. Ngân hàng Ngoại thương đã chuyển tiền trả cho Công ty MIKON (đã trừ vào tiền
ký quỹ, đồng thời báo Nợ số tiền còn lại của lô hàng). Chuyển khoản thanh toán
phí ngân hàng 100USD. Tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt là 20.700/
21.000đ/USD.
Yêu cầu: Định khoản kế toán và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại
ngày lập BCTC, biết rằng tỷ giá mua/bán cuối kỳ tại NHTM lần lượt là 20.880/ 21.060đ/usd.
Bài 8:
Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty XNK TACIMEX, hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
SDĐK: TK 1122 (NH Ngoại Thương): 120.000 USD X 20.500 đ/USD.
1. Ký một hợp đồng nhập khẩu một lô hàng hóa với công ty OSAIMEX (Nhật Bản),
trị giá lô hàng theo giá FOB/Osaka Port là 100.000 USD.
2. Công ty ký quỹ tại Ngân hàng Ngoại thương 30% giá trị lô hàng ở nghiệp vụ 1,
tỷ giá mua/bán tại NHTM lần lượt là 20.800/21.000 đ/USD.
3. Phí bảo hiểm 6% giá trị lô hàng, phí vận chuyển ngoài nước là 10.000 USD đã
thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng. Bên xuất khẩu thông báo hàng đã rời cảng,
Ngân hàng Ngoại thương đã chuyển tiền trả cho người xuất khẩu (đã trừ vào tiền
ký quỹ, đồng thời báo Nợ số tiền còn lại của lô hàng). Hàng đã về tới Cảng Sài
Gòn, Công ty tiến hành kiểm nhận và nhập kho đầy đủ. Thuế nhập khẩu 10%,
thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tỷ giá trên tờ khai là 20.600đ/USD. Toàn bộ
số tiền thuế Công ty đã nộp bằng tiền gởi ngân hàng. Tỷ giá mua/bán tại NHTM
lần lượt là 20.700/ 21.100đ/USD.
4. Chi phí vận chuyển hàng từ Cảng Sài Gòn về kho Công ty 3.300.000 (trong đó
có thuế GTGT thuế suất 10%), đã thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản kế toán.
Bài 9:
Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty VAKIMEX, hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
1. Mua một lô hàng theo giá mua chưa có thuế GTGT: 150.000.000đ, thuế GTGT
10%. Tiền hàng đã thanh toán bằng tiền gởi ngân hàng. Đã nhập kho đủ.
2. Xuất kho lô hàng trên ra cảng Sài gòn để làm thủ tục xuất khẩu (bán cho Công ty
TARGET -Mỹ) theo giá FOB/Saigon port là 100.000 USD. Chi phí chuyển hàng