Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế hoạch lao động việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời kì 2010-2015 .DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng
1. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước
1.1Bối cảnh quốc tế
Xu hướng chung của nền kinh tế thế giới tiếp tục được phục hồi ,thị
trường thế giới sôi động hơn; tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và của các
đối tác chính của ta trong 5 năm 2010-2015 sẽ tăng nhẹ so với 5 năm 2006-
2010. Các luồng vốn đầu tư ODA, FDI và gián tiếp sẽ được phục hồi dần.
Việt Nam sẽ tham gia đầy đủ lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và gia nhập
WTO, đây là cơ hội thuận lợi để VN chủ động đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế, thực hiện thành công Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu
hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, cải thiện vị thế quốc tế của
mình.
Cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công
nghệ sinh học sẽ tiếp tục phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp và tiếp tục tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thế giới.
Trong 5 năm qua, tình hình khu vực và thế giới đã có nhiều diễn biến bất
lợi, các cuộc xung đột cục bộ, khủng bố, đấu tranh sắc tộc diễn ra đã ảnh
hưởng đến tình hình kinh tế thế giới; giá cả các mặt hàng lên xuống thất
thường, nhất là các mặt hàng thuộc ngành nguyên, vật liệu, vật tư thiết yếu
ảnh hưởng đến sản xuất tiêu dùng; thị trường xuất khẩu bị thu hẹp dần; một số
ngành sản xuất trong nước chưa nắm bắt kịp diễn biến của thị trường thế giới,
chưa thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng chưa bền vững; nhiệm vụ cho kế
hoạch 5 năm 2010-2015 đặt ra rất lớn.
Trịnh Tuấn Bảo. Lớp KTPT k 47B_QN 1
Tình hình chính trị thế giới và khu vực trong 5 năm sẽ tiếp tục diễn biến
phức tạp, khó lường, xung đột cục bộ, khủng bố cục bộ, khủng bố và những
bất ổn khác, những khó khăn lớn có thể còn kéo dài; các thế lực phản động
tiếp tục chống phá hòng gây mất ổn định chính trị-xã hôi nước ta.
1.2Tình hình trong nước
Việt Nam sau khi thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế
hoạch 5 năm 2010-2015; năng lực và trình độ sản xuất đã có bước tăng lên;
cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực, chất lượng tăng trưởng nhiều
ngành, lĩnh vực có cải thiện; các doanh nghiệp thích nghi với thị trường thế
giới.
Nước ta đang được các tổ chức quốc tế đánh giá có ổn định cao về chính
trị-xã hội; Thể chế kinh tế thị trường đã vận hành có hiệu quả; những cơ chế
chính trị của Đảng và Nhà nước ban hành đã đi vào cuộc sống và phát huy
tính tích cực, thu hút cao hơn các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; đặc biệt là
phát huy tối đa nguồn nội lực để chủ động hướng vào các mục tiêu đầu tư,
nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh
tế.
Bên cạnh đó những kết quả tích cực đạt được trong tiến trình cải cách
hành chính thời gian qua, nhất là những cải cách thể chế kinh tế, đổi mới bộ
máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ...đã có những tác động tích cực
trong việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.
Trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, quy mô sản
xuất nhỏ bé, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển
dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và
quốc tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Khả
năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp Việt Nam còn
thấp so với yêu cầu; trong khi đó lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA,
Trịnh Tuấn Bảo. Lớp KTPT k 47B_QN 2
WTO và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh
tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát
triển trong giai đoạn mới; tệ nạn xã hội còn nghiêm trọng; trật tự; an ninh ở
một số vùng chưa tốt. Cải cách hành chính tiến hành chậm; hiệu lực quản lý
của nhà nước còn hạn chế; các loại bệnh dịch như SARS, dịch cúm gà vẫn có
nguy cơ xẩy ra, ảnh hưởng bất lợi tới phát triển kinh tế.
2. Tình hình kinh tế của Đà Nẵng
2.1 Thuận lợi
Vị trí chiến lược của Đà Nẵng đến nay đã được xác định rõ là đô thị loại
1 cấp quốc gia, là thành phố động lực cho phát triển của cả khu vực trọng
điểm miền Trung, Tây Nguyên; là định hướng phát triển công nghiệp, hiện
đại hóa theo tinh thần Nghị quyết 33 của Bộ Chính Trị; là điểm cuối của hành
lang kinh tế Đông-Tây qua Cảng Đà Nẵng.
Đà Nẵng nằm giữa 3 di sản văn hóa thế giới: Hội An, Cố đô Huế và
Thánh địa Mỹ Sơn tạo tiềm năng du lịch hấp dẫn và là điểm đến cho cả khu
vục; ngoài ra Đà Nẵng còn có các danh lam thắng cảnh thiên nhiên như : Bán
đảo Sơn Trà, Đèo Hải Vân, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà núi Chúa, nhiều bãi biển
đẹp...
Thành phố có nguồn nhân lực dồi dào, là trung tâm đào tạo Đại học, sau
đại học cao đẳng, công nhân kỹ thuật và lành nghề...
Tình hình kinh tế- xã hội trong thời gian qua đã có nhiều phát triển, nhất
là cơ sở hạ tầng là cơ sở nền tảng để ổn định, bền vững cho phát triển sản xuất
kinh doanh và các loại hình dịch vụ; cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đã có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực là công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp, chú trọng phát
triển công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp có giá trị gia tăng cao và công
nghiệp phụ trợ.
Trịnh Tuấn Bảo. Lớp KTPT k 47B_QN 3
Cơ chế chính sách phát triển kinh tế của Đà Nẵng ngày càng được mở
rộng trên các lĩnh vực tài chính, hợp tác đầu tư, ngoại giao...mở rộng thị
trường trong nước và xuất khẩu...
Công tác quản lý và điều hành của UBND thành phố và các cấp, các
ngành trong thời gian qua đã phát huy có hiệu quả và đúc kết được nhiều kinh
nghiệm thực tiễn sẽ tạo đà để nâng cao trong 5 năm tới .
Kết quả công tác chỉnh đốn Đảng đã mang lại nhiều hiệu quả làm cho
nhân dân gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND
thành phố ...
Nhân dân thành phố Đà Nẵng giàu truyền thống cách mạng, cần cù sáng
tạo, quan tâm xây dựng đời sống mới trong các khu dân cư, đồng lòng chung
sức cùng thành phố phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, hưởng ứng
tham gia xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực.
2.2 Khó khăn và thách thức
Tính tương đồng giữa các tỉnh, thành phố mièn Trung còn cao; nguồn
lực, nguyên nhiên liệu, lao động...sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh
trong cơ chế phát triển dẫn đến hạn chế chung khả năng.
Chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số tế còn thấp; khả
năng cạnh tranh còn yếu; doanh nghiệp và sản phẩm dịch vụ còn quá thấp làm
hạn chế lớn trong phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là hiệu quả đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH chưa có khả năng tăng trưởng, nhất
là lĩnh vực đầu tư trong nước đối với các thành phần kinh tế đối ngoài quốc
doanh và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), trong khi ywwu
cầu đòi hỏi phát triển lại rất lớn.
Các vấn đề bức xúc về mặt xã hội: tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường hiện
còn nhiều phức tạp.
Trịnh Tuấn Bảo. Lớp KTPT k 47B_QN 4