Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế hoạch của các địa phương phát triển các loại hình thương mại và kinh doanh dịch vụ pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
Dịch vụ là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế. Thực tế cho
thấy không có quốc gia nào trên thế giới mà trong nền kinh tế của mình lại thiếu
ngành dịch vụ. Ở nước ta cũng vậy, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế của cả nước, sản xuất chỉ có thể phát triển, đời sống tiêu dùng của nhân dân chỉ
được nâng cao khi mà dịch vụ phát triển tương ứng. Ngược lại dịch vụ cũng chỉ có
thể phát triển được khi tồn tại một nền kinh tế sản xuất phát triển và có nhu cầu tiêu
dùng cao.
Dịch vụ là một ngành tổng hợp nhiều phân ngành khác nhau, trong đó dịch
vụ thương mại đóng vai trò rất quan trọng vì nó điều tiết nền kinh tế làm tiền đề cho
sự phát triển.
Quận Hải Châu là một quận nằm ở trung tâm Thành phố Ðà Nẵng nên hoạt
động thương mại dịch vụ phát triển mạnh nhưng không vì vậy mà ngành thương
mại dịch vụ ở quận không được quan tâm mà chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa
để khai thác tốt nhất tiềm năng của ngành giúp cho quận có một thị trường thương
mại rộng lớn và tăng thêm khả năng giao lưu với các nước trong khu vực, khi mà
Thành phố Ðà Nẵng trở thành đô thị loại I.
Vì vậy em chọn đề tài: “Những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch phát
triển Thương mại - dịch vụ của quận Hải Châu năm 2005” làm báo cáo tốt
nghiệp.
Nội dung của đề tài được trình bày như sau:
Phần I. Những vấn đề cơ bản về ngành thương mại - dịch vụ.
Phần II. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành thương mại -
dịch vụ của quận Hải Châu năm 2002 - 2004.
Phần III. Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thương mại -
dịch vụ năm 2005.
Ðể hoàn thành được đề tài này, ngoài sự nổ lực của bản thân là sự giúp đỡ
hướng dẫn tận tình của các cô chú phòng kinh tế và của quý thầy cô, đặc biệt là thầy
Nguyên Cao Luân. Do việc tiếp xúc với thực tế còn hạn chế nên trong quá trình xây
dựng đề tài còn hạn chế và thiếu sót. Kính mong được sự thông cảm của cô chú
phòng kinh tế Quận Hải Châu và thầy cô.
PHẦN I. NHỮNG VẤN ÐỀ CƠ BẢN VỀ NGÀNH THƯƠNG MẠI - DỊCH
VỤ.
1.1. Khái quát chung:
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về ngành TM - DV:
1.1.1.1. Nội thương:
Nội thương là một ngành kinh tế độc lập chuyên về tổ chức lưu thông hàng
hóa tức là chuyên mua bán hàng hóa trên thị trường.
Công thức chung của thương mại là: T - H - T’. Lúc này tiền đóng vai trò là
phương tiện tổ chức lưu thông hàng hoá. Nó đã làm thay đổi bản chất của hoạt động
lưu thông hàng hóa (H - T - H)
Lưu thông hàng hóa được thực hiện dưới hình thức lưu chuyển hàng hóa.
Ðây là quá trình vận động sản phẩm vật chất từ sản xuất đến tiêu dùng thông qua thị
trường và tiền tệ.
Lưu chuyển hàng hóa được thực hiện dưới 2 hình thức:
+ Lưu chuyển hàng hóa bán buôn là một phạm trù của lưu chuyển hàng hóa
phản ánh việc giao dịch mua bán hàng hóa nhằm mục đích chuyển bán. Bán cho các
doanh nghiệp tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu.
+ Lưu chuyển hàng hóa bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông
hàng hóa, hàng hóa kết thúc quá trình vận động chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang
tiêu dùng cá nhân thông qua hoạt động mua bán trực tiếp.
1.1.1.2. Ngoại thương:
Ðây là ngành kinh tế độc lập, thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa giữa
thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Bao gồm các hoạt động mua bán
hàng hóa giữa một quốc gia với các quốc gia khác, đồng thời kèm theo các dịch vụ
sửa chữa, bảo hành, thanh toán...
1.1.2. Nhiêm vụ và chức năng của ngành thương mại - dịch vụ:
1.1.2.1. Nhiệm vụ:
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phát triển TM - DV bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt, dễ dàng trong
cả nước, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của đời sống.
Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước:
vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế quốc
dân nói chung và trong lĩnh vực TM - DV nói riêng.
Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh. chống
trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả, hàng kém phẩm chất, thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với Nhà nước, xã hội và người lao động.