Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
§Ò ¸n kÕ ho¹ch ho¸ ph¸t triÓn NguyÔn §øc Kiªn
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 10 năm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, nước ta đã đạt được nhiều thành tích kinh tế- xã hội quan
trọng. Tổng sản phẩm quốc dân trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm
1991 GDT bình quân đầu người( giá hiện hành) tăng từ 222 USD lên 400
USD năm 2000, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt.
Trong 5năm 1991- 1995, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm
về tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% , 1996-2000 đạt 7%, cơ cấu GDT theo
ngành đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nônglâm- ngư nghiệp, tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch
vụ.
Kế hoạch 5năm 2001- 2005 là bước mở đầu quan trọng trong việc
thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa kinh tế nước ta
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là1 bộ phận quan trọng
trong đó đề cập đến việc tổ chức phát triển các ngành kinh tế một cách cân
đối hơn trong tình hình mới, phù hợp với nhu cầu yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là một yêu cầu quan trọng đối với
nước ta. Bởi cơ cấu kịnh tế là một vấn đề có tính chiến lược, là định hướng để
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế. Tuy nhiên , trong tình
hình hiện nay của nền kinh tế nước ta, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đang và sẽ gặp phải không ít những khó khăn và trở ngại
Trong khuôn khổ baì viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót , do trình
độ, kinh nghiệm, tài liệu hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô giaó và các bạn để cho bài viết về một bản kế hoạch được hoàn chỉnh hơn.
Hà nội , ngày 25-11-2001.
Khoa KÕ ho¹ch – Ph¸t triÓn – Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
§Ò ¸n kÕ ho¹ch ho¸ ph¸t triÓn NguyÔn §øc Kiªn
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ VÀ MÔ HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ NƯỚC
CHƯƠNG I. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH .
I. CƠ CẤU KINH TẾ
1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế bao gồm
các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế và
mối quan hệ cơ bản tương đối ổn định bên trong nó, tồn tại trong một thời
gian nhất định .
Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, vừa mang tính lịch sử và xã hội
nhất định. Mác đã khẳng định" Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những
quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực
lượng sản xuất vật chất..." và cơ cấu là " Một sự phân chia về chât lượng và
một tỷ lệ về số lượng của những qúa trình sản xuất xã hội".
Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến động gắn với sự thay đổi và phát triển
không ngừng của ban thân các yếu tố, bộ phận trong nền kinh tế và nhưng
mối quan hệ của chúng.
2. Vai trò của cơ cấu kinh tế
Mỗi loại cơ cấu có từng vai trò cụ thể nhưng xét trên giác độ tác động tới
quá trình phát triển thì cơ cấu kinh tế có những vai trò sau:
a. Tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã được vạch ra
trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước cũng như từng
ngành và từng địa phương.
b. Khai thác và phát huy tốt nhất, đạt hiệu quả sử dụng cao nhất những
nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện xây dựng đất nước, phát triển
kinh tế, nhằm đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, tạo ra
Khoa KÕ ho¹ch – Ph¸t triÓn – Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
§Ò ¸n kÕ ho¹ch ho¸ ph¸t triÓn NguyÔn §øc Kiªn
nhiều sản phẩm hàng hoá đa dạng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, văn hoá
không ngừng tăng lên của người lao động và của toàn xã hội.
c. Tạo điều kiện thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế trong mối quan hệ sản
xuất phù hợp.
d. Thúc đẩy qúa trình phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, bảo đảm
và tăng cường sức mạnh quỗc phòng, giữ vững thành quả của công cuộc xây
dựng đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân nhanh chóng hoà nhập
vào thị trường thế giới.
3. Các loại cơ cấu kinh tế và đặc điểm của nó.
a. Cơ cấu ngành kinh tế:
Là tổng thể các ngành hợp thành nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ tỷ
lệ về chất lượng và số lượng giữa các ngành đó với nhau trong quá trình tạo
nên tổng thể nền kinh tế.
Là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, là cốt lõi của chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục
tiêu của chiến lược đề ra.
Cơ cấu ngành được xác định trong 5 năm ( 2001 - 2005) tới:
Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 20 -21%.
Công nghiệp và xây dựng: 38 - 39%.
Dịch vụ: 40 - 41%
Nền kinh tế được chia thành 3 ngành lớn , trong đó lại phân chia thành
các ngành nhỏ khác: ngành cấp 2, ngành cấp 3, ngành cấp 4 .
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế.
Sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang
phát triển.
b. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Khoa KÕ ho¹ch – Ph¸t triÓn – Trêng §¹i häc Kinh tÕ quèc d©n