Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

K24B tcnh tran thi hong linh final
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1521

K24B tcnh tran thi hong linh final

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

TRẦN THỊ HỒNG LINH

Hà Nội - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng

Thương mại cổ phần Quân đội

Ngành: Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: TRẦN THỊ HỒNG LINH

Người hướng dẫn: PGS.TS ĐẶNG THỊ NHÀN

Hà Nội - 2019

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá

nhân tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã

được kiểm toán và công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận

văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với

thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ

nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Linh

2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian tham dự khóa học cao học Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại

học Ngoại Thương, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã trang bị thêm kiến

thức và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

“Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới

PGS.TS Đặng Thị Nhàn và các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính Ngân hàng, Khoa

Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Ngoại Thương đã chỉ dẫn tận tình và tạo

những điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài này.

Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ngân hàng

TMCP Quân đội nói chung và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan nói riêng

đã cung cấp thông tin, số liệu và đóng góp những đánh giá, nhận định xác đáng, vô

cùng quý báu để tác giả có thể hoàn hành nghiên cứu.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Linh

MỤC LỤ

3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...................................................vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................ ix

LỜI GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................... 5

1.1. Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng .............................................................................. 5

1.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng ........................................................................... 6

1.2.1. Mối quan hệ giữa các bên phụ thuộc.......................................................... 6

1.2.2. Tính độc lập................................................................................................ 8

1.2.3. Hoạt động ngoại bảng................................................................................. 8

1.2.4. Tiến hành dựa trên cơ sở chứng từ.............................................................. 9

1.2.5. Tính không thể hủy ngang......................................................................... 10

1.2.6. Tính tách biệt............................................................................................ 10

1.3. Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng................................................... 10

1.3.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng.......................................................... 10

1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng................................................................. 11

1.4. Phân loại bảo lãnh ngân hàng............................................................................ 13

1.4.1. Bảo lãnh trực tiếp/ gián tiếp...................................................................... 13

1.4.2. Phân loại dựa trên mục đích bảo lãnh...................................................... 14

1.5. Quy trình bảo lãnh ngân hàng........................................................................... 16

1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng..................................... 19

1.6.1. Nhân tố khách quan.................................................................................. 19

1.6.2. Nhân tố chủ quan...................................................................................... 20

1.7. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại............................ 27

1.7.1. Đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh..................................................... 27

1.7.2. Đối với bên nhận bảo lãnh........................................................................ 28

1.7.3. Đối với bên được bảo lãnh....................................................................... 29

1.8. Kinh nghiệm về bảo lãnh ngân hàng trên thế giới và một số ngân hàng thương

mại tại Việt Nam................................................................................................... 30

1.8.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.........................................30

1.8.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại Việt Nam.......................32

1.8.3. Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam..........33

4

2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội

.........35

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................ 35

2.1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 37

2.1.3. Phân tích SWOT........................................................................................ 37

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh................................................................ 41

2.2. Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại MB.............................................................. 49

2.2.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................... 49

2.2.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.................................. 52

2.2.3. Đánh giá nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại MB....................................... 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI............................................................... 85

3.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội................. 85

3.1.1. Định hướng phát triển chung.................................................................... 85

3.1.2. Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh.............................................. 89

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội

.........90

3.2.1. Xây dựng kế hoạch hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh trong từng giai đoạn.

90

3.2.2. Mở rộng thị trường bảo lãnh ngân hàng................................................... 92

3.2.3. Nâng cao hoạt động marketing................................................................. 93

3.2.4. Quản lý hiệu quả cơ cấu tổ chức nhân sự................................................. 95

3.3. Kiến nghị........................................................................................................... 96

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Cơ quan quản lý nhà nước..................... 96

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam........................................... 96

3.3.3. Kiến nghị với khách hàng.......................................................................... 97

KẾT LUẬN............................................................................................................ 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... viii

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH HỒ SƠ BẢO LÃNH CỦA MB

PHỤ LỤC 2: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BẢO LÃNH

PHỤ LỤC 3: MẪU THƯ BẢO LÃNH VAY VỐN

PHỤ LỤC 4: MẪU THƯ BẢO LÃNH THANH TOÁN

PHỤ LỤC 5: MẪU THƯ BẢO LÃNH DỰ THẦU

PHỤ LỤC 6: MẪU THƯ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

PHỤ LỤC 7: MẪU THƯ BẢO LÃNH BẢO HÀNH

5

PHỤ LỤC 8: MẪU THƯ BẢO LÃNH TIỀN TẠM ỨNG

6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

AgriBank Vietnam Bank for Agriculture and Ngân hàng Nông nghiệp và

Rural Development Phát triển nông thôn Việt

Nam

AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo

BPM Business Process Management Quản lý quy trình nghiệp vụ

CIB Corporate and Institutional Doanh nghiệp lớn

Banking

CIC Credit Information Center Trung tâm Thông Tin Tín

Dụng

Eximbank Export Import Bank Ngân hàng Thương mại cổ

phần Xuất nhập khẩu Việt

Nam

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

ICC International Chamber of

Commerce

MB Military Bank Ngân hàng TMCP Quân đội

NHNN State Bank of Vietnam Ngân hàng Nhà nước

RM Relationship Management Chuyên viên Quản lý Quan

hệ khách hàng

SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TCTD Financial Institution Tổ chức tín dụng

Techcombank Vietnam Technological and Ngân hàng TMCP Kỹ

Commercial Joint Stock Bank Thương Việt Nam

URDG 758 Uniform Rules for Demand Bộ quy tắc thống nhất về bảo

Guarantees lãnh trả tiền ngay

Vietcombank Joint Stock Commercial Bank For Ngân hàng TMCP Ngoại

Foreign Trade Of Viet Nam Thương Việt Nam

Vietinbank Vietnam Joint Stock Commercial Ngân hàng TMCP Công

Bank for Industry and Trade Thương Việt Nam

VND Vietnam Dong Việt Nam đồng

7

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂ

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa 4 bên tham gia quy trình bảo lãnh ................................. 2

Y

Sơ đồ 1.2: Quy trình bảo lãnh gián tiếp................................................................... 18

Sơ đồ 2.1: Quá trình hình thành và phát triển.......................................................... 36

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý…………………………………………………37

Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo lãnh theo quy định chung của NHNN.............................. 53

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo loại hình................................................ 41

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo nhóm đối tượng.................................... 41

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ huy động vốn/ Tổng nguồn vốn.................................................. 41

Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn........................................................................... 46

Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu................................................................................. 46

Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh số và số dư bảo lãnh…………………………….57

Biểu đồ 2.7: Tình hình số dư bảo lãnh phân theo loại hình...................................... 61

Biểu đồ 2.8: Tình hình số dư bảo lãnh phân loại theo phân khúc khách hàng......... 67

Biểu đồ 2.9: Tình hình doanh thu phí bảo lãnh........................................................ 70

Bảng 1.1: Phân loại dựa trên mục đích bảo lãnh...................................................... 15

Bảng 2.1: Sử dụng vốn............................................................................................ 44

Bảng 2.2: Doanh thu phí dịch vụ............................................................................. 47

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh................................................................. 48

Bảng 2.4: Doanh số và số dư bảo lãnh..................................................................... 57

Bảng 2.5: Số lượng thư bảo lãnh............................................................................. 58

Bảng 2.6: Số dư bảo lãnh phân theo loại hình......................................................... 60

Bảng 2.7: Số dư bảo lãnh phân loại theo phân khúc khách hàng............................. 66

Bảng 2.8: Doanh thu phí bảo lãnh........................................................................... 69

Bảng 2.9: So sánh biểu phí một số ngân hàng......................................................... 71

Bảng 3.1: Mục tiêu kinh doanh 2019....................................................................... 88

9

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Căn cứ Quyết định số 3019/QĐ-ĐHNT ngày 20/12/2018 của Hiệu trưởng

Trường Đại học Ngoại Thương về việc giao đề tài và phân công người hướng dẫn

luận văn thạc sĩ cho học viên cao học Khóa 22, 23 và 24 các chuyên ngành Quản trị

kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh thương mại và Kinh tế quốc tế, với

đề tài được phê duyệt “Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân

đội”, tôi đã gặp gỡ, xin ý kiến PGS.TS Đặng Thị Nhàn triển khai lần lượt các nội

dung: xây dựng đề cương tóm tắt, xây dựng đề cương chi tiết; nghiên cứu, xây dựng

dự thảo nội dung các chương trong luận văn. Trên cơ sở các nội dung định hướng,

chỉnh sửa, ý kiến góp ý bổ sung của giáo viên hướng dẫn, tôi đã chỉnh sửa hoàn

thành luận văn. Luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung cơ bản như sau:

Một là, nêu ra những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, đưa ra

các tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh

tại các Ngân hàng thương mại.

Hai là, phân tích thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân

đội, từ đó thấy được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

để có định hướng, giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại

MB.

Ba là, trên cơ sở định hướng hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng

TMCP Quân đội, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần

hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại MB.

1

LỜI GIỚI THIỆU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại

cũng không ngừng mở rộng và phát triển. Bên cạnh các ngân hàng thương mại Nhà

nước là các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh và các

chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh thị trường như vậy thì sự cạnh tranh

là không thể tránh khỏi và lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất của hệ thống ngân hàng là

nghiệp vụ tín dụng truyền thống hay còn gọi là nghiệp vụ cho vay. Tín dụng luôn được

coi là hoạt động cốt lõi của ngành ngân hàng. Đây cũng là nghiệp vụ đem lại nguồn thu

nhập lớn nhất, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn thu nhập hoạt động của một ngân

hàng thương mại. Tuy nhiên, gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước

siết chặt tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng thương mại đang thực hiện xu hướng

dịch chuyển tích cực bằng cách giảm dần phụ thuộc vào tín dụng, tìm kiếm cơ hội tăng

trưởng lợi nhuận nhờ vào các hoạt động ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập từ hoạt động

dịch vụ. Thu nhập dịch vụ chủ yếu đến từ phí giao dịch, phí thanh toán quốc tế, cùng

các dịch vụ giá trị gia tăng khác như bảo hiểm, môi giới, bán chéo, thẻ tín dụng và ngân

hàng số, trong đó không thể không kể đến phí bảo lãnh.

Như vậy, ngoài những nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng

thương mại trên thế giới đã áp dụng các nghiệp vụ khác trong đó có nghiệp vụ bảo

lãnh ngân hàng. Ra đời vào những năm 1970s của thế kỷ 20, bảo lãnh ngân hàng

đang không ngừng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Cho đến nay tại các quốc gia phát triển, bảo lãnh đã trở thành một trong những

nghiệp vụ ngân hàng phát triển nhất mang lại lợi nhuận tăng trưởng qua các năm.

Trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng vẫn còn được

coi là một nghiệp vụ mới mẻ nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát

triển của nền kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn nhanh chóng

và dễ dàng hơn; đồng thời đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho các ngân hàng.

Nghiệp vụ bảo lãnh đã được Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) thực hiện

ngay từ những năm đầu thành lập vào năm 1994. Với năng lực tài chính và mức độ

tín nhiệm cao của mình, trong suốt 25 năm qua MB đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị

2

trường, mang lại nguồn thu nhập đáng kể và dần đưa hoạt động bảo lãnh trở thành

một trong những hoạt động thiết yếu của ngân hàng. Tuy vậy, MB cũng đối mặt với

không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ bảo lãnh trong

nền kinh tế hiện nay, trên cơ sở lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế của Ngân hàng

TMCP Quân đội, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân

hàng TMCP Quân đội” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Hoạt động bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ mang lại nguồn doanh thu

phí lớn cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Hiện có nhiều công trình

nghiên cứu liên quan tới “hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng”, tác giả tổng

hợp một số nghiên cứu liên quan như sau:

Nguyễn Thị Cúc Phương (2017), “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn Thạc

sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn đề cập khá rõ nét đến những lý luận cơ

bản về hoạt động bảo lãnh; tìm hiểu, phân tích và đánh giá hoạt động bảo lãnh; từ

đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các khó khăn tồn tại của hoạt động bảo lãnh tại

BIDV – Chi nhánh Đà Nẵng. Tuy nhiên, quy mô nghiên cứu về nghiệp vụ bảo lãnh

được đặt trong điều kiện và môi trường hoạt động khá hẹp tại một Chi nhánh của

BIDV.

Lưu Thị Thùy Linh (2018), “Phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nước tại

Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Châu”, luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại

học Hải Phòng. Nội dung của luận văn đã đề cập đến hệ thống hóa cơ sở lý luận về

phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nước của các ngân hàng thương mại; đánh giá thực

trạng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi

nhánh Hải Châu; từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị mà MB – Chi nhánh Hải

Châu có thể tham khảo và vận dụng để phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nước tại

đơn vị. Tuy vậy, luận văn mới chỉ tập trung vào nghiệp vụ bảo lãnh trong nước,

chưa đề cập đến bảo lãnh nước ngoài; phạm vi nghiên cứu tại quy mô Chi nhánh

Hải Châu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!