Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

K23A qtkd đào đức mạnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-----------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ GIẢNG
VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
ĐÀO ĐỨC MẠNH
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-----------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Động lực làm việc của cán bộ giảng viên
trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Đào Đức Mạnh
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. ĐÀO NGỌC TIẾN
Hà Nội - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên
Đào Đức Mạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Đào Ngọc
Tiến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô trường Đại học Ngoại
thương đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập để tôi có nền tảng kiến thức thực hiện
luận văn này.
Học viên
Đào Đức Mạnh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ..............................................................................................v
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................4
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước................................................................................4
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài...............................................................................7
1.3. Khoảng trống nghiên cứu.......................................................................................................13
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG........................................15
2.1. Mô hình các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động........15
2.1.1. Xây dựng mô hình.............................................................................................................15
2.1.2. Đo lường các biến trong mô hình...............................................................................18
2.2. Mẫu nghiên cứu..........................................................................................................................21
2.2.1. Về giới tính...........................................................................................................................21
2.2.2. Về độ tuổi..............................................................................................................................21
2.2.3. Về trình độ chuyên môn..................................................................................................22
2.2.4. Về chức danh.......................................................................................................................22
2.2.5. Về thâm niên........................................................................................................................23
2.3. Mã hóa các biến..........................................................................................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG..................................................................................................................................................27
3.1. Động lực làm việc của người lao động.............................................................................27
3.1.1. Tác động của việc tạo động lực làm việc cho người lao động......................27
3.1.2. Các lý thuyết về động lực làm việc của người lao động..................................29
3.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại trường Đại học
Ngoại thương.........................................................................................................................................33
iv
3.2.1. Giới thiệu về trường Đại học Ngoại thương..........................................................33
3.2.2. Thực trạng lao động tại trường Đại học Ngoại thương....................................38
3.2.3. Công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên tại trường Đại học
Ngoại thương....................................................................................................................................43
3.3. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tạo động lực làm việc của cán
bộ giảng viên trường ĐH Ngoại thương...................................................................................52
3.3.1. Kết quả thống kê:...............................................................................................................52
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) .. 56
3.3.3. Kết quả mô hình hồi quy................................................................................................61
3.3.4. Các kết luận rút ra từ mô hình......................................................................................64
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG..............................................67
4.1. Bối cảnh phát triển, định hướng phát triển của trường ĐH Ngoại thương và
tác động tới động lực làm việc của cán bộ giảng viên........................................................67
4.1.1. Bối cảnh phát triển của trường ĐH Ngoại thương..............................................67
4.1.2. Tác động của bối cảnh tới động lực làm việc của cán bộ giảng viên.........70
4.1.3. Ý kiến của người lao động tại trường ĐH Ngoại thương................................71
4.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên...........................................74
4.2.1. Giải pháp về đặc điểm công việc................................................................................74
4.2.2. Giải pháp về chính sách đãi ngộ.................................................................................75
4.2.3. Giải pháp về quan hệ công việc...................................................................................76
4.2.4. Giải pháp về các nhân tố khác trong nhóm các nhân tố thúc đẩy................77
4.2.5. Giải pháp hỗ trợ công tác tăng cường động lực làm việc................................78
4.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................79
4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................................................79
4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..........................................................................................80
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Các yếu tố chủ yếu tác động đến động lực làm việc ......................................... 7
Bảng 2.1. Thang đo về động lực làm việc của người lao động tại Trường ĐH
Ngoại thương ...................................................................................................................... 18
Bảng 2.2. Thang đo về đặc điểm công việc của người lao động tại Trường ĐH
Ngoại thương ...................................................................................................................... 19
Bảng 2.3. Thang đo về môi trường làm việc của người lao động tại Trường ĐH
Ngoại thương ...................................................................................................................... 20
Bảng 2.4. Thang đo về chính sách đãi ngộ đối với người lao động tại Trường ĐH
Ngoại thương ...................................................................................................................... 20
Bảng 2.5. Mã hóa các biến ................................................................................................. 24
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động của Trường Đại học Ngoại thương theo chức năng ........... 38
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động của Trường Đại học Ngoại thương theo giới tính giai đoạn
2014 - 2017 ......................................................................................................................... 39
Bảng 3.3. Cơ cấu lao động của Trường Đại học Ngoại thương theo giới tính ............... 40
Bảng 3.4. Cơ cấu lao động của Trường Đại học Ngoại thương theo trình độ
chuyên môn ......................................................................................................................... 41
Bảng 3.5. Trợ cấp cho cán bộ, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo ... 47
Bảng 3.6. Công tác khen thưởng con cán bộ, viên chức .................................................. 47
Bảng 3.7. Số lượng đề tài NCKH của trường ĐH Ngoại thương giai đoạn
2014 - 2018 ............................................................................................................... 49
Bảng 3.8. Số lượng thi đua, khen thưởng của trường ĐH Ngoại thương giai đoạn
2014 - 2018 ......................................................................................................................... 50
Bảng 3.9. Phân tích cỡ mẫu của biến phụ thuộc ............................................................... 53
Bảng 3.10. Phân tích cỡ mẫu của nhóm biến về Đặc điểm công việc ............................ 54
Bảng 3.11. Phân tích cỡ mẫu của nhóm biến về Môi trường làm việc ........................... 54
Bảng 3.12. Phân tích cỡ mẫu của nhóm biến về Chính sách đãi ngộ ............................. 55
Bảng 3.13. Thống kê các biến độc lập và biến phụ thuộc trước và sau khi chạy kiểm
định Cronbach’s Alpha ...................................................................................................... 56
vi
Bảng 3.14. Sự thay đổi của các biến độc lập sau các lần xoay.................................57
Bảng 3.15. Phân tích hệ số KMO và Kiểm định Bartlett..........................................57
Bảng 3.17. Ma trận xoay các biến độc lập................................................................59
Bảng 3.18. Phân tích tương quan Pearson................................................................61
Bảng 3.19. Mô hình hồi quy.....................................................................................62
Bảng 3.20. Thống kê tóm tắt mô hình......................................................................63
Hình 2.1. Mô hình các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động
tại trường Đại học Ngoại thương..............................................................................15
Hình 2.2. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo giới tính............................................21
Hình 2.3. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo độ tuổi...............................................22
Hình 2.4. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo trình độ chuyên môn.........................22
Hình 2.5. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo chức danh nghề nghiệp.....................23
Hình 2.6. Tỷ lệ người tham gia khảo sát theo thâm niên công tác............................23
Hình 3.1. Tháp nhu cầu của Maslow........................................................................29
Hình 3.2. Cơ cấu lao động theo các cơ sở đào tạo của trường ĐH Ngoại thương
năm 2017...................................................................................................................42
Hình 3.3. Cơ cấu lao động theo các bộ phận chức năng của trường ĐH Ngoại thương
năm 2017...................................................................................................................43
vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Việc nâng cao động lực làm việc cho cán bộ giảng viên trường Đại học Ngoại
thương là một yêu cầu thực tế, song không hề dễ thực hiện. Do vậy, đòi hỏi phải có
các nghiên cứu , đánh giá nhu cầu, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng
cao động lực làm việc và tăng năng suất cho người lao động. Vì vậy, tác giả đã
nghiên cứu và đưa ra được:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về động lực làm việc của người
lao động.
Chương 2: Khái quát về cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao
động. Trong đó, tác giả đã đưa ra được: Tác động của việc tạo động lực làm việc
cho người lao động, các lý thuyết về động lực làm việc của người lao động, mô hình
các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động
Chương 3: Thực trạng tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường Đại
học Ngoại thương. Tác giả đã giới thiệu về trường Đại học Ngoại thương, thực
trạng lao động tại trường Đại học Ngoại thương, công tác tạo động lực làm việc cho
cán bộ giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương và đưa ra được đánh giá công
tác tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên trong toàn trường.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên
trường Đại học Ngoại thương. Tác giả đã đưa ra được mẫu nghiên cứu về động lực
làm việc, kết quả thống kê về các yếu tố tác động đến tạo động lực làm việc của cán
bộ giảng viên trường Đại học Ngoại thương, kiểm định độ tin cậy của thang đo và
phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả mô hình hồi quy.
Chương 5: Giải pháp tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường Đại
học Ngoại thương: Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên trong đó
có các giải pháp về đặc thù công việc, chính sách đãi ngộ, các quan hệ công việc,
các nhân tố khác để thúc đẩy và tăng cường động lực làm việc trong trường Đại học
Ngoại thương. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra những hạn chế về việc tạo động lực làm
việc cho cán bộ giảng viên trường Đại học Ngoại thương.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố đóng góp vào sự tồn tại của bất kỳ một tổ
chức nào, từ các cơ quan quản lý Nhà nước đến các doanh nghiệp và các tổ chức
học thuật. Đối với các đơn vị giảng dạy như trường Đại học Ngoại thương thì lực
lượng cán bộ giảng viên đóng vai trò là xương sống, tạo nên uy tín, thương hiệu và
chất lượng của trường, là yếu tố thu hút sinh viên và học viên từ khắp nơi trong và
ngoài nước đến với trường. Để cán bộ giảng viên trong trường yên tâm lao động,
công tác, cống hiến vì sự phát triển chung của nhà trường, Trường Đại học Ngoại
thương cần luôn quan tâm đến việc tạo động lực làm việc cho họ. Trong nhiều năm
qua, số lượng cán bộ, giảng viên của trường tăng nhanh qua các năm. Năm 2015, số
cán bộ giảng viên trong trường là 757 người, thì đến năm 2017 đạt 795 người. Các
chính sách về lương thưởng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ luôn được đặt lên hàng đầu.
Điều này làm cho người lao động trong trường yên tâm công tác.
Tuy vậy, lực lượng lao động trong trường, nhất là bộ phận giảng viên, những
người có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cao, có sự không ổn định qua
các năm. Hiện nay vẫn tồn tại hiện tượng các giảng viên đi học nước ngoài, sau đó
không trở lại công tác tại trường. Điều này gây ra hiện tượng chảy máu chất xám,
cũng như gây khó khăn cho công tác giảng dạy chuyên môn tại các khoa, các bộ
môn. Nhiều cán bộ giảng viên cũng có biểu hiện chưa thỏa mãn với các công việc
được giao, động lực phấn đấu không còn, làm việc qua loa, đảm bảo hoàn thành
công việc ở mức tối thiểu, thiếu sáng tạo hoặc tinh thần hy sinh vì tập thể. Việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, nâng cao động lực làm việc của
các cán bộ, công nhân viên, giảng viên trong trường là cần thiết, giúp ổn định hoạt
động của trường, cũng như làm tăng danh tiếng, uy tín của nhà trường, đảm bảo sự
phát triển bền vững của Trường Đại học Ngoại thương trong bối cảnh thực hiện tự
chủ, cạnh tranh gay gắt từ các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngoài
đang hiện diện tại Việt Nam.
Việc nâng cao động lực làm việc cho cán bộ giảng viên là một yêu cầu thực
tế, song không hề dễ thực hiện. Do vậy, đòi hỏi phải có các nghiên cứu , đánh giá
2
nhu cầu, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao động lực làm việc và
tăng năng suất cho người lao động. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài:
“Động lực làm việc của cán bộ giảng viên trƣờng Đại học Ngoại thƣơng” làm
đề tài cao học của mình.
2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Động lực làm việc của cán bộ, giảng viên trong trường Đại học Ngoại thương.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao động lực làm việc của cán bộ
giảng viên Trường Đại học Ngoại thương, hướng tới mục tiêu đóng góp vào sự phát
triển chung và bền vững của Nhà trường.
Để thực hiện mục tiêu đó, các nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.
- Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán
bộ giảng viên trường Đại học Ngoại thương.
- Đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường
Đại học Ngoại thương.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu hoạt động tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên
trường Đại học Ngoại thương tại cơ sở Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian:
Đề tài nghiên cứu thực trạng lao động tại Đại học Ngoại thương, các chính sách về
tạo động lực cho người lao động trong khoảng thời gian từ năm 2014 - 2018 Các dữ
liệu sơ cấp được thực hiện qua phương pháp điều tra, khảo sát trong khoảng thời
gian từ tháng 2 - tháng 3/2019, làm cơ sở để đánh giá và đề xuất các
giải pháp tạo động lực cho cán bộ giảng viên trong trường.
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài chi nghiên cứu thực trạng lao động, các quy định, chính sách và các
biện pháp mà Đại học Ngoại thương đã thực hiện nhằm tạo động lực làm việc cho
người lao động trong trường.
3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê báo cáo, thống kê mô tả, sử dụng các
số liệu thứ cấp về tình hình người lao động trong trường.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra khảo sát đối với
các đối tượng cán bộ, giảng viên trong trường, các nhà nghiên cứu trong và ngoài
trường. Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập được, tác giả đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến động lực của cán bộ, giảng viên trong trường, từ đó đề xuất các giải pháp
tạo động lực cho người lao động trong trường.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài mục lục, danh mục hình, bảng, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham
khảo, phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 4 chương, bao gồm:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm
việc của người lao động.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc của cán bộ
giảng viên trường Đại học Ngoại thương.
- Chương 4: Giải pháp tạo động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường
Đại học Ngoại thương.