Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

III.Những biện pháp  hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp Việt
MIỄN PHÍ
Số trang
26
Kích thước
238.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
827

III.Những biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp Việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU

Từ những phương hướng chủ yếu của công cuộc đổi mới đã được Đại

hội VI của Đảng đề ra đến chủ trương “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều

thành phần vận hành theo cơ chế quản lý của Nhà nước theo định hướng xã

hội chủ nghĩa” được Đại hội VII xác định và được Đại hội IX phát tiển thành

chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa là những bước tiến quan trọng trong quá trình tổng kết thực tiễn

cách mạng, đổi mới tư duy kinh tế, vượt qua những quan điểm xơ cứng về mô

hình phát triển kinh tế xã hội va con đường đi lên chũ nghĩa xã hội ở Việt

Nam.

Theo cơ chế mới này, các thành phần kinh tế được tự do phát triển, tự do

cạnh tranh va bình đẳng trước pháp luật. Thị trường trong nước được mở cửa,

các công ty nước ngoài ồ ạt đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy cơ

chế mới này một mặt thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, mặt khác nó

đặt các doanh nghiệp vào những cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Các

doanh nghiệp bị buộc phải đứng trước hai khả năng: một là, thất bại trong

cạnh tranh và bị phá sả. Hai là đứng vững trước cuộc cạnh tranh và ngày càng

phát triển. Bất cứ doanh nghiệp nào, cũng muốn doanh nghiệp mình đạt khả

năng thứ hai. Để đạt được điều này, bên cạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp

thị sản phẩm, tổ chức tốt bộ máy quản lý hành chính… thì các doanh nghiệp

phải tìm mọi cách theo dõi quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, thu thập toàn

bộ thông tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất, thu thập toàn bộ thông

tin liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất (tức hạch toán chặt chẽ quá trình

sản xuất), để từ đó đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm không

nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Kế toán là một phần trong hệ thống quản lý kinh tế cung cấp thông tin

cho những người ra quyết định. Trong các doanh nghiệp sản xuất, hạch toán

chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn chiếm vị trí trung tâm của

quá trình quản lý. Sở dĩ như vậy là do: các hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp luôn gắn liền với dòng vận động của chi phí, ảnh hưởng trực

tiếp đến các quyết định đầu tư tài sản, huy động vốn, thu nhập, lợi nhuận và

chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, quá trình

hoạt động của các doanh nghiệp mang tính tự chủ cao trên cơ sở giải quyết

hàng loạt các quyết định và bên cạnh đó thường gắn liền với những tiềm tàng

trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, doanh nghiệp rất cân nhắc trước

những quyết định về việc huy động vốn và đầu tư. Ngược lại, các tổ chức, cá

nhân cũng rất quan tâm về việc huy động vốn của mình đã đầu tư vào doanh

nghiệp. Tất cả những vấn đề này đòi hỏi phải xác lập hệ thống thông tin chi

phí sản xuất và giá thành sản phẩm đảm bảo thể hiện được giá trị tài sản,

nguồn vốn trong hoạt động sản xuất và kết quả do nó mang lại, đồng thời đảm

1

bảo cung cấp thông tin về kiểm soát, đánh giá, hoạch định chi phí, giá bán sản

phẩm phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhà donah nghiệp

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU QUẢN TRỊ DOANH

NGHIỆP

I. Bản chất, nội dung của chi phí:

1. Khái niệm chi phí:

Chi phí là những phí tổn gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Để

hiểu rõ hơn về chi phí trong doanh nghiệp sản xuất còn quan tâm, xem xét

trong từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, giai đoạn nghiên cứu tiếp

cận nhu cầu sản xuất, giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ.

2. Phân loại chi phí:

2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động: gồm có 3 loại

chi phí.

2.1.1. Chi phí sản xuất:

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu lao

động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này, các

doanh nghiệp phải bỏ ra một số khoản chi phí nhất định để tiến hành sản xuất.

Các chi phí phát sinh trong quá trình này được gọi là chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản

phẩm trong một kì nhất định. Chi phí sản xuất gồm ba khoản mục chi phí sau

đây:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật

liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được

một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm.

- Chi phí lao động trực tiếp: là chi phí tiền lương của những lao động

trực tiếp chế tạo sản phẩm

- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết khác để sử dụng lao

động gián tiếp và chi phí khác.

2.1.2. Chi phí ngoài sản xuất

Để tổ chức và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phải

thực hiện một số khoản chi phí ở khâu ngoài sản xuất được gọi là chi phí

ngoài sản xuất

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!