Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hủy phán quyết trọng tài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THÔNG ANH
HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 62.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THÔNG ANH
HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 62.38.01.07
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được
công bố ở các công trình nghiên cứu trước đó.
Tác giả Luận án
PHAN THÔNG ANH
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ……………..…………………v
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………………………7
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.....................................................7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................15
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................19
1.2.Cơ sở lý thuyết của đề tài ...............................................................................21
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................21
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ........................................................................23
1.2.3. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu................................................26
Kết luận Chương 1................................................................................................26
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỀ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI…. 28
2.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của việc hủy phán quyết trọng tài.........28
2.1.1. Khái niệm về phán quyết trọng tài và hủy phán quyết trọng tài .........28
2.1.2. Bản chất và ý nghĩa của việc hủy phán quyết trọng tài .....................34
2.2. Pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài..........................................40
2.2.1. Khái niệm về pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài ......Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài.............41
2.2.3. Nội dung của pháp luật điều chỉnh hủy phán quyết trọng tài .............43
2.3. Nguyên nhân của việc hủy phán quyết trọng tài.........................................44
2.3.1. Do bất cập của pháp luật và sự thiếu vắng của cơ chế thực thi...........44
2.3.2. Do xung đột lợi ích của các bên tranh chấp .......................................48
2.3.3. Do năng lực chuyên môn của thẩm phán và trọng tài viên.................49
Kết luận Chương 2................................................................................................51
Chương 3: CĂN CỨ HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI……………………...54
3.1. Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu............54
3.1.1. Không có thỏa thuận trọng tài ...........................................................54
3.1.2. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu..............................................................60
iii
3.2. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, phán
quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài67
3.2.1. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.........67
3.2.2. Phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài thì nội dung đó bị hủy ..........................................................70
3.3. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp
với thỏa thuận của các bên hoặc trái quy định của pháp luật..........................72
3.3.1. Thành phần Hội đồng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các
bên hoặc trái với quy định của Luật Trọng tài thương mại ..........................72
3.3.2. Thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên
hoặc trái quy định của Luật Trọng tài thương mại.......................................74
3.4. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng
của phán quyết trọng tài.......................................................................................79
3.4.1. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để
ra phán quyết là giả mạo .............................................................................79
3.4.2. Trọng tài viên nhận tiền hoặc các lợi ích vật chất khác làm ảnh hưởng
đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài............................82
3.5. Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam ........................................................................................................................85
3.5.1. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật.......................................................85
3.5.2. Những bất cập và kiến nghị...............................................................92
Kết luận Chương 3................................................................................................97
Chương 4: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI………98
4.1. Trình tự, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài ...................................98
4.1.1. Người có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.............................98
4.1.2. Ðơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài .............................................102
4.1.3. Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài......................................103
4.1.4. Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài...........105
4.1.5. Các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài106
4.2. Trình tự thủ tục liên quan đến tòa án…………………………………106
4.2.1. Xác định toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy PQTT.........107
4.2.2. Xác định phạm vi thẩm quyền của tòa án trong giải quyết yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài ..................................................................................111
iv
4.2.3. Trình tự, thủ tục nhận đơn, thành lập Hội đồng xét đơn yêu cầu và
chuẩn bị xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài....................................113
4.2.4. Phiên họp của Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài..116
4.2.5.Tạm đình chỉ việc xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.....118
4.2.6.Quyết định hủy phán quyết trọng tài của tòa án................................122
4.2.7. Thủ tục gửi quyết định hủy PQTT sau phiên họp xét đơn yêu cầu và cơ
chế giám sát..............................................................................................124
Kết luận Chương 4..............................................................................................127
Chương 5: HỆ QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI 130
5.1. Khi phán quyết trọng tài bị hủy, những ưu điểm vượt trội của trọng tài sẽ
không hiện hữu....................................................................................................130
5.1.1. Hệ quả pháp lý đối với các bên tranh chấp ......................................130
5.1.2. Hệ quả pháp lý đối với trọng tài ......................................................132
5.1.3. Hệ quả pháp lý đối với tòa án..........................................................133
5.1.4. Hệ quả pháp lý đối với xã hội, doanh nghiệp...................................134
5.2. Những bất cập của pháp luật và giải pháp................................................135
5.2.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật về hệ quả pháp lý của hủy
phán quyết trọng tài ..................................................................................135
5.2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn áp dụng và giải pháp ....................141
Kết luận Chương 5..............................................................................................152
KẾT LUẬN……………....………………………………………………………..153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………i
PHỤ LỤC 1: Bảng thống kê số liệu phán quyết trọng tài bị hủy
PHỤ LỤC 2: Danh mục một số quyết định hủy phán quyết trọng tài
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Tiếng Việt
BLDS 2005 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005
BLDS 2015 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015
BLTTDS 2004
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2011)
BLTTDS 2015 Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2015
BLTTDS Pháp Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp
Công ước New York
1958
Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài
DN Doanh nghiệp
HĐDS Hợp đồng dân sự
HĐTM Hợp đồng thương mại
HĐTT Hội đồng trọng tài
HNQT Hội nhập quốc tế
Luật Mẫu UNCITRAL
1985
Luật Mẫu của UNCITRAL năm 1985 về trọng tài
thương mại quốc tế ngày 21/06/1985 (được sửa đổi, bổ
sung ngày 07/07/2006).
Luật TM 1997 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997
Luật TM 2005 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
Luật TTTM Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam năm 2010
Luật Tổ chức TAND
2014
Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014
NXB Nhà xuất bản
TAND Tòa án nhân dân
TMQT Thương mại quốc tế
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTTM Trọng tài thương mại
TTTT Thỏa thuận trọng tài
TTV Trọng tài viên
TP Thẩm phán
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
vi
TP Hà Nội Thành phố Hà Nội
L/C Thư tín dụng chứng từ
PLTTTM Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003
PQTT Phán quyết trọng tài
XNK Xuất nhập khẩu
Tiếng Anh
Chữ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
CEPT/AFTA
Common Effective Preferential
Tariff /ASEAN Free Trade Area
Hiệp định về Chương trình
thuế quan ưu đãi có hiệu lực
chung/ Hiệp định Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
MFN Moust Favered Nation Tối huệ quốc
ITC
International Trade Centre
UNCTAD-WTO
Trung tâm Thương mại Quốc
tế UNCTAD/WTO
Luật FAA
Federal Arbitration Act 1925 Luật Trọng tài Liên bang của
Hoa Kỳ
UNCITRAL
United Nations Commission on
International Trade Law
Ủy ban Pháp luật Thương mại
Quốc tế của Liên hợp quốc
ICSID
International Centre for
Settlement of Investment Dispute
between States and Nationals of
other States Convention
Công ước về giải quyết tranh
chấp đầu tư giữa các Quốc gia
và Công dân của quốc gia
khác ( Ký tại Washington
ngày 18/03/1965, có HL
14/10/1966)
ICC International Chamber of
Commerce
Phòng Thương mại Quốc tế
VIAC
Vietnam International Abitration
Centre
Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam
VCCI
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
vii
CIETAC
China International Economic
and Trade Arbitration Commision
Hội đồng Trọng tài Thương
mại và Kinh tế Quốc tế Trung
Quốc.
HKIAC Hong Kong International
Abitration Centre
Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Hồng Kông
SIAC Singapore International Abitration
Centre
Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Singapore
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với độ mở của nền kinh tế, các hoạt động
thương mại ngày càng phát triển cả ở trong nước và ở phạm vi quốc tế. Việc gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006 và trở thành thành viên
chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/20071 đã có những tác động tích cực đến
nền kinh tế Việt Nam nói chung, đến hoạt động thương mại của các doanh nghiệp
(DN) Việt Nam nói riêng, trong đó có việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài.
Năm 2015, sau gần 08 năm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
(năm 2008), bất chấp nền kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và
tăng trưởng toàn cầu chậm lại, thị trường XNK rộng mở đã tạo điều kiện cho các
DN trong nước đẩy mạnh hoạt động XNK đến hơn 150 quốc gia là thành viên của
WTO. Chỉ riêng trong năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 298,24 tỷ
USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013, trong đó xuất
khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD (tăng 13,7% so với năm 2013); nhập khẩu đạt
hơn 148,05 tỷ USD (tăng 12,1% so với năm 2013). Cán cân thương mại hàng hóa
năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay2
. Chỉ riêng
năm 20153
, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10%
tương ứng tăng 19,69 tỷ USD năm 2014.
Ở trong nước, hoạt động thương mại cũng ngày càng được mở rộng với những
hình thức, phương thức kinh doanh mới đa dạng như nhượng quyền thương mại,
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, kinh doanh dịch vụ logistics… Tranh
chấp phát sinh vì vậy cũng ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về chủng loại và phức
tạp hơn về nội dung. Để giải quyết tranh chấp về thương mại, các DN Việt Nam đã
ngày càng tín nhiệm Trọng tài nhờ những ưu thế vượt trội của nó so với các hình
thức giải quyết tranh chấp khác. Tuy nhiên, có một thực tiễn là trong những năm
gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM) ra đời,
tình trạng hủy phán quyết trọng tài (PQTT) không giảm. Theo báo cáo của Bộ Tư
1 Bộ Công thương, Ủy ban châu Âu, Dự án MUTRAP II (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của WTO
trong hệ thống thương mại đa phương, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr.180. 2 Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam ngày 01/2015, [truy cập ngày 14/5/2015]:
http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=795&Category=Tin%20v%E
3
Tổng cục Hải quan Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2015.
http://www.gdt.gov.vn/wps/wcm/connect/gdt+content/sa_gdt/sa_news/sa_news_economy/2016-01/e1ff0664-
cbb7-4f0e-992e-56cbd0847a13. [Truy cập ngày 24/10/2016].
2
pháp, tính đến hết tháng 6/2014, số lượng PQTT bị hủy trong cả nước là 7/33 đơn
yêu cầu hủy PQTT, chiếm tỷ lệ khoảng 22% số đơn yêu cầu. Chỉ riêng tại Trung
tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tình trạng hủy PQTT cũng rất đáng lo
ngại: Trong giai đoạn 2003-2013, số vụ tranh chấp được giải quyết tại VIAC có đơn
yêu cầu hủy PQTT chiếm 12% thì 34% trong số đó đã bị hủy và cũng trong 3 năm
kể từ khi Luật TTTM có hiệu lực thì số lượng PQTT bị hủy lên đến 36%4
; riêng
trong năm 2014, có đến 6 vụ tranh chấp có đơn yêu cầu hủy và đã có 5/6 PQTT
trong số đó bị hủy5 và chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2016 đã có 2 PQTT bị
hủy trong đó một PQTT bị hủy do không có thỏa thuận trọng tài và một PQTT bị
hủy do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam6
. Điều này đã và đang
làm giảm lòng tin của các thương nhân, của các DN, kể cả các DN nước ngoài đối
với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài ở Việt Nam.
Vì sao có tình trạng này? Phải chăng các quy định của pháp luật Việt Nam về
hủy PQTT còn có những bất cập? Liệu những bất cập này có phải là nguyên nhân
dẫn đến sự lạm dụng và sự tùy tiện trong việc hủy PQTT? So với pháp luật về hủy
PQTT của các nước khác, pháp luật Việt Nam về vấn đề này có những điểm gì chưa
phù hợp? Giải pháp nào để có thể hạn chế tình trạng hủy PQTT trong thời gian tới
để một mặt đem lại sự yên tâm cho các DN Việt Nam khi quyết định lựa chọn trọng
tài là phương thức giải quyết tranh chấp về thương mại, mặt khác tạo sự tin tưởng
để các DN nước ngoài lựa chọn trọng tài Việt Nam làm cơ quan giải quyết tranh
chấp từ các thương vụ có đối tác Việt Nam?
Để có câu trả lời cho những câu hỏi trên cần phải có sự nghiên cứu vấn đề này
một cách đầy đủ và cụ thể cả về lý luận và thực tiễn. Đó là lý do để tác giả chọn vấn
đề “Hủy phán quyết trọng tài” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hủy PQTT và nêu ra
những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT cùng những
vướng mắc trong quá trình áp dụng, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật
về hủy PQTT nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng hủy PQTT tại Việt Nam trong
thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
4
Thảo Nguyên. Việt Nam “siêu vô địch” về hủy PQTT thương mại. http://www.vinacorp.vn/news/viet-namsieu-vo-dich-ve-huy-phan-quyet-trong-tai-thuong-mai/ct-552019. [truy cập ngày 10/5/2015]. 5 VIAC (2015), Tài liệu Hội nghị Trọng tài viên năm 2014, tr. 29. 6 Xem thêm về các Quyết định hủy PQTT này tại Phụ lục 2 của Luận án.
3
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hủy PQTT như: Khái niệm về hủy PQTT,
Bản chất và ý nghĩa của việc hủy PQTT; Hệ quả pháp lý và những tác động (cả tiêu
cực và tích cực) của việc hủy PQTT, từ góc độ vĩ mô và vi mô (tác động đối với xã
hội, đối với trọng tài, tòa án; tác động đối với các DN, các HĐTT, các TTV…);
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật một số nước về hủy PQTT;
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, trong đó nêu bật
những bất cập và những khó khăn trong việc áp dụng các quy định này trong thực
tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam trong thời gian vừa
qua;
- Phân tích để làm rõ nguyên nhân vì sao tình trạng tòa án hủy PQTT không
giảm tại Việt Nam trong những năm gần đây;
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hủy
PQTT và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm một mặt vừa hạn chế và giảm thiểu tình
trạng hủy PQTT, vừa phát huy những tác động tích cực do việc hủy PQTT đem lại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến hủy PQTT, đặc
biệt là thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, thực tiễn áp
dụng các quy định tại tại Việt Nam và thực trạng của việc hủy PQTT tại Việt Nam.
Luận án cũng phân tích các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc
gia khác về hủy PQTT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, hủy PQTT là vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tại
trọng tài, liên quan đến mối quan hệ giữa trọng tài, tòa án và các bên tranh chấp.
Những vấn đề này được quy định trong pháp luật TTTM. Vì vậy, những vấn đề
thuộc nội dung được phân tích trong Luận án là những vấn đề thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật TTTM. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về hủy PQTT là
lĩnh vực rất rộng, bao gồm những vấn đề về thẩm quyền của trọng tài, về thỏa thuận
trọng tài vô hiệu, về điều kiện hủy PQTT, về thủ tục hủy PQTT, về quyền và nghĩa
của các bên khi PQTT bị hủy... Trong khuôn khổ của một Luận án, nội dung nghiên
cứu của đề tài tập trung phân tích 04 vấn đề sau đây: (i). Một số vấn đề cơ bản về
hủy PQTT như khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của hủy PQTT; (ii). Căn cứ hủy
PQTT; (iii). Trình tự, thủ tục hủy PQTT; (iv). Hệ quả pháp lý của việc hủy PQTT.
Về không gian, đề tài tìm hiểu các quy định của pháp luật một số nước theo
4
Common law7 và Civil law về hủy PQTT. Trong số các nước thuộc Common law,
Luận án nghiên cứu pháp luật về hủy PQTT của Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ...; còn ở các
nước thuộc Civil law8
, Luận án nghiên cứu pháp luật của Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ...
Về thời gian, khi đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, Luận
án lấy mốc từ năm 2003 - năm Việt Nam ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại
(PLTTTM) - cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa
học là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khoa học
pháp lý, các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật chịu sự tác động
của các điều kiện kinh tế, chính trị. Do đó, khi nghiên cứu đề tài này, luận án cũng
vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả các quan điểm trên để có thể nghiên cứu
vấn đề một cách tổng quát và toàn diện.
Bên cạnh đó, các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hoàn thiện
pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hủy PQTT nói riêng cũng là cơ sở
cho phương pháp luận nghiên cứu của Luận án.
Ngoài ra, Luận án còn sử dụng đa dạng và kết hợp những phương pháp nghiên
cứu như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích bản án và phương pháp so sánh luật học. Cụ thể:
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được áp dụng ở tất cả các
chương của Luận án (từ Chương 1 đến Chương 5). Thông qua việc hệ thống hóa các
quan điểm, các nhận định cũng như các quy định của pháp luật, tác giả có cơ sở để
tìm hiểu, phân tích, giải thích các quy định của pháp luật, các bản án, quyết định của
tòa án, các phán quyết của trọng tài liên quan đến nội dung nghiên cứu của từng
chương, từ đó, tác giả có thể đánh giá một cách khách quan về thực trạng pháp luật
hiện hành về hủy PQTT. Đặc biệt, phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu ở
Chương 2 khi tác giả đề cập đến các nguyên nhân của tình trạng hủy PQTT hiện
nay để có được sự nhìn nhận khách quan và tòan diện về vấn đề này.
Phương pháp thống kê được áp dụng tại Chương 1 và Chương 2 của Luận án.
Cụ thể: Tại Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp này để có được cái nhìn tổng
7 Cho đến nay chưa có sự dịch thuật chính xác ra tiếng Việt của 2 từ Common law. Tác giả cho rằng
Common law là hệ thống pháp luật tồn tại ở Anh, Mỹ…có đặc điểm là bất thành văn bắt nguồn từ các Án lệ
(Case law) và Tập quán pháp (Custom law). Để bảo đảm sự chính xác và ngắn gon, trong Luận án này tác giả
giữ nguyên tiếng Anh và gọi là hệ thống Common law. 8 Tương tự như Common law, cho đến nay chưa có sự dịch thuật chính xác ra tiếng Việt của 2 từ Civil law.
Tác giả cho rằng Civil law là hệ thống pháp luật tồn tại ở Pháp, Bỉ… có đặc điểm là được ban hành và hệ
thống hóa dưới hình thức văn bản. Để bảo đảm sự chính xác và ngắn gon, trong Luận án này tác giả giữ
nguyên tiếng Anh và gọi là hệ thống Civil law.
5
thể về tình hình nghiên cứu, từ đó nêu ra những vấn đề đã được giải quyết, những
vấn đề còn đang bỏ ngỏ và cũng là nhiệm vụ mà Luận án phải làm rõ liên quan đến
đề tài nghiên cứu. Còn tại Chương 2, phương pháp này được sử dụng để khái quát
một cách sơ lược về tình trạng hủy PQTT trong thời gian vừa qua. Phương pháp
thống kê cũng được sử dụng để làm rõ hơn những căn cứ được thường xuyên áp
dụng để tuyên bố hủy PQTT, từ đó kết hợp với phương pháp phân tích đã đề cập ở
trên để đánh giá về các quy định hiện hành về căn cứ hủy PQTT.
Phương pháp phân tích được dùng để phân tích các bản án được sử dụng tại
Chương 3, Chương 4 và Chương 5 để có thể đánh giá chi tiết về thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục hủy PQTT cũng như hệ quả của việc
hủy PQTT.
Phương pháp so sánh luật học giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của một
số quốc gia có nền lập pháp tiến bộ là rất cần thiết đối với một Luận án Tiến sĩ luật
học. Đặc biệt, trước bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các
quy định pháp luật được ban hành theo đó cũng phải phù hợp với pháp luật và thông
lệ quốc tế. Do đó, nếu chỉ đánh giá pháp luật Việt Nam mà không đặt trong sự so
sánh với pháp luật các nước cũng như với pháp luật quốc tế thì không thể có một
kết quả nghiên cứu toàn diện. Phương pháp so sánh luật học cũng được áp dụng để
so sánh pháp luật Việt Nam về hủy PQTT qua các giai đoạn lập pháp, từ đó đánh
giá được những mặt được và những bất cập trong các quy định của pháp luật qua
từng thời kỳ và có cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Phương pháp này được sử dụng ở các Chương 3, Chương 4 và Chương 5.
Theo đó, tại Chương 3 về “Căn cứ hủy phán quyết trọng tài”, tác giả đã so sánh quy
định của pháp luật Việt Nam về các căn cứ hủy PQTT qua các giai đoạn khác nhau
(trước và sau khi có PLTTTM và Luật TTTM); tác giả cũng so sánh với các quy
định về căn cứ hủy PQTT trong luật pháp của Hoa Kỳ và trong Luật mẫu của
UNCITRAL năm 1985 về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/06/1985, sửa đổi
ngày 07 tháng 07 năm 2006 (Luật Mẫu UNCITRAL 1985). Trong Chương 4,
phương pháp này được vận dụng để so sánh các quy định của Luật TTTM,
PLTTTM về hủy PQTT và BLTTDS với pháp luật một số nước (Hoa Kỳ, Anh,
Nga, Trung Quốc…) nhằm chỉ ra những điểm tiến bộ trong luật pháp của các quốc
gia này và đề xuất định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
trình tự, thủ tục hủy PQTT. Trong Chương 5, Luận án so sánh những quy định trong
Luật TTTM với các quy định tương ứng trong pháp luật Hoa Kỳ, Anh, Đức, Thụy
Sĩ…, đồng thời cũng so sánh với quy định của Luật Mẫu UNCITRAL 1985 và
Công ước New York 1958.
6
6. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án có những điểm mới sau đây:
Thứ nhất, đây là Luận án tiến sĩ luật học đầu tiên nghiên cứu một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về hủy PQTT và pháp luật về hủy PQTT.
Về lý luận, Luận án đã làm rõ những vấn đề về khái niệm, bản chất, ý nghĩa và
nguyên nhân của việc hủy PQTT từ góc độ của các bên tranh chấp, của tòa án, của
trọng tài cùng những tác động của việc hủy PQTT đối với môi trường kinh doanh
của DN và sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hủy PQTT.
Về thực tiễn, Luận án đã phân tích tình hình hủy PQTT ở Việt Nam trong thời
gian qua và những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tình trạng hủy PQTT không
giảm tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Thứ hai, Luận án đã phân tích những bất cập và những vướng mắc trong việc
áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy PQTT, đặc biệt là những bất
cập và những khó khăn trong việc áp dụng các quy định về căn cứ hủy PQTT và
trình tự, thủ tục hủy PQTT.
Thứ ba, Luận án nghiên cứu pháp luật về hủy PQTT của một số nước thuộc
Common law (Hoa Kỳ, Anh…), Civil law (Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ…) và một số nước
châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc… nhằm để so sánh với pháp luật của Việt Nam,
mặt khác để có cơ sở xây dựng luận cứ khoa học khi đề xuất kiến nghị và giải pháp
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hủy PQTT.
Thứ tư, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp và các kiến nghị hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về hủy PQTT.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận
án gồm 5 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2. Tổng quan về hủy phán quyết trọng tài
Chương 3. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
Chương 4. Trình tự, thủ tục hủy phán quyết trọng tài
Chương 5. Hệ quả pháp lý của hủy phán quyết trọng tài