Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
991.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1048

Hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGÔ THỊ MINH LOAN

HỦY BỎ HỢP ĐỒNG DO BỊ VI PHẠM TRONG

BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Văn Đại

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan danh dự Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và

nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS Đỗ Văn Đại. Các thông tin, bản án, quyết định được trích dẫn trong luận

văn là trung thực, chính xác.

Tác giả luận văn

Ngô Thị Minh Loan

MỤC LỤC

Mục lục Trang

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG DO BỊ VI

PHẠM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM............................................... 7

1.1. Khái niệm, mục đích của hủy bỏ hợp đồng và phân biệt chế định hủy bỏ

hợp đồng với một số chế định khác ...................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm hủy bỏ hợp đồng.................................................................. 7

1.1.2. Mục đích của hủy bỏ hợp đồng............................................................10

1.1.3. Phân biệt hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu...................................12

1.1.4. Phân biệt hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp

đồng .......................................................................................................................13

1.2. Điều kiện hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam16

1.2.1. Vi phạm hợp đồng ...............................................................................16

1.2.2. Pháp luật có quy định...........................................................................25

1.2.3. Thông báo hủy bỏ hợp đồng .................................................................28

1.3. Hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự

Việt Nam ...............................................................................................................31

1.3.1. Hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận.......................................................31

1.3.2. Hoa lợi, lợi tức .....................................................................................33

1.3.3. Ảnh hưởng đến bên thứ ba....................................................................34

1.3.4. Ảnh hưởng đến một số điều khoản khác của hợp đồng..........................35

1.3.5. Bồi thường thiệt hại..............................................................................37

Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................40

CHƢƠNG 2. NHỮNG VƢỚNG MẮC, BẤT CẬP VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG

DO BỊ VI PHẠM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ

HOÀN THIỆN......................................................................................................41

2.1. Về áp dụng đúng chế định hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật

Dân sự Việt Nam...................................................................................................41

2.2. Về điều kiện hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt

Nam.......................................................................................................................47

2.2.1. Về vi phạm hợp đồng............................................................................47

2.2.2. Về pháp luật có quy định ......................................................................51

2.2.3. Về thông báo hủy bỏ hợp đồng .............................................................57

2.3. Về hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân

sự Việt Nam ..........................................................................................................62

2.3.1. Hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận.......................................................62

2.3.2. Ảnh hưởng đến bên thứ ba....................................................................63

2.3.3. Ảnh hưởng đến một số điều khoản khác của hợp đồng..........................70

2.3.4. Bồi thường thiệt hại..............................................................................74

Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................78

KẾT LUẬN...........................................................................................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hợp đồng là chế định rất cơ bản và quan trọng trong pháp luật dân sự của bất

kỳ quốc gia nào. Với vai trò tạo dựng khung pháp lý cho giao dịch dân sự, chế định

hợp đồng có tần suất áp dụng cao trên thực tiễn. Để đáp ứng nhu cầu của các bên

giao kết, mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, vì các nguyên do

khác nhau mà nhiều hợp đồng đã giao kết hợp pháp lại không được thực hiện. Khi

đó, Bộ luật Dân sự đã đưa ra những biện pháp giải quyết, có thể kể đến là: gia hạn

thời gian thực hiện hợp đồng, buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng, yêu cầu giảm

giá, yêu cầu bồi thường thiệt hại, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng... Và

biện pháp cuối cùng có thể coi là nặng nhất là hủy bỏ hợp đồng. Biện pháp này

không hề được mong muốn áp dụng, thế nhưng không thể cứ kéo dài mãi để cho

một bên phải chịu thiệt hại từ việc bên kia vi phạm hợp đồng trong khi áp dụng các

biện pháp xử lý khác không hiệu quả.

Số lượng điều khoản liên quan đến hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm

2005 không phải là ít, cả phần quy định về hợp đồng dân sự thông dụng lẫn phần

quy định chung về hợp đồng. Mặc dù, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có một số thay

đổi liên quan đến hủy bỏ hợp đồng, thế nhưng những thay đổi này vẫn còn mang

tính riêng rẽ, không dựa trên một quan điểm lý luận thống nhất nào. Vì vậy, nếu chỉ

đơn thuần vận dụng các quy định này thì thực tiễn xét xử vẫn còn nhiều chỗ rơi vào

bế tắc, nhiều vấn đề pháp lý phát sinh không có câu trả lời hoặc mỗi một Tòa án sẽ

có cách giải quyết khác nhau. Chẳng hạn: một bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại

cho bên còn lại nhưng trước đó các bên không có thỏa thuận về điều kiện hủy bỏ

hợp đồng và pháp luật cũng không trao quyền hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng có thể

được Tòa án tuyên hủy bỏ hay không? Một bên khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng

nhưng đối tượng của hợp đồng đang nằm trong sự chiếm hữu của bên thứ ba thì

nghĩa vụ hoàn trả tài sản đã nhận giữa hai bên trong hợp đồng sẽ thực hiện như thế

nào? Quyền lợi của bên thứ ba có được pháp luật công nhận và bảo vệ hay không?

Các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp cũng như về quyền và nghĩa vụ của các bên

sau khi hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực hay không khi hợp đồng bị hủy bỏ?

Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng nói chung, về biện pháp hủy

bỏ hợp đồng nói riêng nhằm thúc đẩy quan hệ dân sự phát triển lành mạnh là một

trong các nhiệm vụ được đặt ra trong chiến lược cải cách tư pháp của nước ta hiện

nay. Nghiên cứu các vấn đề pháp lý xoay quanh việc hủy bỏ hợp đồng do bị vi

phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao trong

bối cảnh nước ta đang xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005.

2

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm

trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề hủy bỏ hợp đồng nói chung và hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong

Bộ luật Dân sự Việt Nam nói riêng được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà

khoa học pháp lý, luật sư và những người học luật nói chung dưới nhiều góc độ.

Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề pháp luật về hủy bỏ

hợp đồng. Ở cấp độ thạc sĩ, có luận văn “Chế tài đình chỉ hợp đồng và hủy bỏ hợp

đồng trong hoạt động thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà năm 2010. Vì

đề tài này nghiên cứu chế định hủy bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại, mà cụ

thể là quy định của LTM năm 2005 nên tác giả đã không nghiên cứu sâu chế định

hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

Ở cấp độ cử nhân có luận văn "Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm trong quá trình

thực hiện" của tác giả Nguyễn Nhật Thanh năm 2010, luận văn “Hủy bỏ hợp đồng

và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm

2005” của tác giả Võ Thị Thanh năm 2012, luận văn "Hủy bỏ hợp đồng dân sự và

hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ" của tác giả Đoàn Thị Hằng năm 2011,

luận văn "Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự"

của tác giả Nguyễn Thị Hường năm 2012, luận văn "Tuyên bố hủy hợp đồng và hậu

quả pháp lý của việc hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên

năm 1980 và Luật Thương mại năm 2005" của tác giả Bùi Thị Bích Sơn năm 2011.

Tuy nhiên, các đề tài trên có phạm vi nghiên cứu khá rộng, vừa nghiên cứu chế định

hủy bỏ hợp đồng vừa nghiên cứu chế định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp

đồng, có đề tài thì nghiên cứu chế định hủy bỏ hợp đồng theo Công ước Viên về

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và theo Luật Thương mại năm 2005 chứ không

phải trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Ngoài ra, các tác giả trên chỉ mới dừng lại ở

việc phân tích các quy định của pháp luật, chưa làm nổi bậc các vấn đề bất cập trên

thực tiễn xét xử.

Vấn đề hủy bỏ hợp đồng được thể hiện trong các giáo trình Luật dân sự, các

sách bình luận luật dân sự, các sách chuyên khảo. Cụ thể là các Giáo trình Luật dân

sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội qua các năm; cuốn Luật hợp đồng Việt Nam -

Bản án và bình luận bản án (tập 2) của tác giả Đỗ Văn Đại do Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội phát hành năm 2011 và tái bản năm 2014; cũng tác

giả này có cuốn Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong

pháp luật Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội phát hành năm

2010 và tái bản năm 2013. Tương tự một số cuốn sách khác cũng có phần nội dung

3

liên quan đến vấn đề này là cuốn Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt

Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh do Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội phát hành

năm 2007. Tuy nhiên, vì đây là sách giáo trình, sách chuyên khảo giải quyết khá

nhiều vấn đề pháp lý về hợp đồng nên chế định hủy bỏ hợp đồng chưa được nghiên

cứu toàn diện. Các công trình nghiên cứu chủ yếu về điều kiện áp dụng của biện

pháp này, mà chưa tập trung nhiều vào các vấn đề không kém phần quan trọng khác

như: giá trị của thông báo hủy bỏ hợp đồng, mối quan hệ giữa hủy bỏ hợp đồng và

các thỏa thuận về giải quyết tranh chấp cũng như điều khoản về quyền và nghĩa vụ

sau khi hủy bỏ hợp đồng.

Tiếp theo có thể tìm thấy ở các bài viết như: Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm ở

Việt Nam của Đỗ Văn Đại, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 2 năm 2009; Vấn

đề hủy bỏ và đình chỉ hợp đồng do vi phạm trong Bộ luật Dân sự của Đỗ Văn Đại,

đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý 3 (22) năm 2004; Quy định về hủy bỏ hợp đồng

dân sự của Vũ Thanh Tuấn, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao số 21 năm

2010…

Các cuốn sách và bài viết trên là nguồn tài liệu rất quý giá, với nhiều thông tin

bổ ích và đưa ra các vấn đề còn bất cập, những lỗ hỏng pháp lý phải bổ sung xoay

quanh vấn đề hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam với

những dẫn chứng thực tiễn xét xử và đặt trong sự so sánh với pháp luật thế giới rất

thuyết phục. Tuy nhiên, vì đối tượng nghiên cứu của các tài liệu này là rất nhiều nên

các tác giả chưa đi sâu và thể hiện toàn diện những vấn đề cần giải quyết về hủy bỏ

hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam. Vì vậy, chế định này cần

được nghiên cứu chuyên sâu, làm rõ các vấn đề bất cập, thiếu sót được bộc lộ trong

quá trình áp dụng pháp luật mà chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu. Nhất

là làm rõ hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng trong mối quan hệ với bên thứ ba,

mối quan hệ giữa hủy bỏ hợp đồng với thỏa thuận về giải quyết tranh chấp hay về

quyền và nghĩa vụ các bên sau khi hủy bỏ hợp đồng.

Từ thực tiễn tình hình nghiên cứu như trên, thiết nghĩ đề tài “Hủy bỏ hợp

đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” cần được đầu tư một cách

toàn diện, chuyên sâu góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn trong công cuộc sửa

đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005.

3. Mục đích, đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ nền tảng lý luận mà trên cơ sở đó các nhà

làm luật Việt Nam quy định quyền hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm hợp đồng,

đánh giá các quy định về hủy bỏ hợp đồng theo Bộ luật Dân sự hiện hành và thực

4

tiễn xét xử tại các Tòa án hiện nay về hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm. Từ đó phân

tích các điểm tiến bộ cùng các vấn đề còn bỏ ngõ, những nhược điểm của quy định

pháp luật dân sự hiện nay trong mối quan hệ so sánh với quy định pháp luật quốc tế.

Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số kiến nghị

nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm

2005, từ đó góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động áp dụng pháp

luật của các Tòa án, đồng thời đưa chế định hủy bỏ hợp đồng của Việt Nam gần gũi

hơn với các hệ thống pháp luật trên thế giới.

 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà tác giả hướng đến chính là những quy định trong Bộ

luật Dân sự hiện hành về hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm. Trước tiên, luận văn

nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hủy bỏ hợp đồng được Bộ luật Dân sự quy

định, cụ thể là: khái niệm, mục đích, điều kiện áp dụng, hậu quả pháp lý của biện

pháp hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm hợp đồng.

Từ những vấn đề cơ bản xoay quanh biện pháp hủy bỏ hợp đồng nêu trên, tác

giả tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn tranh cãi, những điểm trống pháp lý chưa

kịp điều chỉnh, những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật. Và cuối cùng đưa

ra một số kiến nghị hoàn thiện các vấn đề cụ thể đang nghiên cứu.

 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đúng theo tên đề tài: “Hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự

Việt Nam”, đề tài không nghiên cứu hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận, mà chỉ

nghiên cứu về hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm và các bên không có thỏa thuận về

vấn đề hủy bỏ. Hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận xảy ra khi một bên vi phạm điều

kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận. Hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm xảy ra khi

một bên vi phạm nghĩa vụ mà pháp luật trao cho bên còn lại quyền hủy bỏ hợp đồng

dù trước đó các bên có thỏa thuận điều kiện hủy bỏ hợp đồng hay không. Như vậy,

hai loại hủy bỏ hợp đồng trên khác nhau ở chỗ điều kiện áp dụng, hủy bỏ hợp đồng

theo thỏa thuận quan tâm trước tiên đến điều kiện thỏa thuận hủy bỏ, còn hủy bỏ

hợp đồng do bị vi phạm quan tâm trước tiên đến căn cứ pháp luật quy định trao

quyền hủy bỏ.

Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật, tác giả chỉ tập trung nghiên

cứu quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về hủy bỏ hợp đồng, cụ thể là quy định

tại phần chung và phần các hợp đồng dân sự thông dụng. Tuy nhiên, để làm rõ chế

định hủy bỏ hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2005, đánh giá những mặt được và

còn tồn tại của các quy định này, tác giả sẽ nghiên cứu quy định về vấn đề này trong

cả Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Nhật Bản,

5

Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Bộ nguyên tắc của Unidroit

về hợp đồng thương mại quốc tế...

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng đan xen các phương pháp phân

tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh pháp luật, khảo sát thực tiễn.

Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp luật được sử dụng nhiều ở những

phần của luận văn đề cập đến các vấn đề cơ bản mang tính lý luận về hủy bỏ hợp

đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam (Chương 1 luận văn). Cụ thể

luận văn sẽ phân tích các quy định của Bộ luật Dân sự, tổng hợp các bài viết và ý

kiến của các tác giả xoay quanh vấn đề hủy bỏ hợp đồng.

Bên cạnh đó, luận văn không quên một phương pháp rất quan trọng nhằm

từng bước đưa pháp luật Việt Nam không lạc lõng mà gần gũi với pháp luật các

nước được đánh giá là tiến bộ, hiện đại. Đó là phương pháp so sánh pháp luật. So

sánh quy định hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về hủy bỏ hợp đồng do bị vi

phạm theo Bộ luật Dân sự Việt Nam với pháp luật thực định và thực tiễn xét xử ở

Pháp, Nhật Bản...về vấn đề này, cũng như so sánh với quy định của các công ước

quốc tế, các nguyên tắc pháp luật hợp đồng quốc tế được thừa nhận rộng rãi.

Phương pháp này được áp dụng xuyên suốt hầu như tất cả các mục của luận văn.

Chương 2 của luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp khảo sát, đánh

giá thực tiễn, đối chiếu với những gì đã phân tích, tổng hợp tại Chương 1, từ đó

tổng hợp cuối cùng để đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện đề tài đang nghiên cứu.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Về mặt lý luận: Với mục tiêu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, đề tài

góp phần làm sáng tỏ trong khoa học pháp lý các vấn đề lý luận về biện pháp hủy

bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam. Củng cố quan điểm lý

luận nền tảng điều chỉnh chế định này.

Về mặt thực tiễn: Việc làm rõ những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong quá

trình áp dụng pháp luật và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện, đề tài giúp các nhà

áp dụng pháp luật nắm rõ ý nghĩa của quy định hủy bỏ hợp đồng, biết được mục

đích mà nhà làm luật hướng tới khi điều chỉnh biện pháp hủy bỏ hợp đồng trong

tương lai. Từ đó có cơ sở vững chắc để áp dụng biện pháp này một cách hiệu quả.

Nghiên cứu đề tài trên góp phần đưa ra những vấn đề cần được luật hóa, làm

rõ đồng thời có một số kiến nghị mong muốn được quan tâm trong đợt sửa đổi, bổ

sung Bộ luật Dân sự năm 2005 lần này. Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử

dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành luật.

6

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung đề tài gồm 2 chương, như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ

luật Dân sự Việt Nam;

Chương 2: Những vướng mắc, bất cập về hủy bỏ hợp đồng do bị vi phạm

trong Bộ luật Dân sự Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện.

7

CHƢƠNG 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG DO BỊ VI PHẠM

TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm, mục đích của hủy bỏ hợp đồng và phân biệt chế định hủy

bỏ hợp đồng với một số chế định khác

1.1.1. Khái niệm hủy bỏ hợp đồng

* Hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt

quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn. “Hợp đồng có

thể được coi là kết quả của việc thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên, được thể

hiện trong các điều khoản cụ thể về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên để có cơ sở cùng

nhau thực hiện”

1

.

Cũng như pháp luật của các quốc gia khác, trong hệ thống pháp luật Việt Nam

tồn tại nhiều loại hợp đồng: hợp đồng dân sự, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp

đồng đầu tư, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm…. Tuy nhiên, trong phần này để hiểu

rõ khái niệm về hợp đồng nói chung tác giả xin chỉ trích dẫn, nghiên cứu quy định

của Bộ luật Dân sự (BLDS) về hợp đồng2

.

Với tư cách là luật gốc của hệ thống luật tư, BLDS dành sự quan tâm đặc biệt

điều chỉnh quan hệ hợp đồng, nói chính xác theo BLDS là “hợp đồng dân sự”.

Trước tiên, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, bởi Điều 121 BLDS năm 2005

quy định: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm

phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”3

. Tiếp theo BLDS định

nghĩa “hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi

hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 BLDS năm 2005, Điều 394

BLDS năm 1995). Như vậy, đặc điểm không thể thiếu của hợp đồng dân sự chính là

sự thỏa thuận giữa các bên và mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và

nghĩa vụ dân sự. Đây chính là hai điều kiện cấu thành hợp đồng, nếu thiếu một

trong hai điều kiện này thì hợp đồng không được hình thành. “Tất cả các hợp đồng

1 Đinh Văn Thanh (1999), “Đặc trưng pháp lý của hợp đồng dân sự”, Luật học, (04), tr. 19.

2 Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh rộng lớn của BLDS, theo Điều 1 BLDS năm 2005 quy định: “Bộ luật dân

sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác;

quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình,

kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.

3 Điều 130 BLDS năm 1995 quy định: “Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng của

cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ

dân sự”.

8

đều là sự thỏa thuận. Tuy nhiên không phải bất cứ sự thỏa thuận nào cũng là hợp

đồng”4

.

Khái niệm “hợp đồng dân sự” trong BLDS Việt Nam được nhiều nhà nghiên

cứu pháp luật trong nước và thế giới đánh giá là có tính bao quát cao, bởi nó được

áp dụng không chỉ cho “hợp đồng dân sự” như khái niệm này đề cập mà là khái

niệm cho hợp đồng nói chung.

Có quan điểm cho rằng:

Qua phân tích chế định hợp đồng của Bộ luật cho thấy, Bộ luật Dân

sự quy định về hợp đồng dân sự theo nghĩa chung cho tất cả các hợp

đồng, là căn cứ để quy định các điểm đặc thù về từng loại hợp đồng theo

chuyên ngành luật. Với ý nghĩa đó, dù cho nhiều lý do khác nhau mà Bộ

luật Dân sự vẫn còn khái niệm “Hợp đồng dân sự” nhưng chữ “dân sự”

trong khái niệm “hợp đồng dân sự” theo Bộ luật Dân sự không còn

nguyên nghĩa như trong Pháp lệnh. Nội dung, nội hàm của nó đã có sự

thay đổi theo hướng mở rộng đến mức chỉ cần dùng hai chữ “hợp đồng”

mà thôi!

5

Đồng tình với quan điểm trên, nhiều học giả kiến nghị bỏ từ “dân sự” đặt sau

hai từ “hợp đồng” và “nghĩa vụ” nhằm tạo cách hiểu nhất quán cho những đối

tượng chịu sự điều chỉnh của BLDS biết rằng mình không những phải tuân thủ pháp

luật chuyên ngành mà còn phải luôn tuân thủ quy định về hợp đồng trong BLDS6

.

Một tác giả khác cho rằng không nên đặt từ “dân sự” ngay sau khái niệm

“hợp đồng” vì không cần thiết và dễ gây hiểu nhầm bởi:

Về mặt lô ghích, từ dân sự được đặt ở vị trí này là nhằm xác định rõ

nghĩa của khái niệm „hợp đồng‟, nhằm để chỉ đây là „hợp đồng dân sự‟

chứ không phải là hợp đồng khác (thương mại, lao động). Trong khi đó,

khái niệm hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 388 BLDS năm 2005

4 Bộ Tư pháp (1996), Những nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

H. 1996, tr. 96.

5 Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2000), Thông tin Khoa học pháp lý: Nghiên cứu so sánh

pháp luật về hợp đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 38.

6 Nguyễn Thị Mơ, Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về hợp đồng - Những bất cập đặt ra từ thực tiễn

giao kết hợp đồng của doanh nghiệp và giải pháp sửa đổi,

http://vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=4773, truy cập ngày 15/12/2013.

Tác giả này cũng cho rằng: “việc đưa 2 chữ DÂN SỰ vào khái niệm hợp đồng tại Điều 388 và gọi đó là khái

niệm HỢP ĐỒNG DÂN SỰ trong thực tế đã không chỉ làm vô hiệu hóa giá trị của những quy định tại Điều 4

Luật TM 2005 và phá vỡ tính thống nhất, tính liên kết chặt chẽ giữa các quy định về hợp đồng trong các văn

bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.”

9

với chủ định xem đây là khái niệm chung được sử dụng để chỉ mọi hợp

đồng chứ không phải chỉ dành riêng cho „hợp đồng dân sự‟7

.

Tìm hiểu định nghĩa về hợp đồng ở một số nước, chúng ta thấy rằng:

BLDS Pháp tại Điều 1101 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên

theo đó một hay nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển

giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó”.

Tương tự, BLDS Kê-bếch định nghĩa: “Hợp đồng là ràng buộc hai bên, hay

song phương, khi các bên tự ràng buộc mình một cách qua lại, mỗi bên đối với bên

kia, để nghĩa vụ của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia”.

Điều 420 BLDS Liên Bang Nga năm 1994 định nghĩa: “Hợp đồng là sự thỏa

thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự”.

Các định nghĩa của một số quốc gia nêu trên đều thể hiện hai yếu tố không thể

thiếu của hợp đồng là thỏa thuận và mục đích tạo lập hiệu lực pháp lý mà các bên

giao kết phải tuân thủ.

Tóm lại, qua việc xem xét khái niệm “hợp đồng dân sự” tại BLDS năm 2005

và tìm hiểu khái niệm “hợp đồng” tại pháp luật một số quốc gia đã cho thấy tính

thống nhất của hai khái niệm này. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về

việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ.

* Hủy bỏ

Viện Ngôn ngữ học định nghĩa hủy bỏ là “bỏ đi, coi là hoàn toàn không có

hiệu lực hay giá trị nữa”8

.

Tuy nhiên, hiện BLDS hoàn toàn không có định nghĩa thế nào là “hủy bỏ”.

Rà soát BLDS hiện hành có thể thấy từ “hủy bỏ” được xuất hiện nhiều lần.

Chẳng hạn như: khoản 1 Điều 425 (hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm hợp đồng

là điều kiện hủy bỏ đã được thỏa thuận trước hoặc pháp luật có quy định), khoản 2

Điều 435 (bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên bán giao ít hơn số lượng đã

thoả thuận), khoản 2 Điều 443 (bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu người thứ

ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán), khoản 3 Điều 463 (một

bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu bên bên kia trao đổi tài sản cho mình mà tài sản

này không thuộc quyền sở hữu của họ hoặc họ không được chủ sở hữu uỷ quyền)…

7 Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật

học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 13

8 Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 470.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!