Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hủy bản án,quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BÙI THÁI NGỌC HUYỀN
HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM
THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM
THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
Định hướng nghiên cứu
Ms: 8380102
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm
Học viên: Bùi Thái Ngọc Huyền
Lớp: Cao học Luật, khoá 28
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài “Hủy bản án, quyết
định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính Việt Nam” là
công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm. Luận văn có sử dụng, trích dẫn các ý kiến và quan
điểm khoa học của một số tác giả, các thông tin được sử dụng trong Luận văn đều
được trích dẫn từ nguồn cụ thể và chính xác, các số liệu thông tin được sử dụng là
hoàn toàn khách quan và trung thực.
Tác giả
Bùi Thái Ngọc Huyền
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ HỦY BẢN ÁN,
QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM TRONG TỐ
TỤNG HÀNH CHÍNH........................................................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm về hủy bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ tục
phúc thẩm trong tố tụng hành chính.............................................................6
1.1.1. Khái niệm về hủy bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm
trong tố tụng hành chính...............................................................................6
1.1.2. Đặc điểm về hủy bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm
trong tố tụng hành chính.............................................................................12
1.2. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm
xét xử lại.........................................................................................................15
1.3. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án .......................20
1.4. Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án ........................................24
Tiểu kết Chương 1.............................................................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM
THEO THỦ TỤC PHÚC THẨM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN.............32
2.1. Thực trạng hủy bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án
cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại ...............................................................32
2.1.1. Vi phạm trong việc xác định tư cách đương sự và đưa thiếu người
tham gia tố tụng..........................................................................................34
2.1.2. Vi phạm trong việc xác định không đúng người có quyền khởi kiện.36
2.1.3. Vi phạm trong việc xác định sai đối tượng khởi kiện ........................37
2.1.4. Vi phạm trong việc xác định thời hiệu khởi kiện...............................38
2.1.5. Vi phạm trong việc giải quyết các yêu cầu khởi kiện ........................39
2.1.6. Vi phạm trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật
....................................................................................................................41
2.1.7. Một số lý do khác dẫn đến việc hủy bản án sơ thẩm.........................44
2.2. Thực trạng hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án....46
2.3. Thực trạng hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ
vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.......................49
2.3.1. Vi phạm do xác định sai lý do tạm đình chỉ ......................................49
2.3.2. Vi phạm quy định về xác định thời hiệu khởi kiện, dẫn đến đình chỉ
giải quyết yêu cầu khởi kiện không có căn cứ ............................................50
2.3.3. Vi phạm quy định về đình chỉ giải quyết vụ án không đúng quy định,
làm mất quyền khởi kiện của đương sự ......................................................51
2.4. Kiến nghị hoàn thiện..............................................................................51
2.4.1. Hoàn thiện pháp luật về tố tụng hành chính nhằm bảo đảm việc giải
quyết các vụ án hành chính tại Tòa án hiệu quả hơn .................................51
2.4.2. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ, Thẩm phán .....................................................................................58
2.4.3. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ,
Thẩm phán Tòa án nhân dân ......................................................................59
2.4.4. Bảo đảm cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc
phục vụ hoạt động xét xử án hành chính ....................................................60
2.4.5. Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận
Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội..........................................................61
2.4.6. Tăng cường năng lực tranh tụng cho luật sư....................................61
2.4.7. Tăng cường hoạt động kiểm tra của Tòa án cấp trên trong việc xét xử
án hành chính .............................................................................................62
Tiểu kết chương 2..............................................................................................64
KẾT LUẬN........................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giải quyết tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp là vấn đề đang
được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và dân chủ hoá mọi mặt đời sống
xã hội hiện nay. Vụ án hành chính được giao cho Tòa án giải quyết từ ngày
01/7/1996 theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày
21/5/1996, được sửa đổi bổ sung bằng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 10/1998/PLUBTVQH10 và Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQHQ11. Tuy nhiên, thực tiễn
giải quyết các vụ án hành chính cho thấy những quy định của Pháp lệnh có
những bất cập, quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, có
những quy định thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ, chưa đảm bảo thiết thực quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Chính vì thế, ngày 24/10/2010, Luật Tố
tụng hành chính được ban hành đã có những thay đổi cơ bản so với các Pháp
lệnh trước đây, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Qua
hơn 3 năm thi hành, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 cũng đã bộc lộ hạn chế,
gây khó khăn cho việc giải quyết, xét xử án hành chính, chưa đảm bảo được nội
dung tranh tụng tại Tòa án, nên đồng thời để đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống
pháp luật sau khi Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
được Quốc hội thông qua, ngày 25/11/2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015
được ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng
cho thấy, một số quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 xuất hiện các
vướng mắc do chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn thống nhất về nhận thức và áp dụng. Điều
này dẫn đến án hành chính bị hủy có xu hướng tăng. Việc hủy án dẫn đến kéo dài
thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các cá nhân và tổ chức. Chủ
trương, chính sách xây dựng pháp luật là ngày càng hoàn thiện, đề cao và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân vì vậy xu hướng chung là các văn bản quy
phạm pháp luật quy định về trình tự thủ tục ngày càng chặt chẽ, nâng cao trách
2
nhiệm của cán bộ công chức, siết chặt quy trình, nhưng tình hình hiện nay, các
khiếu kiện tại Tòa án ngày càng nhiều mà kết quả giải quyết lại đạt tỉ lệ thấp.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu các căn cứ dẫn đến hủy bản án,
quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là một vấn đề cần thiết. Vấn đề này cũng
được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Theo Công điện số 01/2018/CT-CA
ngày 26/10/2018 của Tòa án nhân dân Tối cao về việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính; Chỉ thị số 03/2018/CT-CA
ngày 05/12/2018 của Tòa án nhân dân Tối cao về việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính; Chỉ thị số 01/2020/CT-CA
ngày 09/01/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao về việc triển khai, tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020 của các Tòa án và
Nghị quyết số 55/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về hoạt động chất
vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV đã nêu rõ “Đối với việc xét xử các vụ
án hành chính, cần nâng cao tỷ lệ xét xử, hạn chế thấp nhất việc để án quá hạn
theo quy định của pháp luật, việc hủy án, sửa án do nguyên nhân chủ quan…”
Vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Hủy bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ
tục phúc thẩm trong tố tụng hành chính Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận văn
Thạc sĩ Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về đề tài hủy bản án, quyết định sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm trong tố
tụng hành chính hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên có một số
công trình nghiên cứu về thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm như:
- Trần Văn Quán (2013), “Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc
thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Luận văn này, tác giả đã nêu những vấn đề
lý luận, pháp lý về giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh, đồng thời trình bày những thực trạng và giải pháp kiến
nghị hoàn thiện giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh.
- Nguyễn Thùy Linh (2013), “Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính: Từ
thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật