Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng đi cho các chương trình đóng góp mạnh thường quân góp phần với ngân sách nhà nước hỗ trợ người
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- Vốn để hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông - lâm - ngư (gọi chung là khuyến nông): kinh phi bố trí là
7,2 tỷ đồng đã sử dụng để xây dựng 150 mô hình trình diễn kỹ thuật với 10.000 hộ tham gia, tập huấn 180 lớp khuyến nông với
18.000 lượt người, in 12.000 bản tài liệu, phát hành hàng trăm số báo chuyên đề. Ngoài ra các địa phương đã bố trí kinh phí để tổ
chức hàng ngàn lớp tập huấn cách làm ăn cho trên 100.000 lượt người nghèo. Thông qua hướng dẫn người nghèo cách làm ăn
bằng các mô hình cây trồng, vật nuôi, câu lạc bộ khuyến nông, giống mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất... góp
phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều hộ nghèo đã biết vay vốn để tổ chức sản xuất, tăng thu nhập, thoát đói giảm nghèo.
- Ngoài ra ngân sách Nhà nước phải sử dụng các khoản chi khác để trợ cấp đột xuất khắc phục thiên tai hoả hoạn để ổn
định cuộc sống dân cư các khu vực này.
Các khoản chi từ kênh ngân sách Nhà nước để sử dụng vào các mục đích nói trên không phải là toàn bộ hỗ trợ trực tiếp cho
người nghèo. Nhưng nó đã có tác động tích cực hỗ trợ phát triển nông thôn, miền núi... nâng cao mức sống người dân tạo điều
kiện cho họ vượt qua cảnh nghèo đói. Sự hỗ trợ cần thiết này phản ánh tính định hướng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường
ở nước ta. Tuy nhiên chuơng trình hỗ trợ này thực sự chưa quản lý chặt chẽ, có một số khoản mang nặng tính trợ cấp từ thiện, có
khi là biện pháp tình thế nên việc sử dụng nó hiệu quả chưa cao.
2.2.2. Hỗ trợ vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
2.2.2.1. Tín dụng cho hộ nông dân nghèo từ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Ngày 28/6/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) có quyết định 202/HĐBT, theo đó giao cho ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện cho vay chủ yếu đối với hộ sản xuất thiếu vốn. Từ năm 1991 đến 31/12/2000, ngân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã cho trên 30 triệu lượt hộ vay vốn, với doanh số trên 100 nghìn tỷ đồng
trong đó dư nợ cho vay theo chính sách là gần 10 nghìn tỷ đồng bao gồm: hộ nghèo 4400 tỷ đồng, tôn nền làm sàn nhà trên cọc
1300 tỷ đồng, khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt 1200 tỷ đồng, cho vay ưu đãi vùng sâu vùng xa gần 3000 tỷ đồng. Theo số liệu
thống kê mới 30% nhu cầu vay vốn của hộ nông dân được đáp ứng, 70% hộ nông dân phải đi vay tư nhân và các nguồn vốn khác.
Đối với hộ nông dân nghèo vay vốn vẫn chịu lãi suất như các hộ nông dân bình thường. Riêng vùng núi, vùng sâu, vùng
xa, hải đảo được miễn giảm lãi suất so với lãi suất cho vay cùng loại. Để tạo điều kiện cho hộ nông dân nghèo không có tài sản
thế chấp, ngày 30/2/1999 thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg theo đó các hộ nông dân khi cần vay vốn thì
chỉ cần làm đơn có xác nhận của địa phương và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi đến ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Sau 10 năm cho vay, chương trình tín dụng này đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng cũng cần đánh giá một số
mặt tồn tại là:
Về phương thức cho vay. Mặc dù ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là tổ chức tín dụng thực hiện chính sách
cho vay ưu đãi nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng cơ chế hoạch toán của ngân hàng này theo nguyên tắc ngân hàng
thương mại. Sự lẫn lộn giữa chức năng chính sách và chức năng kinh doanh dẫn đến xu hướng cán bộ tín dụng thường ưu tiên các
hộ nông dân khá giả vay lớn hơn là ưu tiên cho các hộ nghèo khó khăn là những người thường vay những món nhỏ. Mặt khác,
phương thức cho vay tới tận tay hộ nông dân trong điều kiện Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi chi phí cao cho các món vay nhỏ,
vay phân tán với nhiều thủ tục phức tạp mà nhiều hộ nông dân khó đáp ứng được. Do đó có hiện tượng nhiều hộ nông dân hướng
đến hệ thống tín dụng phi chính thức để thoả mãn nhu câù thiếu vốn của mình hơn là đến ngân hàng để vay.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
Thứ hai: Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo trong thực tế quá cao - có ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện vẫn cho vay với lãi suất thoả thuận cao hơn lãi suất cho vay bình thường.
Thứ ba: Khả năng rủi ro trong nông nghiệp lớn, là điều trở ngại cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết
định khi cho vay, bởi lẽ nguy cơ mất vốn thường xuyên bị đe doạ.
Thứ tư: Việc cấp vốn tín dụng tới tay người nghèo thường không kịp thời và chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh
của họ.
Những tồn tại trên đây đã hạn chế việc mở rộng cấp tín dụng cho người nghèo. Thực tiễn này đòi hỏi phải đổi mới, áp dụng
phương thức cho người nghèo phù hợp hơn.
2.2.2.2. Tín dụng cho hộ nghèo của ngân hàng phục vụ người nghèo.
Ngày 31/8/1995 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 525/TTg "về việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo". Theo
đó ngày 11/9/1995 Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo quyết định số 230/QĐ/NH5 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước và được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 12/12/1995. Ngân hàng phục vụ nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày
1/1/1996.
Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động trên phạm vi cả nước, có chức năng huy
động các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với
người nghèo và các nguồn vốn khác được Nhà nước cho phép để lập quỹ cho vay để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Các nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ người nghèo.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com