Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn dạy thổi sáo trúc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hướng dẫn dạy thổi sáo trúc
Đây là những bài tập được sưu tầm trên Website, giúp cho các bạn có ham thích học môn thổi sáo, hãy tìm hiểu và nếu có thêm kiến thức
xin chỉ giúp để mọi người tham khảo cùng nhau học. Chân thành cảm ơn thành viên aviaiva đã cất công hướng dẫn.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH( BẢN NHÁP)
Chương I/ giới thiệu chung về sáo trúc
1/ hình ảnh
2/ giới thiệu sơ qua về các loại sáo (trúc, mèo, gỗ, flute ... nhấn mạnh đặc thù của sáo việtnam)
3/ các tong của sáo ( do, re ... ) + hình ảnh từng loại thì tốt
4/ sơ qua về sáo trung quốc hình ảnh + so sánh với sáo việt
Chương II/ nhập môn sáo trúc 6 lỗ:
1/ cách cầm sáo: hình vẽ, những qui định cụ thể
2/ cách thổi ra tiếng
3/ Cách bấm mở các nốt:
Hỗ trợ kỹ thuật
phần 1: cách luyện hơi (hướng dẫn nhiều cách, chi tiết cụ thể, tùy vào từng người lựa chọn theo hướng luyện tập phù hợp nhất)
phần 2: cách luyện nhịp ( các bài tập cơ bản hướng dẫn chi tiết và cụ thể ( có cả bản luyện không sáo và có sáo) + các bản nhạc luyện
tập từ cấp độ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh dần + file mp3 của bản nhạc đính kèm (nếu có VCD thì quá tuyệt))
phần phụ lục: nhạc lý căn bản cho sáo trúc.
Chương III/ các kỹ thuật cơ bản:
A/ nhóm các kỹ thuật nhập môn:
1/ đánh lưỡi đơn:
2/ kỹ thuật luyến:
3/ kỹ thuật rung hơi bằng cổ:
hỗ trợ kỹ thuật: bản nhạc + file mp3
B/ nhóm các kỹ thuật về ngón:
1/ kỹ thuật trill
2/ kỹ thuật vuốt ngón
3/ kỹ thuật lướt ngón, dồn ngón
hỗ trợ kỹ thuật: các bài tập chạy gam, các bản nhạc có độ khó tầm trung + mp3 đi kèm
C/ các kỹ thuật nâng cao:
1/ reo
2/ rung hơi bằng bụng
3/ kỹ thuật lưỡi kép
hỗ trợ kỹ thuật: các bài tập các bản nhạc có độ khó tầm trung + mp3 đi kèm
D/ nhóm các kỹ thuật hỗ trợ:
1/ huýt
I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁO TRÚC:
1/ hình ảnh
2/ giới thiệu sơ qua về các loại sáo (trúc, mèo, gỗ, flute ... nhấn mạnh đặc thù của sáo việtnam)
3/ các tong của sáo ( do, re ... ) + hình ảnh từng loại thì tốt
4/ sơ qua về sáo trung quốc hình ảnh + so sánh với sáo việt
II/ NHẬP MÔN SÁO TRÚC 6LỖ
Phần mở đầu: sáo trúc Việt Nam ngay bản thân nó đã chia làm rất nhiều loại như đã giới thiệu ở phần I. Ở đây chúng ta chỉ bàn về sáo
trúc 6 lỗ (sáo ngang) cụ thể là sáo có tone C hay còn gọi là sáo đô1 ( đặc điểm, phân biệt đã giới thiệu chi tiết ở phần I)
Như vậy điều đầu tiên tôi khuyên các bạn là các bạn phải có ngay một cây sáo 6lỗ tone C để có thể tiến hành thuận lợi.
Thông tin thêm:
Nếu ở Hà Nội bạn có thể qua nhạc viện kiếm một cây, hoặc qua nhà bác Sơn ở nhà số 1 ngõ số 3 đường Tô Hiệu – TX Hà Đông – Tỉnh
Hà Tây
Nếu trong thành phố HCM thì liên lạc ngay với lee (0955576674) với MHM, saonhua, chuthoong bạn sẽ có được cây sáo ưng ý nhất.
Nếu bạn không ở hai địa chỉ thì vô damsan.net ở đó sẽ có mọi thứ bạn cần liên quan đến sáo.
1/ Cách cầm sáo, những qui định chung nhất
a/ Giới thiệu:
Giống như bất kì một môn khoa học, ngay từ ban đầu chúng ta phải đi đến một cách thống nhất những qui định chung nhất về cách cầm
sáo. Cầm sáo đúng giúp bạn phát triển được tất cả các kỹ năng, kỹ thuật về sáo. Tuy nhiên cái gì bắt đầu cũng khó, cũng cảm thấy không
phù hợp bạn phải tự gò mình vào một khuôn khổ sau này khi quen dần bạn sẽ cảm thấy thỏai mái. Tôi cũng xin trình bày thêm, cách cầm
sáo này rất thuận lợi nếu như sau này bạn muốn phát triển kỹ thuật của mình khi chơi sáo 10 lỗ.
b/ Hướng dẫn chi tiết
2/ Cách thổi cho ra tiếng:
a/ Giới thiệu:
Do đặc thù của sáo ngang, việc thổi ra tiếng ngay khi cầm vào cây sáo đôi khi cũng trở nên khó thực hiện được do rất nhiều nguyên
nhân. Ngay bản thân tôi cũng đã từng vấp về vấn đền này, tuy nhiên qua kinh nghiệm của bản thân và anh em đamsan tôi cũng trả lời
được phần nào các nguyên nhân và cách luyện tập để các bạn cảm thấy đơn giản nhất khi cầm cây sáo lên thổi.
b/ hướng dẫn chi tiết:
Phần này ta chưa quan tâm đến việc cầm sáo đúng, mà tập trung vào cách đặt môi sao cho đúng.
Hình vẽ trên là một cách minh họa cho cách việc đặt môi, theo phần lớn mọi người thường theo. Đặt môi sao cho khi ta chụm môi lại lỗ
sáo nằm tại phần giữa của môi.