Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn chi tiết làm bài thi trắc nghiệm ĐH
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
97.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1965

Hướng dẫn chi tiết làm bài thi trắc nghiệm ĐH

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hướng dẫn chi tiết về làm bài thi trắc nghiệm

Các quy trình điền phiếu, nhận đề, làm bài, nộp bài của Cục Khảo thí và Kiểm

định chất lượng giáo dục

Thi trắc nghiệm và câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Câu hỏi thi trong các đề thi viết có thể được phân chia làm 2 loại: Tự luận và trắc

nghiệm khách quan.

Loại câu hỏi thi tự luận (essay) là câu hỏi yêu cầu phải trả lời theo dạng mở, tức là thí

sinh phải tự trình bày ý kiến trong một bài làm (thường dài) để giải quyết vấn đề mà

câu hỏi tự luận nêu ra. Phương pháp tự luận từ lâu được dùng phổ biến trong nhà

trường.

Trắc nghiệm khách quan (objective test) là phương pháp thi mà trong đó đề thi thường

gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết

sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu.

Trong trắc nghiệm khách quan (sau đây gọi tắt là trắc nghiệm) có nhiều kiểu câu hỏi

khác nhau nhưng câu nhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhất và được sử dụng

phổ biến nhất.

Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (NLC) có hai phần, phần đầu được gọi là phần dẫn,

nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là phương

án để chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D ...

Trong các phương án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương

án đúng nhất; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí

sinh. Nếu câu NLC được soạn tốt thì một người không nắm vững kiến thức về vấn đề

đã nêu sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương

án đúng, đâu là phương án nhiễu.

Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm NLC, người ta thường cố gắng làm cho các

phương án nhiễu đều có vẻ “có lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng. Chẳng hạn,

chúng ta hãy xem câu trắc nghiệm rất đơn giản về Toán sau đây (cho học sinh mới bắt

đầu học Đại số):

Cho a = 15 và b = 2; tích của a và b bằng:

A) 17 B) 13 C) 7.5 D) 30

Thí sinh nắm vững bài sẽ hiểu ngay rằng tích của a và b là kết quả của phép nhân a với

b, tức là 15 x 2 và chọn D là câu trả lời đúng. Trong khi đó, đối với thí sinh không hiểu

rõ khái niệm “tích”, các phương án A, B, C đều có vẻ “có lý”, có thể lôi cuốn thí sinh

vào một trong các phương án trả lời sai:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!