Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hợp đồng vi phạm quy định về hình thức bắt buộc theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
VĂN THỊ HỒNG NHUNG
HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC BẮT BUỘC
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 11 - NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC BẮT BUỘC
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VĂN ĐẠI
Học viên: VĂN THỊ HỒNG NHUNG
Lớp Cao học Luật Khóa 23
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 11 - NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Văn Đại. Mọi kết quả
nghiên cứu của các công trình khoa học khác đều được giữ nguyên ý tưởng và được
trích dẫn phù hợp theo quy định.
.
Tác giả
Văn Thị Hồng Nhung
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
1 BLDS Bộ luật dân sự
2 ĐKCHL Điều kiện có hiệu lực
3 GDDS Giao dịch dân sự
4 HTBB Hình thức bắt buộc
5 TAND Toà án nhân dân
6 VBPL Văn bản pháp luật
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG VI PHẠM HÌNH
THỨC BẮT BUỘC .................................................................................................10
1.1. Khái niệm hình thức bắt buộc của hợp đồng ................................................10
1.2. Các loại hình thức bắt buộc của hợp đồng ....................................................15
1.2.1. Hình thức bắt buộc không là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng .................15
1.2.2. Hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ............................20
1.3. Xác định hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc...........................................27
1.4. Cách thức xử lý hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc ...............................30
1.4.1. Trường hợp hình thức bắt buộc không là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
...................................................................................................................................31
1.4.2. Trường hợp hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.........32
1.5. Thời hiệu yêu cầu xử lý hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc ..................37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................40
CHƢƠNG 2. NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN VỀ HỢP
ĐỒNG VI PHẠM HÌNH THỨC BẮT BUỘC......................................................41
2.1. Xác định hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các
loại hợp đồng phải tuân thủ hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực..........41
2.1.1. Xác định các hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng .......41
2.1.2. Xác định các loại hợp đồng phải tuân thủ hình thức bắt buộc là điều kiện có
hiệu lực......................................................................................................................44
2.2. Hƣớng xử lý hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc không là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng .............................................................................................45
2.3. Hƣớng xử lý hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng............................................................................................................49
2.3.1. Về yêu cầu của các bên để Toà án công nhận hiệu lực của hợp đồng ...........49
2.3.2. Về xác định hai phần ba nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.....................51
2.3.3. Về giá trị của quyết định công nhận hiệu lực hợp đồng .................................52
2.3.4. Về việc phòng ngừa các chủ thể lợi dụng Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015
để trục lợi hoặc trốn tránh nghĩa vụ .........................................................................57
2.4. Hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2015 khi giải quyết các hợp đồng vi phạm
hình thức bắt buộc ..................................................................................................58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................62
KẾT LUẬN..............................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”1
. Trong đó, hợp đồng là hoạt
động phổ biến nhất trong lĩnh vực dân sự và cũng là căn cứ phổ biến nhất xác lập,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Để hợp đồng có hiệu lực trên
thực tế thì ngoài những điều kiện về nội dung, pháp luật còn đòi hỏi phải tuân thủ
những quy định về hình thức bắt buộc của GDDS. Mặc dù khi tham gia vào hợp
đồng, các chủ thể luôn mong muốn quyền lợi của mình cũng như nghĩa vụ của chủ
thể khác được thực hiện nhưng trong một số trường hợp, vì lý do nào đó mà hợp
đồng vô hiệu dẫn đến quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể không được thực hiện
như mong muốn. Trong các trường hợp làm cho hợp đồng vô hiệu thì vô hiệu do
không tuân thủ quy định về hình thức chiếm tỉ lệ rất cao. Đó cũng được coi là “lỗ
hổng” của Bộ luật dân sự năm 2005 gây nhiều vấn đề phức tạp cần được quan tâm
trong thực tiễn. Trước yêu cầu đó, BLDS năm 20152
có sự sửa đổi lớn về quy định
này so với BLDS năm 2005 và đã góp phần giải quyết được nhiều vấn đề bất cập
của BLDS năm 2005 trong lĩnh vực hợp đồng nói chung và hợp đồng vi phạm quy
định về HTBB nói riêng. Thực tiễn áp dụng cũng cho thấy được hiệu quả, tính tích
cực của các quy định này trong việc bảo vệ sự ổn định của các giao dịch, bảo vệ
quyền và lợi ích của các chủ thể, hạn chế tối đa các trường hợp bội ước, lật lọng.
Tuy nhiên, những quy định của BLDS năm 2015 về HTBB của hợp đồng cũng vẫn
còn tồn tại những bất cập, hạn chế nhất định khiến cho quá trình áp dụng gặp khó
khăn. Điển hình như việc xác định những hợp đồng nào phải tuân thủ HTBB và
HTBB nào là ĐKCHL của hợp đồng cũng chưa được quy định cụ thể; vấn đề xác
định yêu cầu của các bên khi giải quyết hợp đồng vi phạm HTBB hay xác định hai
phần ba nghĩa vụ của các bên trong giao dịch trong một số trường hợp không đơn
giản; hướng xử lý hợp đồng vi phạm HTBB là ĐKCHL của hợp đồng còn gây ra
những bất đồng trong thực tiễn,.. Ngoài ra, nghiên cứu pháp luật của một số quốc
gia trên thế giới về vấn đề này cũng như các luật chuyên ngành khác cũng cho thấy
nhiều vấn đề khoa học có thể giúp cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến
hợp đồng vi phạm quy định về HTBB đạt hiệu quả cao hơn.
1 Điều 121 BLDS năm 2005 và Điều 116 BLDS năm 2015.
2 Bộ Luật dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2017.
2
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hợp đồng vi phạm quy định về
hình thức bắt buộc theo pháp luật Việt Nam” làm Luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề này không mới, đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu và
giải quyết được những vấn đề đặt ra một cách thấu đáo, tuy nhiên, hầu hết các công
trình đều xuất hiện trước khi BLDS năm 2015 có hiệu lực nên việc cập nhật những
quy định mới là điều hạn chế. Đồng thời, các công trình đều chỉ dành dung lượng
cho HTBB khá ít ỏi, nên không bị trùng lặp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Điển hình như các công trình khoa học sau:
2.1. Giáo trình
Liên quan tới lĩnh vực pháp luật dân sự, không thể không kể đến giáo trình
của hai trường Đại học hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý, là cuốn “Giáo trình Luật
Dân sự Việt Nam” (Tập 1 & Tập 2) của Trường Đại học Luật Hà Nội, được xuất
bản vào năm 2012 và năm 2018 bởi Nhà xuất bản Công an nhân dân. Mặc dù dung
lượng về hình thức hợp đồng không nhiều nhưng đây là một tài liệu mang tính chất
nền tảng, cung cấp những kiến thức cơ bản về pháp luật dân sự nói chung và kiến
thức về hợp đồng nói riêng. Về hình thức của hợp đồng, giáo trình có đề cập đến
các hình thức của hợp đồng cũng như các yêu cầu đối với hình thức hợp đồng của
mỗi loại hợp đồng cụ thể.
Tương tự, “Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam xuất bản năm 2017 cũng là một tài liệu có
nhiều nội dung khoa học quý giá về hợp đồng. Cuốn sách làm rõ rất nhiều vấn đề
liên quan đến hợp đồng với cách lý giải cụ thể, dễ hiểu, có ví dụ minh hoạ kèm
theo.
Ngoài ra, “Giáo trình Luật Dân sự” (Tập 1 & 2) của Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2018 cũng là một tài liệu có giá trị rất lớn về
khoa học liên quan đến hợp đồng. Giáo trình cung cấp nhiều kiến thức cơ bản về
hợp đồng như tổng quan; giao kết hợp đồng; hợp đồng vô hiệu; hiệu lực hợp
đồng,… và những nội dung khác có liên quan.
Bên cạnh đó, cuốn sách “Bình luận khoa học BLDS năm 2005” (Tập 1 &
Tập 2) do tác giả Hoàng Thế Liên làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
xuất bản năm 2013 được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy
môn luật Dân sự. Tác giả đã theo hướng bình luận từng điều luật, trong đó có những
3
quy định liên quan đến hình thức hợp đồng. Cuốn sách cung cấp nhiều thông tin và
phân tích các quy định liên quan đến HTBB của hợp đồng.
Những tài liệu này cung cấp nhiều nội dung khoa học căn bản, tuy nhiên
dung lượng dành cho phần hình thức hợp đồng khá khiêm tốn cũng là một khó khăn
cho tác giả luận văn khi nghiên cứu, tiếp cận.
2.2. Sách chuyên khảo
- Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
Đây là một công trình công phu, tập hợp nhiều bản án, quyết định liên quan
đến hợp đồng như những vấn đề chung, vấn đề giao kết hợp đồng, thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, hình thức của hợp đồng. Bên cạnh việc đưa
ra các bản án, quyết định của Tòa án, tác giả đã phân tích làm rõ các vấn đề về hợp
đồng một cách sâu sắc, khoa học và có tính thực tiễn cao. Tập trung vào vấn đề
HTBB của hợp đồng, bên cạnh việc đề cập đến những vấn đề lý luận chung về hình
thức hợp đồng, tác giả đã cung cấp những bản án, quyết định gắn liền với việc đánh
giá, xử lý đối với các hợp đồng vi phạm HTBB, đồng thời đưa ra những quan điểm
khoa học về các vấn đề có liên quan.
Đối với người nghiên cứu, cuốn sách này không chỉ là một tài liệu tham khảo
về lý luận mà còn là tài liệu quý giá về nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu
khoa học, không chỉ đề cập đến lý luận nói chung mà còn gắn từng vấn đề vào thực
tiễn xét xử một cách khoa học, có dẫn chứng xác đáng. Tuy nhiên, vì phải đề cập đến
rất nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng nên dung lượng dành cho nội dung HTBB
của hợp đồng không nhiều.
- Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Cuốn sách bao quát nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến hình thức của
hợp đồng, hợp đồng vi phạm HTBB và đối với từng chủ đề, tác giả phân tích cả
dưới góc độ lý luận lẫn thực tiễn, đối chiếu với pháp luật nước ngoài và với cổ luật
Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất sâu sắc góp phần hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về các chủ đề trên. Đồng thời, tác giả cũng phân tích một số bất cập trong các
quy định chung về hình thức hợp đồng trong BLDS năm 2005 và các văn bản liên
quan kèm theo một số bản án, quyết định mang tính thuyết phục cao.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số nguyên tắc định hướng hoàn thiện pháp
luật Việt Nam hiện hành về hình thức hợp đồng và một số kiến nghị hoàn thiện các
4
quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về hình thức hợp đồng nói chung, các quy
định về xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng không tuân thủ hình thức luật định.
Tuy nhiên, dung lượng dành cho nội dung hợp đồng vi phạm quy định về
HTBB chưa nhiều, thời điểm xuất bản cuốn sách là lúc BLDS năm 2015 chưa ra đời
nên những đánh giá, đề xuất của tác giả phù hợp với quy định của BLDS năm 2005.
Hiện tại, BLDS năm 2015 đã có hiệu lực nên cũng có nhiều khác biệt với những nội
dung của sách nêu ra.
2.3. Bài viết tạp chí
- Bài viết: “Hình thức hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2005” của tác
giả Trần Văn Biên, Tạp chí Toà án nhân dân số 03/2006, từ trang 15 đến trang 19.
Bài viết đề cập đến các quy định của BLDS năm 2005 về hình thức hợp đồng
như hình thức bằng lời nói, văn bản, hành vi, thông điệp dữ liệu, đưa ra những ưu,
nhược điểm của từng hình thức cũng như những đánh giá về quy định của BLDS
năm 2005 đối với hình thức hợp đồng. Bài viết chủ yếu mang tính chất giới thiệu
những quy định của BLDS năm 2005 về hình thức hợp đồng bởi thời điểm đó
BLDS năm 2005 mới được ban hành và có hiệu lực nên chưa có sự đánh giá, tổng
kết thực tiễn áp dụng Luật.
- Bài viết: “Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt
Nam: Những bất cập và hướng hoàn thiện” của PGS. TS. Đỗ Văn Đại, tạp chí Luật
Học số 02/2013, trang 3-15.
Trong bài viết này tác giả đã trình bày các HTBB của hợp đồng như bằng
văn bản, văn bản có công chứng, chứng thực, xin phép và đăng ký, đồng thời làm rõ
các vấn đề có liên quan đến từng loại hình thức hợp đồng tương ứng. Tác giả cũng
làm rõ hướng xử lý vi phạm HTBB của hợp đồng trong pháp luật Việt Nam như
trường hợp chấp nhận hợp đồng, thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu, chỉ ra những
bất cập trong các quy định này khi áp dụng vào thực tiễn. Từ đó, tác giả đưa ra
những đề xuất cụ thể để hoàn thiện như: chuyển nghĩa vụ công chứng thành quyền
công chứng để các bên tự do lựa chọn; Mặt khác, cần đưa hình thức xin phép ra
khỏi điều kiện về hình thức mà phải là điều kiện về nội dung để tránh việc nhầm
lẫn, khó phân biệt giữa điều kiện về hình thức và nội dung; Ngoài ra, cần tách hình
thức đăng ký ra khỏi các hợp đồng phải công chứng, chứng thực hoặc giao cho
chính công chứng viên là người thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch vì việc đồng
nhất giữa hình thức đăng ký với các hình thức công chứng, chứng thực như hiện
nay là không phù hợp.
5
Bài viết có những đánh giá và quan điểm khoa học sâu sắc, hợp lý, tuy nhiên
vì thời điểm công bố, BLDS năm 2005 đang có hiệu lực nên bài viết chỉ đề cập đến
những quy định của BLDS năm 2005 và những đề xuất của bài viết không tương
ứng hoàn toàn với quy định của BLDS năm 2015 mới có hiệu lực.
- Bài viết: “Ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng đến hiệu lực hợp
đồng” của tác giả Phạm Hoàng Giang, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 03/2007 từ
trang 47 đến trang 51.
Bài viết làm rõ hình thức hợp đồng và nguyên tắc tự do hợp đồng. Mặc dù tự
do hợp đồng được tôn trọng và đề cao, song xuất phát từ mục đích bảo vệ trật tự
công cộng, bảo vệ lợi ích của người thứ ba hoặc nhằm bảo đảm giá trị chứng cứ khi
phát sinh tranh chấp, pháp luật hợp đồng quy định một số ngoại lệ của nguyên tắc
tự do hợp đồng. Bài viết cũng làm rõ ảnh hưởng điều kiện về hình thức hợp đồng
đối với hiệu lực của hợp đồng. Trên cơ sở làm rõ về mặt lý luận, tác giả đưa ra yêu
cầu trong quá trình áp dụng cần làm rõ một số nội dung như: trường hợp pháp luật
có quy định hợp đồng phải đươc thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng
thực, phải đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó là các
trường hợp nào? Quy định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức trong một
khoảng thời gian tại Điều 134 BLDS năm 2005 cũng không khả thi trên thực tiễn,
cần được hoàn thiện.
Bài viết tập trung chủ yếu vào ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng
đến hiệu lực hợp đồng nên phần nội dung hợp đồng vi phạm quy định về HTBB
không lớn, bài viết cũng mang tính chất định hướng và đề xuất nhiều ý kiến phù
hợp nhưng những đề xuất đó vẫn chưa được ghi nhận hoàn toàn trong BLDS năm
2015.
- Bài viết: “Một số ý kiến về hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện hình
thức” của tác giả Phạm Thị Thuý Kiều, tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Bộ tư pháp,
2017, Số 7(304), từ trang 58 đến trang 64.
Trong bài viết này, tác giả trình bày những nội dung về hợp đồng và bàn luận
các vấn đề xung quanh quy định của pháp luật về trường hợp hợp đồng vô hiệu do
vi phạm điều kiện về hình thức. Theo tác giả, hợp đồng được giao kết dựa trên cơ
sở của tự do ý chí làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, nhà làm
luật đôi khi cũng đòi hỏi hợp đồng phải tuân thủ một hình thức nhất định bởi những
lý do xuất phát từ chủ thể, đối tượng hay từ giá trị của hợp đồng.
6
Tác giả cũng đưa ra một số hạn chế của BLDS năm 2015 khi giải quyết hợp
đồng vi phạm điều kiện về hình thức như: không quy định cụ thể những loại hợp
đồng nào phải tuân thủ điều kiện hình thức; coi nhẹ vai trò của công chứng, chứng
thực, tạo kẽ hở cho các đối tượng trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ bằng cách để trống
thông tin tại thời điểm giao dịch. Từ đó, tác giả đề xuất cần có một cơ chế hoặc quy
định điều kiện cụ thể để thu hẹp hoặc thắt chặt phạm vi áp dụng, đồng thời giải
thích rõ ràng để tránh việc bị hiểu sai, bị lạm dụng cho những hành vi phi pháp.
Ngoài ra tác giả cũng đề xuất BLDS năm 2015 cần phải được rà soát, sửa đổi toàn
diện, đảm bảo tương thích với các quy định của Điều ước quốc tế, trong đó có việc
xác định hình thức hợp đồng.
Đây là một bài viết có nhiều giá trị tham khảo khi tác giả nghiên cứu, tuy
nhiên, có một số nội dung tác giả không cùng quan điểm với đề xuất trong bài viết,
tác giả xin phép được bảo lưu và xin làm rõ trong luận văn.
2.4. Đề tài nghiên cứu khoa học
- Đề tài: Lê Thị Thúy An (2010) “Hình thức hợp đồng dân sự theo quy định
của BLDS năm 2005”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh.
Trong khóa luận này, tác giả làm rõ những vấn đề lý luận chung, một số vấn
đề bất cập trong các quy định hình thức hợp đồng dân sự và thực tiễn áp dụng các
quy định này. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số định hướng hoàn thiện những
quy định của pháp luật liên quan đến hình thức hợp đồng dân sự.
Theo tác giả, những quy định của BLDS về hình thức hợp đồng đã tồn tại
nhiều bất cập, thiếu sót, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong cùng một quy
định và dẫn đến nhiều cách áp dụng khác nhau. Việc thừa nhận hình thức hợp đồng
là ĐKCHL của hợp đồng đang ủng hộ cho sự bội ước và dẫn đến việc khó khăn
trong giải quyết hợp đồng vô hiệu. Đồng thời, thực tiễn xét xử gặp những trường
hợp đi ngược lại những quy định của pháp luật, thực tại còn hiện diện thực hiện hợp
đồng trái luật của người dân. Vì vậy, cần có những sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp
với thực tiễn của pháp luật là điều cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Đề tài thể hiện được sự nghiên cứu nghiêm túc, tác giả đã làm rõ nhiều vấn
đề liên quan đến hình thức hợp đồng, trong đó có hợp đồng vi phạm quy định về
HTBB nhưng nội dung này không phải là trọng tâm của đề tài. Từ những bất cập,
hạn chế trong quy định của BLDS năm 2005, tác giả mạnh dạn đưa ra những đánh
giá cũng như đề xuất sửa đổi những quy định của BLDS năm 2005. Tuy nhiên, tại
7
thời điểm nghiên cứu, BLDS năm 2015 chưa được ban hành nên vẫn còn nhiều vấn
đề có thể cập nhật, hoàn thiện.
- Đề tài: Trần Niên Hưng (2004), Định hướng hoàn thiện các quy định của
pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu trong luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ
luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận chung về hợp đồng,
hợp đồng vô hiệu và vấn đề hợp đồng vô hiệu theo luật pháp một số nước trên thế
giới như Pháp, Mỹ, Nga. Trong đó, đề tài đã phân tích và đưa ra các bản án minh
họa cho vấn đề hợp đồng vô hiệu về hình thức, làm rõ những bất cập còn tồn tại
trong quy định của BLDS năm 2005. Đồng thời, phân tích những ảnh hưởng của
quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu trong pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn
thiện các quy định này trong thực tế để khắc phục những hạn chế, bất cập.
Trong đề tài, tác giả phân tích, đánh giá các quy định về hợp đồng vô hiệu
nói chung, trong đó phân tích về hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định về hình
thức nhưng dung lượng dành cho hợp đồng vô hiệu do vi phạm HTBB không nhiều.
Ngoài ra, các đánh giá của tác giả cũng tập trung vào BLDS năm 2005, thời điểm
đó BLDS năm 2015 chưa ban hành nên đề tài chưa có nội dung nào liên quan đến
BLDS năm 2015.
Vấn đề cần lưu ý nhất là đa số các công trình khoa học này đều nghiên cứu và
sử dụng những quy định của BLDS năm 1995 và năm 2005. Vừa qua, BLDS năm
2015 đã chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi rõ nét về vấn đề này, hiện tại chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng biệt về hợp đồng vi phạm HTBB được
công bố, do đó đề tài vẫn đảm bảo tính mới cũng như ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ra,
trong các đề tài khoa học đều có những quan điểm riêng của từng tác giả, có những
quan điểm tương đồng nhưng cũng có những quan điểm khác biệt. Vì vậy, tác giả
luận văn mạnh dạn đưa ra những quan điểm của riêng bản thân ở trong nội dung đề
tài, đặc biệt là ở phần các giải pháp.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận, quy định pháp luật Việt
Nam hiện hành về HTBB của hợp đồng và những vấn đề có liên quan khi hợp đồng
vi phạm quy định về HTBB. Đối chiếu những quy định của BLDS năm 2005 với
thực tiễn xét xử và so sánh với pháp luật của một số quốc gia, từ đó chỉ ra những
hạn chế của BLDS năm 2015 và hướng khắc phục trong thời gian tới; Trên cơ sở
đó, đề tài đưa ra các đề xuất góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về
8
hướng xử lý đối với hợp đồng vi phạm quy định về HTBB trong điều kiện nước ta
hiện nay.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt
Nam về HTBB của hợp đồng và hướng xử lý khi có vi phạm quy định về HTBB.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tìm hiểu pháp luật về hợp đồng
của một số nước (chủ yếu trong hệ thống dân luật, như: Đức, Pháp) nhằm đối chiếu
và rút ra kinh nghiệm cần học tập cho pháp luật Việt Nam.
- Giới hạn thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giới hạn pháp luật
Việt Nam từ thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực cho đến nay, chủ yếu khảo sát
các bản án, quyết định mà Tòa án áp dụng BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 và
các văn bản hướng dẫn để giải quyết. Trong đó có sự đối chiếu, so sánh quy định
giữa BLDS năm 2005 và năm 2015.
Những văn bản quy phạm pháp luật trước đó, cũng như những bản án, quyết
định được giải quyết dựa trên các văn bản ấy chỉ được viện dẫn nhằm mục đích so
sánh, đối chiếu với quy định hiện hành.
- Giới hạn vấn đề: Đề tài chỉ nghiên cứu những quy định có liên quan đến
hợp đồng vi phạm HTBB. Tuy nhiên, vì sự đan xen của các vấn đề nên trong đề tài
cũng có đề cập đến một số nội dung khác của pháp luật về hợp đồng, đất đai.
* Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận, quy định pháp
luật Việt Nam cũng như hoạt động áp dụng pháp luật liên quan về HTBB của hợp
đồng và hướng xử lý khi có vi phạm quy định về HTBB của các BLDS trong từng
thời kỳ. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong mục 1.4 của Luận văn.
- Phương pháp khảo sát, đánh giá thực tiễn được sử dụng trong quá trình thu
thập, đánh giá các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đối tượng nghiên cứu
của đề tài. Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ chương 2 và phần 1.4 của chương 1.
- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm rõ sự thay đổi giữa BLDS
năm 2015 so với các BLDS trước đó để thấy được sự khác biệt giữa quy định pháp
9
luật và thực tiễn xét xử cũng như sự khác biệt giữa pháp luật của Việt Nam với một
số nước. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 của luận văn.
- Phương pháp suy luận logic được tác giả sử dụng để giải quyết những
vướng mắc, không thống nhất về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật
của Tòa án và những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành liên quan
đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong
chương 2 của luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ đề
tài, kết hợp với các phương pháp khác giúp đưa ra cái nhìn sâu hơn về từng vấn đề,
từ đó cung cấp dữ liệu góp phần giải quyết những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
đặt ra liên quan đến HTBB của hợp đồng và hướng xử lý khi có vi phạm quy định
về HTBB.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống về các vấn đề pháp
lý liên quan đến hợp đồng vi phạm quy định về HTBB theo pháp luật Việt Nam.
Dựa trên các luận cứ khoa học và thực tiễn, tác giả đưa ra những định hướng và đề
xuất kiến nghị cụ thể để giải quyết các vấn đề còn hạn chế của pháp luật hiện hành,
mong muốn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng nói chung và HTBB của hợp đồng nói riêng.
Từ đó, góp phần tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong cuộc sống, bảo
đảm cho các quan hệ hợp đồng ở Việt Nam được ổn định, tránh được các rủi ro; bảo
đảm quyền tự do giao kết hợp đồng và quyền được pháp luật bảo vệ khi tham gia
các quan hệ hợp đồng; đáp ứng được yêu cầu, quyền và lợi ích chính đáng của đông
đảo quần chúng nhân dân cũng như phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Những thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu về hợp đồng, các
HTBB của hợp đồng cũng như các vấn đề liên quan đến việc xử lý hợp đồng khi có
vi phạm quy định về HTBB.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 02 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc
Chương 2. Những bất cập và hướng hoàn thiện về hợp đồng vi phạm hình thức
bắt buộc