Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hội thảo khoa học về tính hợp lí của pháp luật
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
56.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1815

Hội thảo khoa học về tính hợp lí của pháp luật

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Th«ng tin

t¹p chÝ luËt häc sè 1/2008 75

gày 10/11/2007 Trung tâm nghiên cứu

pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước

kết hợp cùng Bộ môn xây dựng văn bản

pháp luật, Khoa hành chính - nhà nước,

Trường đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội

thảo khoa học bàn về tính hợp lí của pháp

luật. Hội thảo đã thu hút được đông đảo

giáo viên, sinh viên, các nhà khoa học trong

và ngoài trường tham dự.

Hội thảo đã tập trung trao đổi, bàn luận

về những vấn đề liên quan đến tính hợp lí

của văn bản quy phạm pháp luật nói riêng,

của pháp luật nói chung. Các ý kiến và các

tham luận tham gia hội thảo đều khẳng định

văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, pháp

luật nói chung luôn phải bảo đảm tính hợp

lí, nghĩa là quy định pháp luật phải được

ban hành hợp với lẽ tự nhiên, đúng với lẽ

phải, phù hợp với nhu cầu (sự cần thiết) của

đời sống xã hội và đảm bảo sự logic của

việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các

quan hệ xã hội. Trong điều kiện xây dựng

nhà nước pháp quyền, tính hợp lí được xem

như một yêu cầu của pháp luật, một đòi hỏi

đối với các nhà lập pháp. Theo các ý kiến

tham gia trao đổi thì tính hợp lí của pháp

luật là khái niệm rộng và có nhiều nội dung

gần gũi với các khái niệm như tính phù hợp,

hợp quy luật khách quan, tính phổ biến…

của các quy định pháp luật. Nội hàm tính

hợp lí của pháp luật liên quan đến các vấn

đề như: Pháp luật được ban hành phải phù

hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện

tại; phù hợp với đạo đức và phong tục tập

quán; có khả năng thực hiện được trên thực

tế; bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung và

hình thức văn bản và nhiều nội dung khác.

Tính hợp lí của văn bản quy phạm pháp luật

cần được xem xét ở cả nội dung và hình

thức của chúng đồng thời còn phải phù hợp

với cơ chế thực thi pháp luật hiện hành.

Trong hội thảo các nhà khoa học còn đi

sâu phân tích làm rõ một số vấn đề cụ thể

như đảm bảo tính hợp lí trong các quy định

về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy

phạm pháp luật; sử dụng ngôn ngữ hợp lí

cho nội dung văn bản; về mối liên hệ giữa

tính hợp lí với tính hợp pháp và các tính

chất khác của văn bản; việc xử lí văn bản

quy phạm pháp luật bất hợp lí... Thông

thường một văn bản khi đã hợp pháp thì

cũng hợp lí, tuy nhiên cũng có thể xảy ra

tình trạng văn bản hợp pháp nhưng không

hợp lí và ngược lại hợp lí nhưng không hợp

pháp. Một số ý kiến cũng cho rằng sở dĩ lâu

nay chúng ta chưa đề cập việc xem xét tính

hợp lí của văn bản mà chỉ xem xét tính hợp

pháp, tính phù hợp, tính khả thi… của văn

bản vì tính hợp lí đôi khi cũng có nhiều

điểm rất chung chung và còn tuỳ thuộc vào

góc độ tiếp cận của mỗi chủ thể. Chẳng hạn,

tính hợp lí của việc quy định bắt buộc đội

N

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!