Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Học thuyết Monre và Ý nghĩa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỌC THUYẾT MONROE
1. Hoàn cảnh ra đời
Khu vực Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn của lục địa châu Mỹ, trải dài từ Mexico đến
tận eo biển Magellan là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Từ cuối
thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lý, làn sóng người di cư từ Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển,... vượt Đại Tây Dương sang
sinh sống vùng đất mới này. Trong số các nước châu Âu có mặt ở “Tân thế giới”,
người Tây Ban Nha chiếm cứ phần lớn lãnh thổ ngày nay thuộc Trung và Nam Mỹ,
trừ Brazil là thuộc Bồ Đào Nha. Các nước Anh, Pháp, Hà Lan chỉ chiếm được các
vùng đất nhỏ bé ven bờ Đại Tây Dương.
Vào cuối thế kỉ XVIII, với thắng lợi của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13
bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, khai sinh ra nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sau khi
thành lập cùng với quá trình thống nhất các bang, nước Mỹ dần dần phát triển mạnh
mẽ, nước Mỹ tính đến việc tìm kiếm thị trường mới thì khu vực Mỹ Latinh là vùng
lãnh thổ gần gũi mà Mỹ muốn hướng tới.
Vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XIX, miền Trung và Nam Mỹ đã hướng về
Cách mạng. Tư tưởng tự do đã khuấy động nhân dân châu Mỹ La-tinh từ thời các
thuộc địa Anh chiến đấu giành tự do. Chiến tranh Napoléon (1803-1815) đánh bại Tây
Ban Nha. Cái này tạo cơ hội để cho cho các thuộc địa Tây Ban Nha ở Nam Mỹ giành
độc lập. Cho tới năm 1822, dưới sự lãnh đạo tài tình của Simon Bolivar, Francisco
Miranda, José de San Martin và Miguel Hidalgo, tất cả khu vực nói tiếng Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha ở châu Mỹ - từ Argentina và Chile ở miền Nam tới Mexico ở
miền Bắc - đều đã giành được độc lập.
Nhận thấy tình hình đó, Mỹ quan tâm hơn đến cuộc giải phóng của nhân dân Mỹ
Latinh, Mỹ ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa này giống như cuộc đấu tranh của
hộ đối với chính quốc Anh. Theo sử gia R. Hofstadter, “sự ra đi của Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha ở Mỹ Latinh, một mặt đảm bảo cho Mỹ thoát khỏi vướng bận vào các
cuộc chiến tranh ở châu Âu; mặt khác tạo ra một thị trường “vô chủ” giúp Mỹ có thể
xâm nhập dễ dàng hơn” (Hofstadter, Miller & Aaron, 1960). Vì vậy nước Mỹ quan
tâm hơn đến vùng này và có trách nhiệm đến vận mệnh của khu vực Mỹ Latinh, công
nhận họ là các quốc gia độc lập thực sự, hoàn toàn tách khỏi những mối ràng buộc
trước kia với châu Âu.
Tại khu vực Mỹ Latinh không chỉ có Mỹ muốn vươn tầm ảnh hưởng của mình tại
khu vực thì Anh và Pháp cũng muốn xâm chiếm và mở rộng khu vực này để kiếm
thêm nguyên liệu cho cuộc hành trình cách mạng công nghiệp. Bên cạnh đó, nước Nga
đứng đầu là Sa hoàng cũng quan tâm tới lục địa Mỹ Latinh.