Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế, đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
188.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1708

Bàn về học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế, đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

T×m hiÓu hÖ thèng ph¸p luËt Hoa Kú

60 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2010

TS. NguyÔn ThÞ ¸nh V©n *

iến pháp Hoa Kỳ thừa nhận học thuyết

tam quyền phân lập và kiềm chế, đối

trọng. Mặc dù không có điều khoản nào của

Hiến pháp quy định rõ ràng rằng ba quyền

lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước

liên bang phải được tách bạch nhưng Điều 1,

Điều 2 và Điều 3 của Hiến pháp lần lượt trao

ba quyền năng nói trên cho Quốc hội, Tổng

thống (người đứng đầu và đại diện cho cơ

quan hành pháp) và Toà án tối cao của Hoa

Kỳ (đại diện cho cơ quan tư pháp); đồng thời

cũng tạo cơ sở pháp lí để mỗi cơ quan nhà

nước nói trên, ở một mức độ nhất định, có

thể kiềm chế việc sử dụng quyền lực của các

cơ quan còn lại. Bài viết này bàn về sự thể

hiện học thuyết trên trong Hiến pháp Hoa Kỳ

và tìm lời giải cho hai câu hỏi: 1) Liệu thực

sự có tam quyền phân lập trong bối cảnh mỗi

một trong ba cơ quan nhà nước đều có thể

kiềm chế và đối trọng lẫn nhau? 2) Liệu có

nhất thiết phải thừa nhận đồng thời cả hai

yếu tố trên trong hiến pháp mới đảm bảo

hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước?

1. Tam quyền phân lập trong Hiến

pháp Hoa Kỳ

Tam quyền phân lập là học thuyết được

xây dựng dựa trên ba nguyên tắc: Một là

chính phủ phải được phân chia thành ba cơ

quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp; hai là

mỗi cơ quan thực thi một chức năng riêng

biệt, phù hợp với mình và không được lấn át

chức năng của cơ quan khác; ba là nhân sự

của mỗi cơ quan phải được tách bạch sao

cho không một người hoặc nhóm người nào

có thể đồng thời làm việc trong nhiều hơn

một cơ quan nói trên.(1) Bằng cách đó, mỗi

cơ quan đều có được sự độc lập cần thiết

trong quá trình thực hiện chức năng của

mình và không có một người hoặc một nhóm

người nào có thể kiểm soát được toàn bộ bộ

máy nhà nước.

Học thuyết tam quyền phân lập có nguồn

gốc từ thời Hy Lạp cổ đại, đến Thời đại Ánh

sáng (Age of Enlightenment, từ thế kỉ XVII￾XVIII), học thuyết này đã đối mặt với hai

trường phái quan điểm triết học đối lập.

Trong khi được đa số ủng hộ như John

Locke, James Harington và Montesquieu thì

học thuyết cũng đã bị kịch liệt phản đối bởi

Thomas Hobbes.(2)

Ngày nay, đa số các nhà nghiên cứu đều

thừa nhận rằng học thuyết tam quyền phân

lập hướng tới hai mục tiêu: Một là nhằm

ngăn chặn khả năng tập trung quyền lực thái

quá, cội nguồn của tình trạng chuyên chế vì

theo học thuyết này ba quyền lực nhà nước

quan trọng được trao cho ba cơ quan nhà

nước riêng biệt chứ không tập trung trong

tay một người hay một nhóm người; hai là

H

* Giảng viên chính Trung tâm luật so sánh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!