Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với việc nhận thức tính tất yếu của con đường lựa  chọn xã hội
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
181.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1399

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với việc nhận thức tính tất yếu của con đường lựa chọn xã hội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Trong gần 10 năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta có sự thay đổi và

đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để đạt được những thành tựu ấy chúng ta

không thể quên được bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế

đất nước, mà cột mốc của nó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986

đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế Nhà nước).

Đối với nước ta, từ một nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo

nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của nước phát triển thì tất yêú

phải đổi mới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: Xây

dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện

đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần

cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng

văn minh. Mục tiêu đó là sự cụ thể hoá học thuyết Mác về hình thái kinh tế -

xã hội và hoàn cảnh cụ thể của xã hội Việt Nam. Nó cũng là mục tiêu công

nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Đề tài : Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với việc nhận thức tính

tất yếu của con đường lựa chọn xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam là một

nội dung phức tạp và rộng. Do trình độ hạn hẹp và có hạn trong một bài

tiểu luận nên em không tránh khỏi những khiếm khuyết trong việc nghiên

cứu. Em rất mong được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo để bài viết này của

em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

1

I. HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI MÁC- LÊ NIN.

Mọi người đều biết trong lịch sử tư tưởng nhân loại trước Mác đã có

không ít cách tiếp cận, khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội. Xuất

phát từ những nhận thức khác nhau, với những ý tưởng khác nhau mà có sự

phan chia lịch sử tiến hoá của xã hội theo những cách khác nhau. Chẳng

hạn như nhà triết học duy tâm Hê - ghen (1770 - 1831) phân chia lịch sử xã

hội loài người thành ba thời kỳ chủ yếu: thời kỳ phương Đông, thời kỳ cổ

đại, thời kỳ Gree - ma - ni. Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp Phu- ri-ê

(1772-1837) chia lịch sử xã hội thành bốn giai đoạn: giai đoạn mông muội,

giai đoạn dã man, giai đoạn gia trưởng, giai đoạn văn minh.

Mọi người cũng đã quen với những khái niệm thời đại đồ đá, thời đại

đồ đồng, thời đại cối xay gió, thời đại máy hơi nước. . . và gần đây là các

nền văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu

công nghiệp.

Mỗi cách tiếp cận trên có những điểm hợp lý nhất định và do đó đều

có ý nghĩa nhất định, nhưng chưa nói lên bản chất sự phát triển của xã hội

theo một cách toàn diện tổng thể mà do đó có những hạn chế.

Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng thể quá trình lịch

sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật

để nghiên cứu lịch sử xã hội, đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và đã

hình thành nên học thuyết về “hình thái kinh tế xã hội”.

Hình thái kinh tế xã hội là một khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử

dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định. Với một quan hệ sản xuất

đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng

sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên

những quan hệ sản xuất ấy.

Lý luận về hình thái kinh tế xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ

sở xem xét cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và

kiến trúc thượng tầng. Tức toàn bộ các yếu tố cấu thành bộ mặt của thời

đại: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật. . . Do đó, nó cắt

nghĩa xã hội được sáng tỏ hơn, toàn diện hơn, chỉ ra cả bản chất và quá

trình phát triển của xã hội. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội mới với tư

cách là “Hòn đá tảng” của xã hội học Mác xít nói chung cho phép chúng ta

hình dung quá trình phát triển của lịch sử là một quá trình tự nhiên. Loài

người đã trải qua năm hình thái kinh tế: xã hội cộng sản nguyên thuỷ,

chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và ngày nay đang quá độ lên

hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Hình thái kinh tế xã hội có tính lịch sử, có sự ra đời phát triển và diệt

vong. Chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay

thế. Đó là khi phương thức sản xuất cũ đã trở nên lỗi thời, hoặc khủng

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!