Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt giao thương Việt - Trung qua khu vực thành phố Móng Cái - Quảng Ninh (1991-2010)
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1808

Hoạt giao thương Việt - Trung qua khu vực thành phố Móng Cái - Quảng Ninh (1991-2010)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CUNG THỊ MAI ANH

HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG

VIỆT - TRUNG QUA KHU VỰC THÀNH PHỐ

MÓNG CÁI - QUẢNG NINH (1991 - 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên, 2013

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CUNG THỊ MAI ANH

HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG

VIỆT - TRUNG QUA KHU VỰC THÀNH PHỐ

MÓNG CÁI - QUẢNG NINH (1991 - 2010)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ

Thái Nguyên, 2013

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu "Hoạt động giao thương Việt -

Trung qua khu vực Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh (1991 - 2010)" dưới

sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.

Các số liệu trong Luận văn là trung thực. Những số liệu tham khảo và kết

quả nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu

không có trích dẫn là do tác giả trực tiếp sưu tầm trong quá trình sưu tầm tài

liệu tại địa phương.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm Luận văn và Nhà

trường về sự cam đoan này.

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013

Tác giả

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, Tác giả xin gửi lời cảm ơn

chân thành nhất tới GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ - người thầy đã tận tình hướng

dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử

trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Thành ủy

Móng Cái, Văn phòng UBND thành phố Móng Cái, Phòng Thống kê, Phòng

Kinh tế, Ban Quản lí cửa khẩu thành phố Móng Cái, Thư viện tỉnh Quảng

Ninh… đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành Luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng

khoa học bảo vệ Luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân, bạn bè, đồng

nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tác giả nhiệt tình trong quá trình học tập và hoàn

thành Luận văn.

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013

Tác giả

Cung Thị Mai Anh

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan......................................................................................................i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục ............................................................................................................iii

Danh mục các biểu đồ.......................................................................................iv

MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................4

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài ........................................6

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu..................................................7

5. Đóng góp của luận văn................................................................................8

6. Bố cục của luận văn ....................................................................................8

Chương 1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA THÀNH PHỐ MÓNG CÁI....................................................................9

1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................9

1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình ..............................................................................9

1.1.2. Đất đai và hệ thống giao thông ............................................................11

1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................14

1.2.1. Đặc điểm kinh tế .................................................................................14

1.2.2. Đặc điểm xã hội ..................................................................................17

1.3. Hoạt động giao thương Việt - Trung qua khu vực thành phố Móng Cái

trước năm 1991 .............................................................................................20

1.3.1. Điều kiện thuận lợi ..............................................................................20

1.3.2. Hoạt động giao thương Việt - Trung....................................................21

Chương 2. HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG VIỆT - TRUNG QUA KHU

VỰC THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỪ 1991 ĐẾN 2010 ...............................26

2.1. Những điều kiện mới tác động đến hoạt động giao thương Việt - Trung

qua khu vực thành phố Móng Cái..................................................................26

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iv

2.1.1. Bối cảnh lịch sử mới............................................................................26

2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Thành phố

Móng Cái ......................................................................................................26

2.2. Hoạt động giao thương Việt - Trung qua khu vực thành phố Móng Cái

từ 1991 đến 2010...........................................................................................29

2.2.1. Hạ tầng phục vụ hoạt động giao thương Việt - Trung của thành phố

Móng Cái ......................................................................................................29

2.2.2. Hoạt động giao thương Việt - Trung qua khu vực thành phố Móng

Cái từ 1991 - 2010 ........................................................................................35

2.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Móng Cái............55

Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG VIỆT -

TRUNG TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ MÓNG CÁI -

TỈNH QUẢNG NINH TỪ 1991 - 2010 ........................................................60

3.1. Về kinh tế...............................................................................................60

3.2. Về xã hội................................................................................................75

3.3. An ninh quốc phòng - Đối ngoại ............................................................87

3.4. Môi trường cảnh quan ............................................................................90

KẾT LUẬN ....................................................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................99

PHỤ LỤC

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn .......................................44

Biểu đồ 2.2: Bán hàng hóa thương nghiệp trên địa bàn....................................46

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế .......................................56

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sự phát triển kinh tế - xã hội luôn là quy luật vận động, phát triển của nền

văn minh nhân loại, đồng thời cũng là minh chứng cho khát vọng vươn lên và

khả năng thực hiện của con người. Lê nin đã từng khẳng định "xét đến cùng

năng suất lao động là cái đảm bảo cho thắng lợi của trật tự xã hội này với xã

hội khác" Kinh tế là vấn đề quyết định hàng đầu cho sự sinh tồn và phát triển

của mỗi quốc gia. Vì vậy dù trong điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể nào và theo

thể chế chính trị gì thì mỗi quốc gia cũng đều có chiến lược để đưa nền kinh tế

của đất nước phát triển.

Trong sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Kinh tế Trung ương được xác định giữ vai trò chủ đạo, bên cạnh đó nền kinh tế

địa phương cũng được khẳng định là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu

thống nhất của kinh tế cả nước. Chính vì thế, xây dựng nền kinh tế Trung ương,

đồng thời quan tâm đầu tư, chú trọng phát triển kinh tế địa phương là một

nhiệm vụ tất yếu trên bước đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Sau ngày 30/04/1975, đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất,

đi lên Chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm đầu thực

hiện xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước (1976 - 1986) qua hai kế

hoạch nhà nước 5 năm được đề ra tại Đại hội IV (12- 1976) Đại hội V (3 - 1982),

bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém và

cả sai lầm, khuyết điểm. Trước những khó khăn ngày càng lớn và cuộc khủng

hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng của đất nước, đặt ra yêu cầu phải đổi mới.

Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã có quyết định lịch sử để đưa đất nước ra

khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội. Tháng 12 - 1986 Đại hội đại biểu toàn

quốc lần VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, sau đó được bổ sung, điều

chỉnh, phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991) Đại hội VIII (6-1996) và Đại hội

IX (4 - 2001).

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

2

Thực hiện đổi mới về kinh tế, với chính sách mở cửa, thu hút nguồn vốn

đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế. Toàn cảnh kinh tế xã hội

nước ta có nhiều thay đổi, ra khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì công nghiệp

hóa - hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh.

Thành phố Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa

lí lợi thế, là đô thị cửa khẩu có vai trò chiến lược quan trọng về chính trị, kinh

tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Thực hiện Thông báo 118 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chỉ thị 08

của Hội đồng Bộ trưởng về vấn đề giải quyết cho nhân dân vùng biên giới Việt

- Trung qua lại thăm thân. Ngày 28/1/1989, Ủy ban nhân dân Tỉnh mở Hội nghị

triển khai Thông báo 118 và chỉ thị 08 đồng thời xây dựng kế hoạch chuẩn bị

việc mở cửa khẩu với Trung Quốc. Sau khi khảo sát tình hình thực tế, ngày

5/2/1989, Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định cho phép mở cửa biên giới để

nhân dân qua lại thăm thân và trao đổi hàng hóa thiết yếu giữa hai bên tại 4

điểm: Soáy Nguồn, Lục Lầm (Móng Cái), Văn Trốc (Hải Hà) và Hoành Mô

(Bình Liêu). Để thuận tiện cho việc lưu thông, buôn bán vận chuyển, quản lí

trên biển. Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh quy định mở thêm hai điểm giao

dịch trao đổi hàng hóa ở Vạn Gia (Vĩnh Thực) Mũi Ngọc (Bình Ngọc - Móng

Cái), mở thêm hai chợ cửa khẩu ở Ka Long và Hoành Mô.

Ngày 7/11/1991, Chính phủ ta và Chính phủ Trung Quốc kí Hiệp định tạm

thời về việc giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai nước. Ngày 27/2/1992,

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị 98/CT về việc mở cửa khẩu trên tuyến

biên giới Việt - Trung. Theo Hiệp định tạm thời, Việt Nam - Trung Quốc thỏa

thuận mở 21 cửa khẩu chính trên biên giới. Trong đó Quảng Ninh có 2 cửa

khẩu là Bắc Luân (Móng Cái), Hoành Mô (Bình Liêu).

Ngày15/4/1994, được phép của Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung

Quốc, chính quyền 2 tỉnh Quảng Ninh và Quảng Tây tiến hành lễ thông cầu

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

3

Bắc Luân và mở cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Đông Hưng. Sự kiện quan trọng

này, đã mở ra một thời kỳ hợp tác phát triển mới giữa hai tỉnh Quảng Ninh và

Quảng Tây cũng như hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Đặc biệt, từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 675/TTg ngày

18 tháng 9 năm 1996 đối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Móng Cái đã có

những bước phát triển mạnh mẽ với những thành tích đặc biệt về kinh tế, trở

thành một trong những cửa khẩu có mức thu lớn của cả nước, một trong hai

trung tâm kinh tế của Quảng Ninh, có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế

động lực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Qua hơn 20 năm thực hiện đổi mới, mở cửa, dù trong điều kiện nào của

quá trình hội nhập, với sự nỗ lực và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối,

chủ trương đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Móng Cái

đãtrở thành một địa bàn động lực kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, xây

dựng được một nền kinh tế phát triển toàn diện với cơ cấu: Thương mại - Du

lịch - Dịch vụ, Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp,

trong đó Thương mại - du lịch - dịch vụ đã thực sự trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn.

Tuy nhiên, với đặc điểm là cửa ngõ của đất nước, là địa bàn cầu nối cho

hoạt động giao thương giữa hai nước Việt - Trung, nối liền hai khu vực kinh tế

Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Bên cạnh những lợi thế riêng, những kết quả,

thành tựu đạt được cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải được quan

tâm, khắc phục. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay làm thế nào để tiếp tục thúc

đẩy sự phát triển của quan hệ giao thương kinh tế Việt - Trung, giữ vững sự

phát triển ổn định, toàn diện của kinh tế - xã hội thành phố, nâng cao đời sống

vật chất tinh thần cho nhân dân vùng biên giới, đồng thời giữ vững quan hệ hợp

tác, hữu nghị về mọi mặt với quốc gia láng giềng Trung Quốc trên nguyên tắc

bình đẳng cùng phát triển?

Việc nghiên cứu hoạt động giao thương Việt - Trung qua khu vực thành

phố Móng Cái (Quảng Ninh) từ 1991 - 2010 không chỉ tái hiện bức tranh về

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

4

hoạt động trao đổi, giao thương kinh tế và sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh

- quốc phòng, mà còn khẳng định niềm tin của nhân dân các dân tộc thành phố

vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời kết luận những thành công, nhận định

được những hạn chế tồn tại, góp phần xây dựng Thành phố Móng Cái phát

triển, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới theo đúng chủ trương, đường lối

của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động giao thương Việt - Trung qua khu

vực Thành phố Móng Cái trong thời kì đổi mới không chỉ có ý nghĩa về mặt

thực tiễn, mà còn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận cho sự phát triển

đi lên của Cách mạng xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó có thể rút ra được

những bài học kinh nghiệm để đáp ứng trước những khó khăn thách thức của

xu thế hội nhập quốc tế.

Thông qua các nguồn tài liệu, nghiên cứu đề tài này còn nhằm bổ sung,

cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương, một

số nội dung có thể phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử cho thế

hệ trẻ.

Xuất phát từ những lí do trên. Tôi đã chọn đề tài "Hoạt động giao thương

Việt - Trung qua khu vực Thành phố Móng Cái - Quảng Ninh (1991 - 2010)".

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (12 - 1986) công cuộc đổi mới của

Đảng và Nhà nước được thực hiện, đã tạo ra những bước đột phá mới. Toàn

cảnh kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều thay đổi. Trong sự thay đổi của cả

nước nói chung, Thành phố Móng Cái nói riêng cũng có những đổi thay,

chuyển mình rõ rệt, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất

nước. Vì thế, vấn đề phát triển kinh tế của Móng Cái, nhất là mối quan hệ giao

thương với nước bạn Trung Quốc qua địa bàn này, đã trở thành đề tài thu hút

sự quan tâm của nhiều cá nhân, tập thể, tổ chức dưới nhiều góc độ khác nhau.

Đường lối đổi mới của Đảng được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu

toàn quốc của Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, những bài viết, bài phát biểu của

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!