Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY - THỰC
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1744

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY - THỰC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TẠI

TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM TRONG NHỮNG

NĂM GẦN ĐÂY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Sinh viên thực hiện : Hán Thị Duyên

Lớp : Nhật 1

Khoá : 43F-KT&KDQT

Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Hồng

Hà Nội – Tháng 06/2008

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT

NAM ................................................................................................................. 3

I. Tổng quan về ngành công nghiệp Giấy nƣớc ta.................................... 3

1. Những đặc trưng cơ bản của ngành Giấy ........................................................3

2. Một số nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp Giấy nước ta.......................4

2.1.Quy mô và phân bố sản xuất.....................................................................4

2.2. Về trình độ công nghệ .............................................................................5

2.3.Về tình hình sản xuất và phát triển của công nghiệp Giấy Việt Nam trong

những năm gần đây .......................................................................................6

II. Những nét chính về Tổng công ty Giấy Việt Nam .................................. 13

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam...................13

2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam

...........................................................................................................................14

2.1.Chức năng.............................................................................................14

2.2.Cơ cấu tổ chức.......................................................................................15

2.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty .........................................15

2.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam ...............15

2.3. Đặc điểm kinh doanh ............................................................................17

3.Một số nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt

Nam trong những năm gần đây.............................................................................17

3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.......................17

3.2.Một số nhận xét chung...........................................................................22

3.2.1.Những thế mạnh của Tổng công ty..................................................22

3.2.2.Những điểm yếu còn tồn tại.............................................................24

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ

ĐẦU TƢ CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

(TỪ 2002 - 2008)............................................................................................ 26

I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu.............................................................. 26

1.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây (từ

2002-2008)..........................................................................................................26

1.1.Những mặt hàng xuất khẩu chính ...........................................................26

1.2.Kim ngạch xuất khẩu .............................................................................27

1.3. Thị trường xuất khẩu.............................................................................30

2.Các phương thức xuất khẩu và qui trình thực hiện xuất khẩu của Tổng công ty ....32

2.1.Các phương thức xuất khẩu của Tổng công ty ........................................32

2.2.Qui trình thực hiện xuất khẩu tại Tổng công ty ........................................33

II. Thực trạng hoạt động nhập khẩu ........................................................... 37

1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây .....37

1.1. Những mặt hàng nhập khẩu chính..........................................................37

1.2. Kim ngạch nhập khẩu ...........................................................................38

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 1

1.3. Thị trường nhập khẩu............................................................................40

2. Các hình thức nhập khẩu và qui trình nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt Nam

...........................................................................................................................41

2.1. Các hình thức nhập khẩu của Tổng công ty ............................................41

2.2. Qui trình thực hiện nhập khẩu tại Tổng công ty ......................................42

III. Thực trạng hoạt động đầu tƣ................................................................. 45

1. Hình thức đầu tư...............................................................................................45

1.1.Nguồn vốn ............................................................................................45

1.2.Đầu tư theo chiều rộng...........................................................................46

1.3.Đầu tư theo chiều sâu.............................................................................46

2.Thực trạng hoạt động đầu tư trong những năm gần đây:......................................46

2.1. Đầu tư cho công tác trồng rừng nguyên liệu giấy ...................................47

2.2.Đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư mở rộng.............................................48

IV. Đánh giá về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tƣ tại Tổng công

ty Giấy Việt Nam trong thời gian qua ......................................................... 52

1. Những mặt đã làm được ...................................................................................52

1.1. Về hoạt động nhập khẩu........................................................................53

1.1.1.Tính chất lao động kỹ thuật..............................................................53

1.1.2.Tính chất hoạt động kinh tế..............................................................53

1.1.3.Các yêu cầu được đặt ra trong công tác NK để phục vụ cho công nghệ

sản xuất tại TCT Giấy Việt Nam .............................................................54

1.1.4. Những mặt đã làm được trong công tác nhập khẩu...........................55

1.2.Về hoạt động xuất khẩu..........................................................................56

1.2.1.Lựa chọn phương thức xuất khẩu.....................................................56

1.2.2.Chính sách giá xuất khẩu mặt hàng giấy...........................................57

1.2.3. Xác định thị trường xuất khẩu.........................................................58

1.2.4.Những mặt làm được trong hoạt động xuất khẩu năm 2007...............60

1.3.Về hoạt động đầu tư...............................................................................60

2. Một số vấn đề còn tồn tại..................................................................................62

2.1. Trong hoạt động nhập khẩu ...................................................................62

2.1.1. Từ phía thị trường ..........................................................................62

2.1.2. Những tồn tại mang tính khách quan...............................................63

2.1.3. Những tồn tại mang tính chủ quan...................................................63

2.2. Trong hoạt động xuất khẩu....................................................................66

2.2.1. Về thị trường xuất khẩu..................................................................66

2.2.2.Việc hình thành, thực hiện, đánh giá chính sách thâm nhập thị trường

Xuất khẩu ...............................................................................................66

2.2.3. Về việc lựa chọn phương thức xuất khẩu.........................................67

2.2.4.Một số khó khăn khác trong hoạt động xuất khẩu giấy của Tổng công ty

...............................................................................................................68

2.3.Về hoạt động đầu tư...............................................................................68

2.3.1.Những tồn tại hiện nay ....................................................................68

2.3.2.Nguyên nhân của những tồn tại trên.................................................70

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 2

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƢ TẠI TỔNG CÔNG TY

GIẤY VIỆT NAM......................................................................................... 72

I.Thách thức và cơ hội cho Tổng công ty Giấy khi Việt Nam đã gia nhập

WTO............................................................................................................ 72

1.Những cơ hội mới cho Tổng công ty .........................................................72

1.1. Nhu cầu về giấy tăng cao:......................................................................72

1.2.Mở rộng thị trường tiềm năng ở nước ngoài ............................................72

1.3. Cơ hội đầu tư........................................................................................72

1.4. Mở rộng nguồn lực ...............................................................................73

2.Những thách thức mới ..............................................................................73

2.1.Chính sách thuế theo lộ trình gia nhập WTO...........................................73

2.2.Thuế giá trị gia tăng ...............................................................................74

2.3. Thiếu vốn .............................................................................................75

2.4. Hệ thống luật quốc tế ............................................................................75

2.5.Sự gia nhập của các đối thủ tiềm năng.....................................................75

II.Định hƣớng phát triển và sự cần thiết phải nâng cao hoạt động xuất nhập

khẩu và đầu tƣ của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tới.......... 76

1.Định hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam.....................................76

2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Tổng

công ty Giấy Việt Nam trong thời gian tới.............................................................79

II.Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu và đầu

tƣ tại Tổng công ty giấy Việt Nam .............................................................. 81

1.Giải pháp vĩ mô.................................................................................................81

1.1. Xây dựng kế hoạch tự chủ vùng nguyên liệu...................................................81

1.2. Một số kiến nghị với Nhà nước để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và

đầu tư..................................................................................................................84

1.2.1.Đối với hoạt động nhập khẩu...........................................................84

1.2.2. Đối với hoạt động xuất khẩu...........................................................86

1.2.3.Đối với hoạt động đầu tư .................................................................88

2.Giải pháp vi mô.................................................................................................89

2.1. Giải pháp cho hoạt động nhập khẩu .......................................................89

2.1.1.Đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ Tổng công

ty. ..............................................................................................................89

2.1.2.Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ hoạt động NK .............................90

2.1.3. Về công tác thị trường: ...................................................................90

2.1.4.Về điều kiện con người....................................................................90

2.1.5.Về tài chính ....................................................................................91

2.1.6. Chủ động trong công tác đặt hàng ...................................................91

2.1.7. Ổn định nhà cung cấp.....................................................................91

2.1.8. Lập kế hoạch mua sắm một cách cụ thể, chi tiết cho từng giai đoạn...92

2.1.9.Về việc đánh giá các loại công nghệ có khả năng nhập khẩu..............92

2.2.Giải pháp cho hoạt động xuất khẩu .........................................................92

2.2.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu .........................................................92

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 3

2.2.2. Tăng cường lựa chọn thêm các phương thức xuất khẩu khác ............92

2.2.3. Xây dựng chiến lược giá khả thi......................................................94

2.2.4. Lựa chọn các kênh phân phối xuất khẩu phù hợp.............................95

2.2.5.Công tác xúc tiến thương mại ..........................................................95

2.2.6. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên........................................96

2.3.Giải pháp cho hoạt động đầu tư ..............................................................97

KẾT LUẬN .................................................................................................. 100

Phụ lục

Danh mục tài liệu tham khảo

Danh mục bảng biểu, hình vẽ

1.Hình 1: Năng lực sản xuất năm 2004 ................................................................... 6

2.Bảng 1: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy 2003-2005 ................................ 7

3.Bảng 2: Sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu giấy 2006 ......................................... 8

4.Bảng 3: Xuất khẩu giấy năm 2006........................................................................ 9

5.Hình 2: Lượng giấy nhập khẩu năm 2007 ........................................................... 10

6.Bảng 4: Lượng giấy nhập khẩu năm 2007 ........................................................... 10

7.Hình 3: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008 .............................................. 11

8.Bảng 5: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008 .............................................. 11

9.Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam từ

năm 2004- 2007 ....................................................................................................... 18

10.Hình 4: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty ..................................... 27

11.Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty trong những năm gần đây ..... 27

12.Biểu đồ 1:Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2002-2007 .......................................... 28

13.Bảng 8: Lượng giấy in, giấy viết xuất khẩu vào các thị trường ......................... 30

14.Bảng 9: Tình hình xuất khẩu giấy Tissue vào thị trường Australia, Đài Loan của

công ty Giấy Tissue Sông Đuống ........................................................................... 35

15.Sơ đồ 1: Qui trình thực hiện xuất khẩu trực tiếp tại Tổng công ty .................... 37

16.Hình 5: Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu tại Tổng công ty ...................................... 38

17.Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2002-2007 ........................................ 38

18.Bảng 10: Kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty ( từ năm 2002 đến 3 tháng đầu

năm 2008) ................................................................................................................ 39

19.Bảng 11: Báo cáo nhập khẩu của Tổng công ty Giấy Việt Nam ....................... 41

20.Sơ đồ 2: Qui trình thực hiện nhập khẩu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam ........ 44

21.Bảng 12: Phân vùng quy hoạch đầu tư ............................................................... 78

22.Bảng 13: Các chỉ tiêu chính giai đoạn 2010-2020 ............................................. 79

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 1

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc cho đến nay, trải qua bao thế kỷ, giấy -

một sản phẩm kỳ diệu của nền văn minh nhân loại vẫn luôn chứng tỏ được vai trò không thể

thiếu của mình trong đời sống xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng. Và ngành

công nghiệp sản xuất Giấy cũng đã có những bước tiến dài để khẳng định vị thế của mình

trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới.

So với nền công nghiệp sản xuất Giấy của các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Phần

Lan, Thụy Điển, Canada thì ngành công nghiệp Giấy của nước ta được coi là còn khá non

trẻ.Tuy vậy từ khi ra đời cho đến nay, ngành công nghiệp Giấy luôn đem lại một tỷ trọng

không nhỏ trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp và đã giữ một vị trí quan trọng trong

nền kinh tế quốc dân.

Tổng công ty Giấy Việt Nam chính là hạt nhân đóng vai trò then chốt trong thành

công chung của ngành công nghiệp Giấy, bởi lẽ đây là doanh nghiệp có qui mô lớn nhất

toàn ngành bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp trọng yếu của ngành công nghiệp

Giấy Việt Nam . Và như ta đã biết, trong các hoạt động của một doanh nghiệp thì công tác

xuất nhập khẩu và đầu tư chính là những hoạt động cơ bản, quan trọng và rất phức tạp

quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, khi

chúng ta đã gia nhập sân chơi chung WTO cùng toàn thế giới, với những nét đặc thù như

trên của Tổng công ty Giấy thì lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư lại càng dễ phát

sinh nhiều trở ngại, khó khăn nên càng phải được chú trọng hơn .

Qua một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử hình thành , quá trình phát triển

và các hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam, em nhận thấy hoạt động xuất nhập

khẩu và đầu tư tại Tổng công ty có những mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau. Hoạt

động nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật

cho hoạt động sản xuất của Tổng công ty mà còn có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu vì

nó tạo đầu vào và môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Còn hoạt động xuất khẩu

lại tạo điều kiện quan trọng cho các ngành có liên quan như nhập khẩu và đầu tư được phát

triển. Hoạt động đầu tư lại có vai trò nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện mở rộng, phát

triển quy mô,vị thế của Tổng công ty. Chính vì những lý do trên nên em đã mạnh dạn chọn

đề tài cho bài Khóa luận tốt nghiệp là: “Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Tổng công

ty Giấy Việt Nam trong những năm gần đây -Thực trạng và giải pháp”.

2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm lý luận cũng như thực tiễn hoạt động xuất nhập

khẩu và đầu tư tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, từ đó xây dựng, kiến nghị những giải pháp

phù hợp để nâng cao, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư

tại Tổng công ty, thực hiện mục tiêu đề ra của Tổng công ty là sẽ trở thành một tập đoàn

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 2

kinh tế lớn, đồng thời góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất

nước.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư

tại Tổng công ty Giấy Việt Nam trong những năm gần đây và các giải pháp vĩ mô và vi mô

nhằm hỗ trợ các hoạt động này được thực hiện tốt hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cũng như vị thế của Tổng công ty trên thị

trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của khóa luận, tác giả đã sử

dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua đi khảo sát thực tế

tại Tổng công ty, phương pháp thống kê, tổng hợp , phân tích định tính, phân tích định

lượng, phương pháp dự báo thông tin.

5. Đóng góp của khóa luận

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại Tổng

công ty Giấy Việt Nam bằng các giải pháp có ý nghĩa thiết thực không chỉ trong việc định

hướng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, mà còn là cơ sở để các cơ quan Bộ ngành liên

quan hiểu và thực hiện theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn sự phát triển của

Tổng công ty, đảm bảo cho Tổng công ty chủ động và hội nhập thành công vào nền kinh tế

khu vực và thế giới.

6. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về Tổng công ty Giấy Việt Nam

Chương 2: Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Tổng công ty Giấy

Việt Nam trong những năm gần đây (từ 2002 - 2008)

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu và

đầu tư tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, Khóa luận tốt nghiệp không thể tránh

khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của

Thầy cô và các bạn nhằm giúp cho Khóa luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Qua đây, em

xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Hồng đã tận tình hướng dẫn em

hoàn thành Khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên

trong Tổng công ty Giấy Việt Nam đã giúp em hoàn thành xuất sắc khóa luận này.

Hà Nội, tháng 6 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Hán Thị Duyên

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 3

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY

VIỆT NAM

I. Tổng quan về ngành công nghiệp Giấy nƣớc ta

1. Những đặc trưng cơ bản của ngành Giấy

Ngành Giấy có những đặc trưng cơ bản đòi hỏi sự quan tâm của các nhà lãnh đạo

hoạch định chính sách, các chủ doanh nghiệp (DN) nghiên cứu chiến lược sản xuất ( SX)

kinh doanh. Những đặc trưng đó đã đang và sẽ tạo ra những tác động quan trọng có ảnh

hưởng lớn đến xu thế và tiến trình phát triển của toàn ngành Giấy nói chung cũng như của

Tổng công ty (TCT) Giấy Việt Nam nói riêng. Dưới đây là một số nét tóm tắt về những đặc

trưng đó:

*Công nghiệp Giấy là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa ngành.

Công nghệ SX giấy ứng dụng một loạt các quá trình tác động cơ học, hóa học, năng

lượng, thông tin và điều khiển từ công đoạn xử lý nguyên liệu ban đầu, nấu, rửa, tẩy trắng,

sàng, lọc, nghiền xeo đến gia công chế biến, đóng gói thành phẩm.

Hiện nay một nhà máy SX giấy từ nguyên liệu thô là một khu liên hiệp SX, gồm các

bộ phận SX chính là nhà máy bột, nhà máy giấy và các bộ phận sản xuất phục vụ.

*Công nghiệp Giấy phát triển trên cơ sở phát triển các nguồn lực cơ bản của nền

kinh tế xã hội.

Công nghiệp Giấy chỉ có thể phát triển trên cơ sở phát triển các nguồn lực cơ bản

của nền kinh tế xã hội, trong đó điều kiện mấu chốt là phát triển nguồn tiềm năng lâm

nghiệp, vật tư hóa chất cơ bản và cơ sở hạ tầng. Để tạo ra được sản phẩm công nghiệp giấy

thì trong quá trình chế biến cần khối lượng rất lớn các nguyên liệu đầu vào. Các nguyên liệu

này gồm gỗ, tre, nứa, rơm rạ, than, hóa chất, thiết bị máy móc cồng kềnh và phải vận

chuyển qua chặng đường dài từ vùng nguyên liệu, từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước

đến nhà máy. Do đó đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng tốt.

*Công nghiệp Giấy có tính toàn cầu, đầu tư phát triển ngành công nghiệp Giấy đòi

hỏi phải tập trung vốn lớn.

Quá trình SX giấy cần phải có một lưu trình SX dài với một hệ thống dây chuyền

máy móc thiết bị qui mô lớn, phức tạp, nhiều tiền cùng các bộ phận SX phụ trợ, sân bãi,

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 4

nguyên liệu nhà xưởng và kho tàng. Vì vậy đầu tư xây dựng nhà máy đòi hỏi tiến độ thời

gian dài, diện tích mặt bằng qui hoạch rộng, vốn đầu tư lớn và suất đầu tư cao, thời gian thu

hồi vốn lâu. Đồng thời quá trình SX và tiêu thụ sản phẩm giấy chịu nhiều tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp của thị trường khu vực và thế giới. Sự ổn định hoặc biến động của thị trường

thế giới và khu vực có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển toàn ngành.

2. Một số nét về tình hình phát triển ngành công nghiệp Giấy nước ta

2.1.Quy mô và phân bố sản xuất

* Về quy mô:

Tính đến hết năm 2007, toàn ngành Giấy cả nước có gần 500 DN SX giấy trong đó :

có 46,4% DN có công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% DN có công suất từ 1.000 tấn đến

10.000 tấn/năm, chỉ có 4 DN có công suất trên 50.000 tấn/năm. Về quy mô SX, lớn nhất có

nhà máy Giấy Bãi Bằng của TCT Giấy, công suất 110.000 tấn/năm; Công ty (Cty) Giấy

Tân Mai, công suất 70.000 tấn/năm; các Cty Giấy Việt Trì, Bình An, Đồng Nai..., có công

suất hơn 20.000 tấn/năm; các cơ sở quy mô nhỏ có công suất từ vài trăm đến dưới 5.000

tấn/năm, hầu hết là các đơn vị SX tư nhân.

Trong các đơn vị sản xuất ,TCT Giấy Việt Nam đã khẳng định được vai trò là thành

phần kinh tế chủ đạo: cung cấp 80% các mặt hàng sản phẩm có ý nghĩa trong đời sống và

trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như: giấy in, giấy in báo, giấy viết,giấy photocopy, và đã

bắt đầu SX được một số loại giấy có chất lượng cao như giấy bao bì duplex, giấy tráng phấn

,bám sát quy hoạch được duyệt, triển khai nhiều dự án cải tạo để nâng công suất thiết bị, đa

dạng hóa mặt hàng và đảm bảo được yêu cầu về xử lý nước thải.

*Phân bố sản xuất:

Ngành Giấy Việt Nam không phân bố đều ở các tỉnh, thành phố, mà tập trung ở một

số khu vực có tiềm năng nguyên liệu và điều kiện SX. Các địa phương có năng lực SX giấy

lớn là Phú Thọ, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, mỗi tỉnh đạt khoảng

100.000 tấn/năm. Một số địa phương khác cũng có SX giấy, nhưng chỉ với công suất

khoảng 20.000 tấn/năm, như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh

Hòa...; số còn lại có công suất dưới 10.000 tấn/năm.

Khóa luận tốt nghiệp

Hán Thị Duyên-Lớp N1-K43F 5

2.2. Về trình độ công nghệ

Về trình độ công nghệ và thiết bị SX, ngành Giấy Việt Nam có trình độ công nghệ

thấp, kém phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Trừ TCT Giấy Việt Nam và

Cty Giấy Tân Mai, hầu hết các DN còn lại đều sản xuất bột theo phương pháp kiềm không

thu hồi hóa chất nên khó cải thiện chất lượng, giá thành cao và ô nhiễm môi trường.

Có thể chia thành 4 nhóm như sau:

Tương đối hiện đại: Là công nghệ của những năm 70- 80 trở lại đây.Thuộc nhóm

này có bốn nhà máy là nhà máy Giấy Bãi Bằng ( TCT Giấy Việt Nam), Đồng Nai, phần mở

rộng của Tân Mai và New Toyo. Công nghệ của bốn nhà máy này được đánh giá là tương

đối so với khu vực. Tổng công suất của bốn nhà máy này chiếm 47,7 % tổng công suất SX

bột toàn ngành và 24 % tổng công suất SX giấy toàn ngành.

Trung bình: Là công nghệ của những năm 60-70. Gồm các nhà máy Đồng Nai,

phần dây chuyền cũ của Tân Mai, Bình An, Linh Xuân, Thủ Đức, Việt Trì...So với toàn

ngành, nhóm này chiếm 12 % tổng công suất SX bột và giấy là 13,6%.

Cổ điển: Nhóm này chủ yếu sử dụng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc hoặc

Đài Loan của những năm 50-60 .Tổng công suất SX bột và giấy chiếm 32,8 % và 47,5 %

toàn ngành.

Công nghệ lạc hậu: Thiết bị lạc hậu, chắp vá và tuyệt đại bộ phận là tự chế tạo hoặc

SX trong nước những năm 40-50. Tổng công suất SX bột và giấy chiếm lần lượt 7,5 % và

14,9 % toàn ngành.

Nếu so sánh với các nước trong ASEAN, công nghệ SX giấy tại Việt Nam thuộc

loại lạc hậu. Chỉ có ba nhà máy ( trừ New Toyo) là Giấy Bãi Bằng ( của TCT Giấy), Tân

Mai và Đồng Nai công nghệ được coi là “ hiện đại ” nhưng tuổi thọ cũng đã 10- 20 năm.

Các nước trong khu vực hiện có tiềm lực SX bột và giấy rất lớn. Ví dụ: Indonesia có năng

lực SX bột giấy và giấy đạt 6.300.000 tấn bột giấy/ năm và 10.000 tấn giấy/năm/ ; Thái Lan

có năng lực SX bột đạt 1.000.000 tấn/năm và năng lực SX giấy đạt 3.900.000 tấn/ năm.

Quy mô công suất của các nhà máy giấy ở các nước trong khu vực trung bình từ

250.000 đến 300.000 tấn/ năm. Công suất của các nhà máy SX bột giấy hay giấy ở Việt

Nam hiện nay đều trong tình trạng nhỏ bé, năng suất thấp, chất lượng không ổn định. Có thể

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!