Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động xuất bản sách ở miền bắc việt nam (1954–1975)
PREMIUM
Số trang
126
Kích thước
9.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1486

Hoạt động xuất bản sách ở miền bắc việt nam (1954–1975)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN SỸ LONG

HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH

Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

(1954–1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN SỸ LONG

HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH

Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

(1954–1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG ANH THUẬN

Đà Nẵng - Năm 2022

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ...................................ii

INFORMATION OF RESEARCH RESULTS OF THE THESIS ........................ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................vii

MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................6

6. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................7

7. Bố cục luận văn ..................................................................................................7

NỘI DUNG ....................................................................................................................8

Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

SÁCH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 .....................................8

1.1. Một số thuật ngữ liên quan ............................................................................. 8

1.2. Những nhân tố tác động ................................................................................10

1.2.1. Hoạt động xuất bản sách ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1945-1954 .....10

1.2.2. Công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc (1954-1975) .............................20

1.2.3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam (1954-1975) ..........23

1.2.4. Chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong công tác xuất bản giai

đoạn 1954-1975 ............................................................................................................28

Tiểu kết chương 1 ................................................................................................33

Chương 2. TÌNH HÌNH XUẤT BẢN SÁCH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 1954-1975 ........................................................................................................35

2.1. Hệ thống nhà xuất bản ở miền Bắc (1954-1975) ..........................................35

2.2. Sự chuyển biến của hoạt động xuất bản ở miền Bắc (1954-1975) ...............39

Tiểu kết chương 2 ................................................................................................53

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH Ở

MIỀN BẮC VIỆT NAM (1954-1975) .......................................................................55

3.1. Đặc điểm .......................................................................................................55

3.2. Tính chất .......................................................................................................61

3.3. Tác động của hoạt động xuất bản sách ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn

v

1954-1975 ....................................................................................................................66

3.4. Hạn chế của hoạt động xuất bản sách ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn

1954-1975 ....................................................................................................................72

3.5. Bài học kinh nghiệm .....................................................................................75

KẾT LUẬN .................................................................................................................83

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

NXB : Nhà xuất bản

Tr : Trang

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1.

Số lượng sách và bản in xuất bản ở miền Bắc Việt Nam trong thời

gian (1946-1954)

20

2.1.

Số lượng sách, bản in và trang in xuất bản ở miền Bắc Việt Nam

trong giai đoạn 1961-1965

43

2.2.

Số lượng sách, bản in và trang in xuất bản ở miền Bắc Việt Nam

trong giai đoạn 1971-1975

53

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, hoạt động xuất bản sách luôn có vai trò quan

trọng trong việc cung cấp tri thức, nâng cao dân trí, xây dựng lòng yêu nước, bồi

dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Thông qua xuất bản phẩm, công tác

bảo tồn, gìn giữ và tuyên truyền sâu rộng các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý, truyền

thống dân tộc… được phát huy cao độ. Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám

năm 1945, nhất giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, ở miền Bắc Việt Nam, Đảng

Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thường

xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xuất bản nói chung, xuất bản sách nói

riêng. Nhờ vậy, mặc dù trong điều kiện chiến tranh nhưng số lượng sách được xuất

bản trong giai đoạn này năm sau cao hơn năm trước, thể loại cũng ngày càng phong

phú, đa dạng. Bên cạnh hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng, xuất bản sách

còn là một ngành kinh doanh đặc thù, góp mặt trong các thành phần kinh tế quốc

dân. Hoạt động xuất bản sách đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, số

lượng nhân công tham gia hoạt động khá đông đảo với nhiều thành phần lao động

và có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn khác nhau.

Trực tiếp công tác tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân từ tháng 10 năm 2009

đến nay, tôi có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động xuất bản sách ở Việt

Nam nói chung, miền Bắc Việt Nam nói riêng ở từng thời kỳ lịch sử. Tôi nhận thấy

mặc dù hoạt động xuất bản sách luôn gắn bó với mọi hoạt động của xã hội, sự phát

triển của đất nước, thu hút một lượng lớn cán bộ, nhân viên và được Nhà nước đầu

tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình

nghiên cứu nào đi sâu vào hoạt động xuất bản sách trong giai đoạn từ năm 1954

đến năm 1975. Theo tôi, đây là một khiếm khuyết đối với hoạt động xuất bản sách,

cần được bổ sung kịp thời để bức tranh về hoạt động xuất bản nói chung, hoạt động

xuất bản sách nói riêng được đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn.

Bằng nhận thức và kinh nghiệm công tác của mình, tôi mong muốn được làm

sáng tỏ quá trình vận động và phát triển của hoạt động xuất bản sách trong thời gian từ

năm 1954 đến năm 1975 để góp phần bổ sung những khiếm khuyết trên. Đồng thời,

2

tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn của hoạt động xuất bản trong sự nghiệp

chung của dân tộc. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động xuất bản ở miền Bắc Việt

Nam (1954-1975)”.

Sự thành công của đề tài sẽ cung cấp cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về

hoạt động xuất bản sách ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Đồng thời, kết

quả nghiên cứu còn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bản chất, các công đoạn, các quy

trình của hoạt động xuất bản sách. Ngoài ra, đề tài còn là nguồn sử liệu tham khảo

khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của ngành xuất bản nói chung, xuất bản sách

nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xuất bản sách là một hoạt động mang tính phổ biến là một quá trình hoạt động

thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản

phẩm đến nhiều người. Đồng thời, hoạt động xuất bản sách còn mang tính đặc thù là

vừa là hoạt động văn hóa thông tin nhưng cũng vừa là hoạt động kinh tế. Thực tế,

nhiều công trình khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, tác phẩm văn hoá

phi vật thể, tác phẩm văn học…đã được ngành xuất bản “vật chất hoá” để đưa đến với

công chúng, đi sâu vào đời sống hiện thực. Như vậy, có thể thấy vai trò của ngành xuất

bản sách không hề nhỏ: Ở đâu có tri thức, ở đó cần có sách. Tuy nhiên, trên thực tế các

ngành khoa học khác thông qua hoạt động xuất bản sách để công bố kết quả nghiên

cứu, hướng dẫn thực hành…nhưng số công trình nghiên cứu về chính hoạt động xuất

bản sách ở Việt Nam nói chung, miền Bắc Việt Nam nói riêng lại không nhiều. Đặc

biệt, trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, là thời điểm hoạt động xuất bản sách

được tự do hoạt động như những ngành kinh tế khác thì chưa có một công trình nào

nghiên cứu chuyên biệt.

Theo số liệu được lưu trữ tại Phòng văn thư Cục Xuất bản, In và Phát hành, Thư

viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng và Thư viện Quân đội, tính đến thời điểm tháng 4

năm 2022, số sách viết về hoạt động xuất bản, trong đó có nội dung phản ánh hoạt

động xuất bản sách ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1975, gồm có:

Thứ nhất là công trình “Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX” do nhóm tác giả

Đinh Xuân Dũng và Ngô Trần Ái biên soạn, được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản

năm 2006. Nội dung sách được phân chia thành hai phần, trong đó phần thứ nhất khái

3

quát cơ bản hoạt động xuất bản Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 2005. Ở phần

này, bạn đọc có thể nắm được sơ bộ về hoạt động xuất bản (xuất bản, in và phát hành).

Phần thứ hai chiếm phần lớn dung lượng có nội dung tóm tắt bối cảnh thành lập, mục

đích, tôn chỉ, lĩnh vực xuất bản của các nhà xuất bản Việt Nam, số lượng đầu sách, số

bản in của mỗi nhà xuất bản theo từng năm. Thông qua nguồn sử liệu, các số liệu được

công bố, người đọc có thể nắm được cơ bản quá trình thành lập, tổ chức hoạt động sản

xuất của các nhà xuất bản. Tuy nhiên, mục đích của tác giả là thống kê danh sách các

nhà xuất bản ở Việt Nam trong thế kỷ XX nên không đi sâu làm rõ bối cảnh lịch sử,

những tác động khách quan, chủ quan đến hoạt động xuất bản sách, các đặc điểm, tính

chất của hoạt động xuất bản. Do đó, nếu tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa học lịch

sử, người đọc khó hình dung được bản thân của ngành xuất bản nói chung, hoạt động

xuất bản sách được tổ chức và tiến hành như thế nào trong thời gian từ năm 1954 đến

năm 1975.

Thứ hai là công trình “Lịch sử xuất bản sách Việt Nam (sơ thảo)” do nhóm tác giả

Đỗ Quang Hưng và Ngô Sỹ Liên biên soạn, được Cục Xuất bản phát hành năm 1996.

Nội dung cuốn sách khái quát được hoạt động xuất bản sách Việt Nam từ thời quân chủ

đến nay. Đây là một công trình lịch sử nghiên cứu trực tiếp về hoạt động xuất bản sách,

trong đó tác giả chú trọng đi sâu vào hoạt động xuất bản sách trong các thời kỳ chiến

tranh giải phóng dân tộc ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam và tình hình hoạt động xuất

bản trên cả nước đến năm 1995. Đồng thời, phần phụ lục của cuốn sách, nhóm tác giả

cũng đã nêu sơ lược về lịch sử một số nhà xuất bản. Tiếp cận công trình, người đọc có

thể hiểu được quá trình phát triển của hoạt động xuất bản sách, sơ bộ nắm được các

công đoạn trong hoạt động xuất bản, bối cảnh thành lập và quá trình hoạt động của một

số nhà xuất bản. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự dụng công nghiên cứu của tác giả, nhưng

mới chỉ ở mức độ “sơ thảo” nên cuốn sách chưa nêu được cụ thể những hoạt động trong

các khâu của quy trình xuất bản sách. Trong đó, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975

còn thiếu nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cơ quan chức năng chỉ đạo

hoạt động của ngành xuất bản sách, hướng dẫn của cơ quan chức năng về thể chế, điều

lệ quy định cho ngành xuất bản. Chưa cung cấp được câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi:

“Cuốn sách được làm ra như thế nào?”. “Các nhà xuất bản đã tổ chức bản thảo, biên

tập và phát hành như thế nào trong điều kiện chiến tranh?”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!