Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động sản xuất và những tác động đến môi trường ở từng loại làng nghề
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A- PHẦN MỞ ĐẦU
Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề Việt Nam trong những năm
gần đây có ý nghĩa tích cực về kinh tế xã hội, đặc biệt trong tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, vấn đề môi trường trong các làng
nghề vẫn là một bài toán nan giải cần phải giải quyết.
Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã đi vào nghiên cứu những phương
thức hoạt động sản xuất ở một số loại hình làng nghề và đã nhận thấy những tác
động tiêu cực của nó đến môi trường sống. Một vấn đề cấp bách đặt ra là hạn
chế và ngăn chặn những tác động tiêu cực đó như thế nào? Đây không chỉ là
nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi trường mà đó là vấn đề của toàn xã hội.
Chúng tôi cũng đã đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này. Sau đây, chúng tôi
xin trình bày các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất của các làng nghề và
giải pháp cho những tác động tiêu cực đến môi trường hiện nay ở nước ta.
1
B- PHẦN NỘI DUNG
I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
1- Làng nghề và phân loại làng nghề.
Làng nghề ở nước ta là làng nghề thủ công đã có từ rất lâu. Làng nghề
thường có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề sản xuất và dịch vụ phi nông
nghiệp hoặc một vài dòng họ chuyên làm một nghề kiểu cha truyền con nối.
Chính sách đổi mới kinh tế đã đem lại luồng sinh khí mới cho các ngành nghề
thủ công truyền thống Việt Nam. Sau thời gian ngừng trệ, trong vòng 10 năm trở
lại đây, từ các nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước kết hợp với cơ chế thoáng,
mở cửa cảu nền kinh tế thị trường, các làng nghề đã không ngừng thay đổi và
tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam .
Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có khoảng 1450 làng nghề phân bố
ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn đồng bằng sông Hồng có
khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông bao gồm Hà Tây có
khoảng 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có 59 làng, Thanh Hoá có
127 làng. Theo ước tính trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam
đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm tính theo giá trị đầu
ra.
Dựa vào phương thức sản xuất, có thể chia ra làm 5 loại làng nghề chính
như sau:
- Làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm.
- Làng nghề sản xuất nguyên vật liệu xây dựng và gốm sứ.
- Làng nghề tái chế chất thải.
- Làng nghề dệt nhuộm.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như sau:
2