Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử lớp 11 trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
101
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1508

Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử lớp 11 trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*****

Đề tài:

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Đà Nẵng, 5/2014 -

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ

Lớp 10 SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS. Dương Thị Tuyết

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................6

4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7

5. Đóng góp của đề tài.................................................................................................7

6. Cấu trúc của bài khóa luận......................................................................................7

NỘI DUNG ................................................................................................................9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ........................................9

1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................9

1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................9

1.1.2. Quan điểm về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử............................10

1.1.2.1. Quan điểm của các nhà Giáo dục học ..........................................................10

1.1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta ..........................................................11

1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử...............................12

1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng.......................................................................................13

1.1.3.2. Về mặt giáo dục ...........................................................................................14

1.1.3.3. Về mặt phát triển..........................................................................................16

1.1.4. Các loại hoạt động ngoại khóa được sử dụng để dạy học lịch sử lớp 11 trung

học phổ thông (chương trình chuẩn).........................................................................17

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................28

1.2.1. Thực trạng về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT

trên địa bàn thành phố Đà Nẵng................................................................................28

1.2.2. Nguyên nhân về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch

sử ở trường THPT hiện nay.......................................................................................30

Chương 2. HỆ THỐNG CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG

DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)..........................32

2.1 Chương trình lịch sử lớp 11 ................................................................................32

2.1.1 Vị trí .................................................................................................................32

2.2.2 Nội dung chương trình bộ môn lịch sử lớp 11 chương trình chuẩn.................33

2.1.3 Nội dung hoạt động ngoại khóa trong chương trình lớp 11.............................36

2.2 Bảng tổng hợp các loại hình hoạt động ngoại khóa ...........................................37

Chương 3. MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG NGOẠI

KHÓA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 11 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.........................................................52

3.1 Những nguyên tắc chung đối với việc hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch

sử lớp 11 (chương trình chuẩn).................................................................................52

3.1.1 Đảm bảo tính khoa học ....................................................................................52

3.1.2. Phù hợp đối tượng...........................................................................................53

3.1.3 Phù hợp với đặc điểm bộ môn .........................................................................54

3.2 Các hình thức và biện pháp hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử .........54

3.2.1 Đối với bài nội khóa.........................................................................................54

3.2.1.1 Bài cung cấp kiến thức mới...........................................................................54

3.2.1.2 Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết............................................................................57

3.2.1.3 Bài kiểm tra đánh giá ....................................................................................60

3.2.2 Đối với bài lịch sử địa phương.........................................................................61

3.2.2.1 Những nguyên tắc đối với hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương .....61

3.2.2.2 Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương trên địa

bàn Đà Nẵng..............................................................................................................62

3.3. Thực nghiệm sư phạm........................................................................................67

3.3.1 Mục đích thực nghiệm .....................................................................................67

3.3.2. Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm ..........................................................67

3.3.2.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................................................69

KẾT LUẬN..............................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................73

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1Cơ sở lí luận

Trong giáo dục nói chung cũng như trong lí luận dạy học các môn học nói

riêng hoạt động ngoại khóa luôn luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan

trọng. Trong xu hướng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục đã ban

hành nhiều chỉ thị, văn bản liên quan đến việc đẩy mạnh các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được xác

định trong Điều 26, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và

trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định 07/2007/QĐ￾BGD&ĐT ngày 02/04/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) nêu: “ Nhà

trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực

hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, sử học, nghệ thuật, thể

dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo

dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui

chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã

hội, từ thiện phù hợp với lứa tuổi học sinh”

Công tác ngoại khóa là một phần quan trọng, có mối quan hệ gắn bó khăng

khít với chính khóa. Ngoại khóa là một hoạt động bổ sung và nâng cao chất lượng

chính khóa lên một bước. Phạm vi một giờ lên lớp không cho phép người dạy

truyền đạt hết tất cả những vấn đề mà việc dạy học lịch sử phải hướng đến. Bên

cạnh những khái niệm, những công thức, tri thức,… việc dạy học cũng phải quan

tâm đến quá trình hình thành và phát triển các kĩ năng, các quan hệ giao tiếp, các

mối liên hệ gắn bó giữa người học với hiện thực cuộc sống, và việc này liên quan

mật thiết đến hoạt động ngoại khóa.

Hoạt động ngoại khóa có khả năng góp phần đào tạo người học toàn diện về

các mặt: trí, đức, thể mĩ, vừa có lí luận vừa có thực hành, vừa có kiến thức vừa có kĩ

năng sản xuất, vừa có văn hóa nhà trường vừa có tri thức về đời sống xã hội. Hoạt

2

động ngoại khóa chính là cầu nối giúp học sinh vận dụng kiến thức vào đời sống,

sinh hoạt gần gũi với tập thể.

Cũng như tất cả các môn học khác, việc nâng cao chất lượng dạy học môn lịch

sử có mối liên hệ gắn bó hữu cơ đến việc nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại

khóa lịch sử. Hoạt động ngoại khóa lịch sử có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư

tưởng, tình cảm, mở rộng, bổ sung cho kiến thức chính khóa, phát triển tài năng cá

nhân, nâng cao hoạt động tự lập và trình độ thức hành cho học sinh, nó còn có tác

dụng gắn liền học sinh với đời sống một cách hiệu quả. Nó có khả năng nâng cao

hứng thú học tập cho người học, và có tác dụng giáo dục, giáo dưỡng.

Lịch sử là những gì đã qua với đặc trưng của bộ môn là đối tượng không thể

trực tiếp, tiếp xúc quan sát quá khứ được, mà chỉ tái tạo quá khứ bằng các sự kiện,

hiện vật lịch sử, di tích lịch sử để làm nền tảng cho hoạt động tư duy. Chính vì vậy

ngoài giờ học trên lớp, những hoạt động ngoại khóa như thăm quan các bảo tàng,

đến nhưng nơi ghi lại đậm nét dấu vết quá khứ, gặp gỡ các nhân vật lịch sử… sẽ

giúp học sinh nắm được những cái cụ thể tạo cơ sở cho việc hình thành biểu tượng

lịch sử, tìm ra các tri thức mới, đồng thời óc quan sát, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ,

năng lực tư duy của các em phát triển, đưa học sinh đi từ cái cụ thể, đến tri thức

trừu tượng, khái quát. Việc kết hợp hoạt động ngoại khóa giúp học sinh hứng thú

hơn đối với việc học tập bộ môn.

1.2. Cơ sở thực tiễn

Vấn đề dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ thông đã được báo chí đề cập rất

nhiều và cũng làm cho nhiều nhà giáo dục phải suy nghĩ, đặc biệt là đội ngũ giáo

viên tham gia giảng dạy môn lịch sử. Sau mỗi kì thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học

kết quả môn lịch sử rất thấp, chưa đáp ứng được sự mong đợi của xã hội. Trên thực

tế việc học lịch sử của học sinh thật đáng buồn, nhiều học sinh học lịch sử là để đối

phó với giáo viên, với các kì thi, chứ không phải học để biết, hiểu và từ đó yêu thích

lịch sử và tự hào về lịch sử nước nhà nhất là trong xu thế hội nhập phát triển của

nền kinh tế thị trường.

3

Bên cạnh đó thì hầu hết giáo viên phổ thông chưa đánh giá đúng vai trò tác

dụng của hình thức ngoại khóa, nên không phát huy được tính chủ động, tự giác và

sáng tạo trong việc học tập, rèn luyện kỉ năng hoạt động ngoại khóa.

Một số trường phổ thông ở thành phố Đà Nẵng do những nguyên nhân khác

nhau, hoạt động ngoại khóa hầu như không được chú ý, hay tổ chức nhưng chưa đạt

hiệu quảnhư mong muốn.

Như vậy nhìn vào tổng thể, chúng ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu và triển

khai vấn đề ngoại khóa này chưa được các nhà nghiên cứu đầu tư đúng mức, chưa

phân định rõ ràng giữa hoạt động ngoại khóa bộ môn với hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp (được xem như một môn học riêng biệt đã được BGD&ĐT đưa vào

giảng dạy từ năm học 2006-2007), việc triển khai hoạt động ngoại khóa trong thực

tiễn dạy học còn nhiều khó khăn vướng mắc nên vẫn chưa tháo gỡ được hết những

khó khăn của người dạy và người học.

Để theo kịp với những xu thế của thời đại, BGD&ĐT đã có những chủ trương

“ phải xác định mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp

giáo dục và đào tạo”. Cần khắc phục lối truyền thụ một chiều, sử dụng các phương

tiện, phương pháp hiện đại phù hợp với từng bộ môn. Chúng ta cải cách giáo dục

theo tinh thần nghị quyết Đại hội X và nghị quyết Trung ương khóa IV: “Tiếp tục

đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và công tác quản lí giáo dục;

khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo dục-đào tạo; nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện, coi trọng nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, đào tạo

nhân tài, cả dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng,

nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống trong đó có môn lịch sử.” [40;23-24] Chính

sự định hướng này của Đảng góp phần cho tôi chọn đề tài này.

Là giáo viên dạy bộ môn lịch sử trong tương lai, tôi rất quan tâm đến việc áp

dụng các phương pháp mới vào giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng bộ

môn. Trên cơ sở nắm được cơ bản đặc điểm riêng của môn học, thực hiện theo tinh

thần đổi mới phương pháp dạy học do BGD&ĐT đề ra. Chính vì vậy tôi thực hiện

đề tài “ Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

cho học sinh lớp 11 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, để làm khóa luận tốt nghiệp

4

của mình, đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lựong dạy học lịch sử trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng và đưa vào ứng dụng đại trà trong trường trung học phổ

thông.

2. Lịch sử vấn đề

Nói tới dạy học lịch sử những người trong nghành nghiên cứu cũng như những

người tham gia trong lĩnh vực dạy học ai cũng biết tới hoạt động ngoại khóa của bộ

môn lịch sử. Khi thực trạng của việc dạy và học lịch sử đang ở mức “báo động” như

hiện nay thì hoạt động ngoại khóa được đề cập tới như là một trong những phương

pháp để đưa kết quả của việc học môn lịch sử khả quan hơn, giúp học sinh thêm yêu

thích, hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Mặc dù hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng trong việc dạy học và học

lịch sử nhưng thực tế cho thấy, nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Các tác giả Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Văn

Tường trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” do NXB Đại

học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2002, đã nêu lên một số vấn đề khái quát của

việc tổ chức tham quan di tích lịch sử là một hình thức liên hệ lí luận với thực tiễn,

một trong những phương tiện quan trọng tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường

với đời sống vận dụng tri thức lịch sử vào đời sống. Việc tham quan di tích lịch sử

tạo ra nhiều khả năng phát triển trí óc quan sát của học sinh, dạy cho các em biết

nhìn thấy những khía cạnh mới trong các sự vật và hiện tượng quen thuộc, thấy

được mối liên hệ giữa các hiện tượng. Sự quan sát trực tiếp những chứng cứ lịch sử

tạo cho các em niềm hứng thú say mê học tập lịch sử,

Tác giả Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị trong cuốn “phương pháp dạy học

lịch sử” do NXBGD xuất bản năm 2004 nói rất rõ về vị trí, tác dụng cũng như các

hình thức và cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Tác phẩm đánh giá rất cao

hình thức tổ chức tham quan di tích lịch sử trong hoạt động ngoại khóa, nhằm minh

họa, bổ sung các chi tiết lịch sử mà học sinh đã học. Các tác giả cũng lưu ý người

giáo viên nên tổ chức cho học sinh tự lĩnh hội tri thức thông qua các hình thức hoạt

động ngoại khóa.

5

Các tác giả Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi trong cuốn

“phương pháp dạy học lịch sử tập II” NXB Đại học sư phạm đã làm sáng tỏ các

vấn đề về khái niệm “hoạt động ngoại khóa”, những điểm giống nhau và mối quan

hệ nội khóa và ngoại khóa, nội dung và phương tiện tiến hành các hoạt động này.

Khắc phục những quan niệm sai, sắp xếp hợp lí kế hoạch và định phương pháp tiến

hành tốt các hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục bộ

môn, thực hiện được mục tiêu giáo dục bộ môn.

Trong cuốn “ Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu qủa dạy học lịch sử

trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Côi, NXB Đại học sư phạm, 2008, đã đề cập

tới việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp trong đó nói tới việc tổ

chức tham quan học tập ở nhà bảo tang lịch sử, cách mạng, nhà truyền thống, di tích

lịch sử. Tác giả cũng đề cập đến công tác chuẩn bị của giáo viên trực tiếp phụ trách

như: chuẩn bị địa điểm tham quan, xác định mục đích tham quan học tập. Ngoài ra

tác giả còn đề cập đến vấn đề tham quan lịch sử địa phương.Bên cạnh đó tác giả còn

nêu lên tiến trình tổ chức một buổi dạ hội lịch sử minh họa.

Bên cạnh đó một số tạp chí, báo như: Báo Giáo dục và thời đại, số 9, ra ngày

4/3/2007 có bài viết “Câu lạc bộ em yêu lịch sử một sân chơi bổ ích” của tác giả

Ngọc Anh. Trong đó tác giả đề cập tới việc phối hợp giữa ngành giáo dụcvới bảo

tang cách mạng Việt Nam trong việc phát huy chức năng giáo dục của bảo tàng đặc

biệt là giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc. Từ đó thu hút các em say mê tìm hiểu

lịch sử, tự hào về truyền thống cha ông và phát huy truyền thống đó trong cuộc sống

hiện tại.

Báo giáo dục và thời đại, số 38 ngày 3/9/2007, tác giả Nguyễn Quốc Phong có

bài viết “Để lịch sử sống động” tác giả thừa nhận tác dụng của hoạt động ngoại

khóa trong việc tạo hứng thú cho học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ

môn.

Như vậy , tổ chức hoạt động ngoại khóa có vai trò rất quan trọng trong dạy

học lịch sử ở nhà trường THPT, mặc dù các tác giả đã thừa nhận điều đó nhưng đề

cập còn chung chung, chưa cho thấy đúng nhất về thực trạng của việc tổ chức hoạt

động ngoại khóa của bộ môn lịch sử ở các trường trường trung học phổ thông.

6

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh lớp 11 ở trường trung học phổ

thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định nội dung, hình thức, biện pháp sư phạm cần thiết, thiết kế hoạt

động ngoại khóa lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, nhằm góp phần

giáo dục toàn diện cho học sinh khối lớp 11.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để nâng cao hiệu quả dạy học khóa luận cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động ngoại khóa trong dạy học

lịch sử

- Ta cần tìm hiểu kỹ về chương trình sách giáo khoa lớp 11 trung học phổ

thông nắm rõ nội dung chương trình để tổ chức hoạt động ngoại khóa kết hợp với

nội khóa hay tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhằm nâng cao hứng thú

cho học sinh

- Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng các tiết học ngoại khóa trong dạy học

lịch sử ở trường trường trung học phổ thông ở thành phố Đà Nẵng. Từ đó, ta cần lựa

chọn các hình thức ngoại khóa phù hợp với những tiết học ngoại khóa hay kết hợp

với nội khóa. Xác định những nội dung lịch sử kết hợp với hoạt động ngoại khóa và

tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường

THPT trên địa bàn Đà Nẵng.

- Đưa ra một số hình thức, biện pháp hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch

sử

- Tiến hành dạy thực nghiệm, kiểm tra kết quả, đánh giá tính khả thi đề tài.

3.4 Phạm vi nghiên cứu

Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong trong chương trình lịc sử lớp 11 bao gồm

lịch sử thế giới và dân tộc cho học sinh lớp 11 (ban cơ bản) ở trường THPT trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng.

7

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp

giáo dục học, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, tổng hợp, phân

tích để trình bày các vấn đề. Ngoài ra, phương pháp liệt kê,thống kê, sưu tầm tài

liệu cũng được sử dụng khi tiến hành bài khóa luận này.

Bài khóa luận này không thể thiếu 2 phương pháp là phương pháp điều tra cơ

bản và phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Ngoài ra tôi còn nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng, tài liệu Bộ giáo dục,

luật giáo dục để nắm được vấn đề cơ bản thực trạng giáo dục, những yêu cầu và nội

dung đổi mới giáo dục của Đảng và nhà nước, trong đó yêu cầu sử dụng các phương

tiện, phương pháp hiện đại nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo trong nhận thức

học sinh.

5. Đóng góp của đề tài

Có nhiều tài liệu, sách, báo các tạp chí viết về việc tổ chức hoạt động ngoại

khóa nói chung và trong chương trình lịch sử lớp 11 nói riêng nhưng chưa có tài

liệu nào đi sâu vào việc đưa ra cụ thể phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa

này trong chương trình dạy học lịch sử lớp 11 (ban cơ bản). Vì vậy với đề tài này

chúng tôi phần nào sẽ góp phần giúp giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của

việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử.Từ đó có những thông tin

khoa học, tương đối đầy đủ, cơ bản về hoạt động ngoại khóa liên quan đến các bài

học trong SGK lớp 11 (ban cơ bản). Cung cấp cho giáo viên một số hình thức tổ

chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Để từ

đó học sinh nắm được những sự kiện, nhân vật cơ bản nhất của lịch sử có vai trò

quan trọng đến sự phát triển của nhân loại.Đó cũng là phương pháp để dạy học lịch

sử lớp 11 (ban cơ bản) cho học sinh.

6. Cấu trúc của bài khóa luận

Ngoài phần mở đầu,kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của

đề tài gồm 3 chương

Khoá luận được chia làm 3 chương:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!