Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động ngoại giao của nước việt nam dân chủ cộng hòa năm đầu tiên sau cách mạng tháng tám (từ 2-9-1945 đến 19-12-1946).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ƢỜ Ƣ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ I H C
t i
HO ỘNG NGO I GIAO CỦ ƢỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Ă ẦU TIÊN SAU CÁCH M NG THÁNG TÁM (2/9/1945 – 19/12/1946)
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị hu ƣơng
Chuyên ngành : ƣ phạm Lịch sử
Lớp : 12SLS
gƣời hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
Đà Nẵng, 05/2016
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 1
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 3
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 3
6. óng góp của đề tài..................................................................................................... 3
7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................... 3
Ơ Ở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HO ỘNG NGO I GIAO.................. 5
1.1. ơ sở lý luận ............................................................................................................ 5
1.1.1. Mác và Lênin bàn v đấu tranh ngoại giao...................................................... 5
1.1.2. ường lối ngoại giao của ảng Cộng sản Việt Nam ...................................... 7
1.2. ơ sở thực tiễn....................................................................................................... 10
1.2.1. Ngoại giao Việt Nam trước khi ảng Cộng sản Việt Nam ra đời................. 10
1.2.2. Hoạt động ngoại giao của Việt Nam từ khi ảng Cộng sản Việt Nam ra đời
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. ........................................................................ 17
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA GIAI
ĐOẠN 1945 – 1946........................................................................................................... 23
2.1. Tình hình Việt Nam sau năm 1945 v chính sách ngoại giao của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa............................................................................................................ 23
2.1.1. Tình hình Việt Nam sau năm 1945 .................................................................... 23
2.1.2. Chính sách ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. ......................... 26
2.2. Hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945-19/12/1946)
........................................................................................................................................... 30
2.2.1. Chính sách ngoại giao đối với quân Trung Hoa Dân quốc................................ 30
2.2.2. Chính sách ngoại giao đối với Pháp ................................................................. 36
2.2.2.1. Thực hiện quyết sách hòa để tiến ................................................................ 36
2.2.2.2. ấu tranh giữ vững chính quy n sau Tạm ước 14-9-1946 ........................ 47
2.2.3. Chính sách ngoại giao đối với các quốc gia khác ............................................. 49
2.3. Ý nghĩa v b i học kinh nghiệm ........................................................................... 51
2.3.1. Ý nghĩa của chính sách ngoại giao ................................................................... 51
2.3.2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................... 54
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 59
1
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đánh giá về hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn
1945 – 1946, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã phát biểu “Lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để
rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì hòa hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và
quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, dành thời gian cũng cố lực lượng, chuẩn bị
toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết chắc là
không thể nào tránh khỏi. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào trong
lịch sử nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn
trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc.” [11, tr.31].
Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện này đã tuyên bố với thế
giới từ nay nước Việt Nam đã được độc lập, dân tộc Việt Nam đã được tự do, nước ta đã
có chủ quyền. Tuy nhiên chính quyền non trẻ của nước ta phải đối diện với vô vàn khó
khăn thử thách. Cùng lúc phải đối phó với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, trong đó
nguy hiểm nhất là giặc ngoại xâm.
Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, vừa phải xây dựng, vừa phải củng cố chính
quyền. Nhân dân ta vừa phải đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đứng
trước tình hình đó thì sự lãnh đạo của Đảng đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh các hoạt động ngoại giao của Việt Nam non trẻ
đã góp phần đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thời khắc hiểm nghèo nhất.
Với mong muốn tìm hiểu sâu sắc một nội dung của lịch sử Việt Nam. Đồng thời
thực hiện nhiệm vụ của người sinh viên trong quá trình học tập ở đại học chúng tôi chọn
đề tài: “Hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu tiên sau
cách mạng tháng Tám (từ 2-9-1945 đến 19-12-1946)” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2
Vấn đề hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu tiên
sau cách mạng tháng Tám (từ 2-9-1945 đến 19-12-1946) đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu:
“Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Dy Niên, NXB chính trị
quốc gia năm 2008 đã hệ thống hóa lại những nội dung chủ yếu của tư tưởng, phương
pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao của Hồ Chí Minh. Tác giả có dành một phần
nhỏ nói về ngoại giao của nước ta trong giai đoạn 1945 – 1946.
GS. Đinh Xuân Lâm trong bài viết “thắng lợi ngoại giao đầu tiên có tính chất
quyết định của chính quyền cách mạng (1945 – 1946)” đăng trên tạp chí khoa học đại
học Tổng hợp Hà Nội, số 6, 7 năm 1990, đã đi sâu phân tích quá trình đấu tranh ngoại
giao trong năm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tác giả nhấn mạnh đến
sự thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao trong thời gian này có ý nghĩa quyết định đối
với công cuộc bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân.
Lưu Văn Lợi trong tác phẩm “50 năm ngoại giao Việt Nam (1945 – 1995)” do
NXB công an nhân dân Hà Nội xuất bản năm 1996 đã nêu rõ quá trình phát triển của
ngành ngoại giao Việt Nam trong 50 năm từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa
mới thành lập cho đến năm 1995. Cuốn sách chỉ mới trình bày sự phát triển ngoại giao
trong một tiến trình 50 năm mà chưa đi sâu phân tích từng giai đoạn. Đặc biệt chưa làm
rõ cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta trong năm đầu tiên sau cách mạng năm 1945 –
1946.
Tác giả Nguyễn Phúc Luân trong tác phẩm “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự
nghiệp giành độc lập tự do (1945 – 1975)”, NXB chính trị năm 2001 đã trình bày khá cụ
thể quá trình đấu tranh ngoại giao trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 -1975). Tác giả đã dành hẳn một chương để nói về đấu
tranh ngoại giao của Đảng ta trong năm đầu tiên sau cách mạng.
Ngoài ra còn có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau về vấn đề ngoại giao trong lịch sử Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu đã được công bố là nguồn tài liệu quý báu giúp cho tôi
hoàn thành khóa luận của mình.