Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động khai thác khoáng sản dưới triều nguyễn (1802 – 1883)
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
959

Hoạt động khai thác khoáng sản dưới triều nguyễn (1802 – 1883)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

-----------------------------------------------

GIANG THỊ MINH CHÍNH

Chuyên nghành: Sư phạm Lịch sử

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Anh Thuận

Phản biện:

TS. Lê Thị Thu Hiền

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đại học sư

phạm lịch sử vào ngày 12 tháng 01 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa lịch sử trường đại học Sư phạm - ĐHĐN

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế Việt

Nam. Trong suốt thời gian trị vì của mình, các vua nhà Nguyễn đã đưa ra hàng loạt

các chính sách để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trong đó các vua Nguyễn

cũng đặc biệt chú ý đến việc khai thác khoáng sản. Đến thời nhà Nguyễn, chính

sách khai thác và chế biến các loại khoáng sản có sự thay đổi so với giai đoạn trước.

Trên cơ sở đó đã tạo ra một thời kì “thai nghén” mới cho nền công nghiệp khai

khoáng của dân tộc.

Từ trước đến này, việc nghiên cứu về triều Nguyễn đã được tiến hành trên nhiều

lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế đã thu hút không ít sự quan tâm của giới học giả.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào việc nghiên cứu các chính sách khai thác khoáng sản của

triều Nguyễn, thì cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kì công trình nghiên cứu hoàn

chỉnh nào. Trong khi đó, bản thân chính sách khai thác khoáng sản của triều Nguyễn

trong giai đoạn 1802 - 1883 lại là một đề tài khoa học hết sức hấp dẫn. Việc tìm

hiểu các hình thức và kĩ thuật cũng như những thành quả đạt được trong quá trình

khai thác..., có một sức hút đặc biệt và mang lại cho tôi một niềm cảm hứng nghiên

cứu sâu sắc.

Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt các loại

tài nguyên khoáng sản do tình trạng khai thác quá mức. Điều đó đòi hỏi chúng ta

phải có những chính sách hữu hiệu để bảo vệ các nguồn tài nguyên khoáng sản. Vì

vậy, việc nghiên khoáng sản không chỉ có ý nghĩa trên phương diện học thuật mà

còn tạo ra một cơ sở khoa học vững chắc để lãnh đạo chính quyền các cấp nhìn từ

góc độ lịch sử, lĩnh hội và vận dụng các bài học kinh nghiệm do tiền nhân để lại

trong quá trình hoạch định chính sách phù hợp và đúng đắn trong việc thăm dò, khai

thác, sử dụng các tài nguyên khoáng sản của đất nước.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Hoạt động khai

thác khoáng sản dưới triều Nguyễn (1802 – 1883)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Về đề tài này cũng có một số công trình đã được nghiên cứu, tuy nhiên, phạm vi

nghiên cứu khá hẹp, chưa khảo cứu một cách toàn diện chính sách khai thác khoáng

sản triều Nguyễn. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là công trình “Chính sách

khai thác mỏ đồng dưới triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung. Hay

như công trình luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Xuân Thanh “Hoạt động khai thác

mỏ của người Hoa ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII đến

giữa thế kỉ XX”. Chính vì số lượng công trình nghiên cứu về vần đề này còn rất ít

nên nguồn tư liệu để tôi tìm hiểu vấn đề này là tương đối hạn chế.

Tuy nhiên, một điều thuận lợi là các tư liệu liên quan đến chính sách khai thác

khoáng sản của triều Nguyễn ít nhiều vẫn được ghi chép trong các bộ sử lớn của

vương triều này như Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.... đây là

một nguồn tư liệu gốc vô cùng quý giá giúp tôi có thể tiếp tục theo đuổi việc nghiên

cứu đề tài này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các hoạt động khai thác khoáng sản dưới triều Nguyễn như: các hình

thức khai thác, kỹ thuật khai thác, các quy định về thuế hay cách xét thành tích cũng

như sản lượng khoáng sản khai thác được dưới triều Nguyễn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kéo dài từ Bắc đến Nam.

- Về thời gian: từ năm 1802 đến năm 1883, trải qua bốn triều vua Gia Long,

Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm khôi phục lại một cách chân xác nhất

có thể hoạt động khai thác khoáng sản dưới triều Nguyễn (1802 – 1883), từ đó, hi

vọng sẽ giúp lãnh đạo chính quyền đứng từ phương diện lịch sử để đánh giá và

hoạch định được chính sách đúng đắn, phù hợp trong việc thăm dò, khai thác, sử

dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước ở hiện tại và tương lai.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tác giả phải đảm bảo việc khảo cứu sâu sắc và hoàn chỉnh một số nội dung

trọng tâm sau:

Thứ nhất, khái quát tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dưới triều

Nguyễn (1802 - 1883), đồng thời làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản trước triều

Nguyễn.

Thứ hai, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu tư liệu để tái hiện lại một cách

tương đối hoàn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản dưới triều Nguyễn (1802 –

1883).

Thứ ba, dựa trên toàn bộ nội dung ở trên, tác giả tiến hành đánh giá hoạt động

này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho nước ta hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo của sử

học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số

phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống và các

phương pháp liên chuyên ngành khác.

6. Đóng góp của đề tài

Đề tài “Hoạt động khai thác khoáng sản dưới triều Nguyễn (1802 -1883)” được

nghiên cứu hoàn thành sẽ có một số đóng góp sau:

Thứ nhất, “phục dựng” tương đối hoàn chỉnh toàn bộ hoạt động khai thác

khoáng sản dưới bốn triều vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, từ đó,

cung cấp, bổ sung thêm một nguồn tư liệu nữa, giúp việc nghiên cứu kinh tế Việt

Nam ở thế kỉ XIX cũng như đánh giá triều Nguyễn thêm toàn diện và khách quan

hơn.

Thứ hai, công trình được hoàn thành sẽ là một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu có

giá trị tham khảo cao, phục vụ cho công việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập lịch sử

Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng của giảng viên các trường đại học,

cao đẳng cũng như sinh viên khoa học xã hội nhân văn, đặc biêt là sinh viên chuyên

ngành lịch sử.

7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được cấu

trúc thành 2 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)

Chương 2: Triều Nguyễn với hoạt động khai thác khoáng sản giai đoạn

1802 - 1883

NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN

(1802 - 1883)

1.1 Khái quát tình hình Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)

1.1.1. Chính trị

Về tổ chức bộ máy nhà nước: Sau khi lập ra triều Nguyễn, Gia Long đã xây

dựng, kiện toàn hệ thống hành chính cũng như quan chế cho chính quyền mới. Về

cơ bản hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương của triều đại này giống

như các triều đại trước đó: Vua vẫn có quyền tối thượng. Bên dưới, triều đình lập ra

Lục bộ là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Thượng thư đứng đầu mỗi bộ, có vai trò

chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước. Quan lại trong triều thì được phân ra

ban văn, ban võ.

Bộ máy chính quyền tại địa phương cũng được nhà Nguyễn xây dựng chặt chẽ.

Toàn quốc bao gồm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng

và xã.

Về luật pháp: Năm 1815, Gia Long ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (hay

còn gọi là luật Gia Long). Bộ luật này gồm 398 điều, chia làm 7 chương và chép

trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát ra khắp mọi nơi.Theo lời tựa, bộ luật

ấy hình thành dựa trên việc tham khảo luật Hồng Đức và luật nhà Thanh, nhưng trên

thực tế là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều.

Về quân đội: Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức thành 5 cấp, cấp cao nhất là

cấp Doanh, thấp nhất là cấp Ngũ. Quân lính được chia thành các binh chủng: bộ

binh, thủy binh, tượng binh, pháo binh. Sang thời Tự Đức, công tác quốc phòng bắt

đầu có dấu hiệu đi xuống. Một nguyên nhân quan trọng là vấn đề tài chính.Đời sống

quân lính không được quan tâm thoả đáng, lương thực lại bị ăn bớt. Bởi vậy nhuệ

khí của quân sĩ suy giảm. Quan điểm khoa học quân sự của vua quan nhà Nguyễn

không hề vượt quá khuôn khổ của khoa học quân sự phong kiến. Việc giảng dạy

binh pháp không hướng tới học hỏi phương Tây nữa mà quay về Binh thư yếu lược

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!