Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
20.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
761

Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỖ VĂN MINH

HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỔ CHÍ MINH, NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỖ VĂN MINH

HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN

DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến

TP. HỔ CHÍ MINH, NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn khoa học của: TS. Nguyễn Văn Tiến, các số liệu, kết quả

được nêu trong luận văn là trung thực, chính xác, chưa từng được công bố ở

bất cứ công trình nào và có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Tác giả

Đỗ Văn Minh

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 3

3. Mục đích nghiên cứu đề tài ..................................................................... 5

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................................ 6

5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ................................... 7

7. Bố cục của luận văn ................................................................................. 7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN

KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .................... 9

1.1. Khái niệm, ý nghĩa về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong

thi hành án dân sự ........................................................................................ 9

1.1.1. Khái niệm về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án

dân sự ............................................................................................................ 9

1.1.2. Ý nghĩa về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân

sự ................................................................................................................ 13

1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân trong thi hành án dân sự từ năm 1945 đến nay ....................... 16

1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959 ................................................ 16

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989 ................................................ 18

1.2.3. Gia đoạn từ năm 1989 đến năm 1992 ................................................. 20

1.2.4 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2009. ................................................ 21

1.2.5. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay. ......................................................... 22

Kết luận chương 1 ...................................................................................... 25

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOẠT

ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN

DÂN SỰ ...................................................................................................... 26

2.1. Kiểm sát việc ra quyết định thi hành án dân sự ................................ 26

2.1.1. Kiểm sát thủ tục ban hành quyết định thi hành án dân sự ................... 27

2.1.2. Kiểm sát thẩm quyền và thời hạn ra quyết định thi hành án ............... 33

2.1.3. Kiểm sát việc áp dụng thời hiệu thi hành án ....................................... 35

2.1.4. Kiểm sát việc áp dụng căn cứ ra quyết định thi hành án ..................... 36

2.1.5. Kiểm sát nội dung quyết định thi hành án ........................................... 39

2.2. Kiểm sát việc thực hiện thủ tục thi hành án dân sự .......................... 40

2.2.1. Kiểm sát việc thông báo về thi hành án............................................... 40

2.2.2. Kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án. .................................... 41

2.2.3. Kiểm sát việc ủy thác thi hành án ....................................................... 43

2.2.4. Kiểm sát việc hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án ...................... 44

2.2.5. Kiểm sát việc kết thúc thi hành án ..................................................... 45

2.2.6. Kiểm sát việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu

nộp ngân sách Nhà nước .............................................................................. 45

2.3. Kiểm sát việc cưỡng chế thi hành án dân sự ..................................... 46

2.4. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự ..... 50

Kết luận chương 2 ..................................................................................... 54

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THI HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN

KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ MỘT

SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ........................................ 55

3.1. Thực tiễn thi hành hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi

hành án dân sự ........................................................................................... 55

3.1.1. Kết quả công tác thi hành án dân sự từ năm 2010 đến năm 2015 ....... 55

3.1.2. Kết quả kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự

từ năm 2011 đến năm 2015 ......................................................................... 56

3.1.3. Nguyên nhân của những khó khăn về hoạt động của Viện kiểm sát nhân

dân trong thi hành án dân sự ....................................................................... 62

3.2. Những bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự.................... 63

Kết luận chương 3 ..................................................................................... 75

KẾT LUẬN ................................................................................................ 76

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nếu như quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án là đi tìm sự

thật khách quan trong vụ án để ra một phán quyết đúng đắn và “thấu tình đạt

lý” thì việc thi hành bản án, quyết định chính là quá trình thực thi công lý;

một khi phán quyết của Tòa án chỉ dừng lại trên văn bản, giấy tờ mà không

được thực hiện trên thực tế thì phán quyết không có ý nghĩa. Do đó, việc đưa

bản án, quyết định dân sự ra để thi hành có ý nghĩa rất quan trọng, vừa bảo

đảm hiệu lực của công tác xét xử, vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp

luật và củng cố lòng tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền.

Để bản án, quyết định được thi hành trên thực tế, không chỉ dựa vào

công tác giáo dục, thuyết phục để đương sự tự nguyện thi hành mà cần thiết

phải có một chế tài đủ mạnh để có thể răn đe, cưỡng chế, buộc người phải thi

hành án dù không muốn cũng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết

định. Do tính chất nhạy cảm của việc thi hành bản án, quyết định dân sự, hoạt

động thi hành án trên thực tế rất nặng nề, khó khăn, phức tạp.

Từ những năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay,

Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định thi hành án dân sự là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ mày Nhà nước nên

đã từng bước ổn định và ngày càng hoàn thiện về tổ chức bộ máy cơ quan thi

hành án dân sự, xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

về thi hành án dân sự nhằm tạo điều kiện cho việc thi hành các bản án, quyết

định dân sự, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích Nhà

nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần giữ vững ổn định

chính trị xã hội, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

Để hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện đúng thẩm quyền, trình

tự, thủ tục do pháp luật quy định, cần thiết phải có sự kiểm tra, giám sát chặt

chẽ từ phía cơ quan Viện kiểm sát nhân dân. Về mặt lý luận và thực tiễn,

2

những thiếu sót, vi phạm trong các quyết định, hành vi về thi hành án dân sự

của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự nếu được phát hiện kịp thời

thông qua công tác kiểm sát thì mới được chấn chỉnh, khắc phục vi phạm, đưa

hoạt động thi hành án dân sự vào khuôn khổ pháp luật. Kiểm sát thi hành án

dân sự là một trong những công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động

tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp

luật. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự là kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án dân

sự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để đảm bảo cho

bản án, quyết định được thi hành trên thực tế.

Trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã có nhiều cố

gắng để thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án dân sự, kiểm sát chặt chẽ

các quyết định, các hành vi của Chấp hành viên và các chủ thể trong hoạt

động thi hành án dân sự, kiểm sát việc chuyển giao bản án, quyết định (có

hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay

theo quy định pháp luật) giữa Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, đảm bảo

việc chuyển giao kịp thời, đúng hạn luật định; việc nhận và trả đơn yêu cầu

thi hành án có căn cứ, đúng pháp luật; viêc ra các quyết định về thi hành án,

xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế

thi hành án đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định giúp

cơ quan thi hành án dân sự kịp thời khắc phục, sữa chữa vi phạm, tháo gỡ

những khó khăn, vướng mắc trong công tác, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn

thành chỉ tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là chỉ tiêu thi hành án xong về việc và về

tiền theo Nghị quyết của Quốc hội đã giao.

Tuy nhiên, công tác kiểm sát thi hành án dân sự hiện vẫn còn nhiều hạn

chế, hiệu quả công tác chưa cao; mặc dù cơ quan thi hành án dân sự còn nhiều

thiếu sót, vi phạm trong công tác thi hành án như hoạt động xác minh điều

kiện thi hành án, áp dụng biện pháp kê biên, cưỡng chế thi hành án chưa đúng

trình tự, thủ tục pháp luật quy định, nhiều Chấp hành viên có biểu hiện lệch

lạc, thậm chí tiêu cực trong công tác nhưng Kiểm sát viên không kịp thời phát

hiện để chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục; một số Kiểm sát viên làm công tác

3

kiểm sát thi hành án dân sự chưa làm hết trách nhiệm, còn có biểu hiện nể

nang trong quan hệ phối hợp hoặc do năng lực công tác yếu nên không phát

hiện được vi phạm trong công tác.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự những năm qua

đã được Nhà nước quan tâm, chú trọng, nhiều văn bản pháp luật được ban

hành và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện Luật thi

hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ những

bất cập, chồng chéo dẫn tới những khó khăn, vướng mắc cho công tác thi

hành án dân sự và kiểm sát thi hành án dân sự.

Để giải quyết những vấn đề trên, cần có sự nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý

luận cũng như thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi

hành án dân sự, làm rõ nguyên nhân, điều kiện dẫn tới thực trạng, đưa ra

những kiến nghị để hoàn thiện quy định của pháp luật về thi hành án nói

chung và những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của Viện kiểm

sát nhân dân trong thi hành án dân sự, đồng thời kiến nghị, đề xuất để nâng

cao hiệu quả hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự. Đây chính là lý do khách

quan, cấp thiết để tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động của Viện kiểm sát nhân

dân trong thi hành án dân sự” làm đề tài luận văn Thạc sỹ cao học Luật,

chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu:

- Hoàng Thế Anh (2015), “Giám sát thi hành án dân sự”, luận án Tiến

sĩ, Trường đại học quốc gia Hà Nội trong luận văn này tác giả đã cơ bản làm

rõ được cơ sở lý luận về công tác thi hành án dân sự và giám sát thi hành án

dân sự, đồng thời phân tích, làm rõ nhiệm vụ giám sát của các chủ thể liên

quan như: nhân dân, Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện

kiểm sát nhân dân cùng với thực trạng giám sát thi hành án dân sự ở Việt

Nam hiện nay. Mặc dù đề tài rất rộng, liên quan đến nhiều đối tượng nghiên

cứu nhưng luận án là tài liệu rất tốt cho tác giả nghiên cứu trong quá trình

thực hiện luận văn;

4

- Bùi Đức Long (2008), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác

kiểm sát thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, (01), tr. 21 - 26. Tác giả đã

nên lên một số vấn đề lý luận về thi hành án và kiểm sát thi hành án, kết quả

thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án dân sự và đưa ra một số giải pháp

chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác kiểm sát thi hành

án dân sự như: hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và kiểm sát thi hành

án dân sự, đổi mới tổ chức và hoạt động trong công tác kiểm sát thi hành án

nói chung kiểm sát thi hành án dân sự nói riêng và tăng cường cơ sở vật chất,

phương tiện, điều kiện cho công tác kiểm sát thi hành án dân sự.

- Vũ Hùng (2008), “Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động

kiểm sát thi hành án trong ngành Kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát, (10),

tr. 26 - 29. Tác giả đã nêu lên những nội dung trọng tâm về công tác quản lý,

chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự và thi hành án hình

sự, vai trò tham mưu của Vụ kiểm sát thi hành án, Phòng kiểm sát thi hành án

và đưa ra một số đề xuất như: sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật

về thi hành án, đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật, tạo thuận lợi cho các

ngành hữu quan thực hiện chức năng nhiệm vụ; lãnh đạo Vi ện kiểm sát các

cấp cần chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng thêm số lượng cán bộ làm

công tác kiểm sát thi hành án và kiện toàn lại hệ thống sổ sách, biểu mẫu

nghiệp vụ, thống kê, báo cáo cho phù hợp với thực tiễn.

- Trần Thị Nguyệt (2008), “Một số vấn đề về công tác quản lý, chỉ đạo

và tổ chức hoạt động kiểm sát thi hành bản án, quyết định dân sự”, Tạp chí

Kiểm sát, (10), tr.31-33. Tác giả đã nêu lên thực trạng hoạt động kiểm sát thi

hành án dân sự của Viện kiểm sát các cấp; việc phát hiện vi phạm và thực

hiện quyền kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát các cấp và những vướng

mắc, bất cập và những vấn đề cần chú ý trong công tác quản lý, chỉ đạo và tổ

chức hoạt động kiểm sát thi hành án dân sự.

- Nguyễn Hồng Sinh (2011), “Những khó khăn, vướng mắc trong công

tác kiểm sát việc bán đấu giá tài sản thi hành án”, Tạp chí Kiểm sát, (23), tr.

17-19. Tác giả đã nêu lên một số khó khăn trong công tác kiểm sát việc bán

5

đấu giá tài sản thi hành án như: chưa có quy định cơ quan thi hành án dân sự

phải có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết việc ký hợp

đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản thi hành án với Trung tâm bán đấu giá tài

sản, chưa có căn cứ pháp lý cụ thể để tiến hành kiểm sát hồ sơ và quá trình tổ

chức bán đấu giá tài sản. Từ đó, tác giả đã đề nghị Quốc hội và ngành kiểm

sát nhân dân cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

và ban hành quy chế về công tác kiểm sát thi hành án dân sự.

- Nguyễn Mạnh Hùng (2013), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng

kiểm sát việc thi hành án dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, (01), tr. 24 - 27. Tác giả

đã nêu lên một số kết quả đã đạt được, những hạn chế trong công tác kiểm sát

thi hành án dân sự. Qua đó tác giả đã đưa ra một số việc cần tập trung trong

thời gian tới như: tiếp tục quán triệt những nội dung của Luật thi hành án dân

sự và các văn bản hướng dẫn cho cán bộ làm công tác kiểm sát thi hành án

dân sự, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác, nhận thức đúng về vị trí tầm

quan trọng của công tác kiểm sát thi hành án dân sự, đề nghị xây dựng thông

tư liên tịch hướng dẫn luật thi hành án dân sự, đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số quy định tại Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 về thủ

tục thi hành án dân sự và Thông tư liên tịch số 14/2010/TTTL-BTP-VKSTC￾TATC ngày 26/7/2010 về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành

trong thi hành án dân sự.

Nhiệm vụ của tác giả tiếp tục làm sáng tỏ những quy định của luật thi

hành án dân sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong

công tác kiểm sát thi hành án dân sự. Đồng thời, nêu lên những nguyên nhân

dẫn đến hạn chế trong công tác kiểm sát để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện

pháp luật.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm:

- Làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và những quy định của pháp

luật về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự;

6

- Làm rõ thực trạng áp dụng quy định của của pháp luật về hoạt động

của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự, phân tích nguyên nhân

dẫn đến thực trạng và những khó khăn, vướng mắc trong công tác.

Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định của

pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của

Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự;

- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của của pháp luật về

hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự, nêu lên

những kết quả đạt được, những thiếu sót, hạn chế và những khó khăn, vướng

mắc trong công tác;

- Kiến nghị, đề xuất để xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật

về thi hành án dân sự và kiểm sát thi hành án dân sự.

4. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề

liên quan đến thi hành án dân sự; cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật

liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự,

cụ thể là quy định về vai trò, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân và thực

trạng thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân trong công tác thi hành án dân sự, tìm hiểu các nguyên nhân chủ

quan, khách quan dẫn đến tồn tại, thiếu sót trong công tác làm hạn chế đến

hiệu quả hoạt động của viện kiểm sát.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích để phân tích, làm rõ khái niệm thi hành án dân

sự và kiểm sát thi hành án dân sự, trong chương 1.

7

- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về các

quy định của pháp luật về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi

hành án dân sự từ trước đến nay, trong chương 1.

- Phương pháp phân tích để phân tích, tổng hợp viết về các quy định của

pháp luật thi hành án dân sự hiện hành, qua đó làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của

Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát thi hành án dân sự, trong chương 2.

- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và tổng hợp để phân tích

các quy định của pháp luật hiện hành, nêu lên những bất cập, tồn tại hoạt

động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự, để từ đó tác giả

tổng hợp, khái quát kết quả nghiên cứu làm cơ sở đưa ra một số đề xuất nhằm

hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành

án dân sự, trong chương 3.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản

về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án dân sự.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu,

học tập về kiểm sát thi hành án dân sự.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong thao tác

nghiệp vụ của cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án dân sự

nghiên cứu áp dụng trong thực tiễn.

Từ những khó khăn, vướng mắc chỉ ra tác giả đưa ra đề xuất hoàn thiện

pháp luật về kiểm sát thi hành án dân sự.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, mục lục, danh mục tài liệu

tham khảo và phần phụ lục, luận văn gồm có 03 chương sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động của Viện kiểm sát nhân

dân trong thi hành án dân sự.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!