Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoạt động của mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay
PREMIUM
Số trang
196
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1532

Hoạt động của mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN VĂN PHƢƠNG

HO¹T §éNG CñA MÆT TRËN Tæ QUèC X·, PH¦êNG,

THÞ TRÊN TØNH B¾C NINH TRONG THùC HIÖN

D¢N CHñ ë C¥ Së HIÖN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Hµ NéI - 2014

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN VĂN PHƢƠNG

HO¹T §éNG CñA MÆT TRËN Tæ QUèC X·, PH¦êNG,

THÞ TRÊN TØNH B¾C NINH TRONG THùC HIÖN

D¢N CHñ ë C¥ Së HIÖN NAY

Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nƣớc

Mã số : 62 31 02 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS Tô Xuân Sinh

2. TS Nguyễn Văn Dƣỡng

HÀ NỘI - 2014

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận

án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Phương

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 5

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ,

PHƢỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 28

1.1. Tỉnh Bắc Ninh và Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn

tỉnh Bắc Ninh 28

1.2. Dân chủ ở cơ sở và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã,

phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở

cơ sở 40

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA

MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN

TỈNH BẮC NINH TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở

CƠ SỞ 69

2.1. Thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường,

thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 69

2.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm hoạt động của Mặt trận Tổ

quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện

dân chủ ở cơ sở. 84

Chƣơng 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG

CƢỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC

XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN TỈNH BẮC NINH TRONG

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY 103

3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường hoạt động

của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh

trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay 103

3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của mặt

trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong

thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay 118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 156

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

158

159

169

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Ban chấp hành Trung ương BCHTW

2 Chính trị quốc gia CTQG

3 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH,HĐH

4 Hội đồng nhân dân HĐND

5 Mặt trận Tổ quốc MTTQ

6 Nhà xuất bản Nxb

7

8

Ủy ban nhân dân

Xã hội chủ nghĩa

UBND

XHCN

5

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu khái quát về luận án

Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ

Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII về xây dựng và thực hiện quy

chế dân chủ ở cơ sở; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Pháp lệnh thực hiện

dân chủ ở xã, phường, thị trấn, MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã nỗ

lực đổi mới tổ chức và hoạt động, góp phần tích cực vào xây dựng hệ thống

chính trị, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc

phòng. Tuy nhiên, so với yêu cầu của xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn

còn hình thức và nặng về hành chính, chưa sát dân. Vì vậy, đề tài luận án “Hoạt

động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện

dân chủ ở cơ sở hiện nay” góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực

tiễn; đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của MTTQ xã,

phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay.

Luận án dựa trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, kế thừa kết quả nghiên cứu

của một số công trình có liên quan đến đề tài luận án đã được công bố trong

những năm gần đây và kết quả khảo sát thực tế hoạt động của MTTQ ở các

xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ khi Chỉ

thị số 30 ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung

ương khoá VIII được ban hành đến nay.

Luận án gồm phần mở đầu, phần tổng quan, ba chương, kết luận, danh

mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án đã làm rõ tình hình nghiên cứu liên

quan đến đề tài, những vấn đề cơ bản về dân chủ và thực trạng hoạt động của

MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, đề

xuất yêu cầu và những giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động của MTTQ xã,

phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay.

6

2. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ cách

mạng lúc này đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải tiếp tục đẩy

mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền

làm chủ của nhân dân là động lực to lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng để thúc

đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, tạo nền tảng để

đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Ở nước ta, nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ xã hội không chỉ

thông qua Nhà nước mà còn thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng

Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội: Liên Đoàn Lao động Việt

Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp

Phụ nữ, Hội cựu Chiến binh,…trong đó MTTQ có vai trò to lớn trong phát

huy dân chủ, thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước. Đảng ta

khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở

chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp

khối đại đoàn kết toàn dân, góp sức xây dựng Nhà nước trong sạch, vững

mạnh; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các

cấp…, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống

của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước;

giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” [27-130].

Để thực hiện đề tài luận án: Hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn

tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, nghiên cứu sinh đã có gần 20

năm học tập, công tác tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Qua nghiên cứu các công

trình khoa học về thực hiện dân chủ ở cơ sở và kết quả hoạt động thực tiễn

của MTTQ, nghiên cứu sinh có nhiều trăn trở từ đó tích lũy kiến thức về hoạt

động của MTTQ và quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Bắc Ninh. Kết

hợp nghiên cứu lý luận và số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn hoạt động của

7

MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

làm luận cứ để nghiên cứu sinh thực hiện luận đề tài án này.

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống

khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Trong những năm qua, MTTQ xã, phường,

thị trấn tỉnh Bắc Ninh đã phát huy tốt vai trò của mình trong thực hiện dân

chủ ở cơ sở thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, giải quyết mối

quan hệ với cấp uỷ đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội. Nhờ

đó đã góp phần xây dựng được không khí dân chủ, cởi mở trong thực hiện

mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở cơ sở.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm nảy sinh nhiều mối

quan hệ mới giữa các giai tầng trong xã hội ở xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc

Ninh. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm được đưa vào cuộc sống,

khối đại đoàn kết toàn dân và mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân

ở địa phương chưa thật bền chặt và đang đứng trước những khó khăn mới. Việc

thực hiện nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp, thống nhất

hành động giữa các tổ chức thành viên của MTTQ có lúc mang tính hình thức.

Sự phối hợp hoạt động giữa MTTQ xã, phường, thị trấn với chính quyền còn

mang tính “hành chính hoá”. Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa cấp uỷ,

tổ chức cơ sở đảng với MTTQ xã, phường thị trấn vẫn còn những biểu hiện

lệch lạc. Không ít cấp uỷ chưa làm được điều mà Đảng quy định là: Đảng vừa

là tổ chức thành viên, vừa là người lãnh đạo MTTQ. Nhiều nơi cấp uỷ, tổ chức

đảng cơ sở còn có biểu hiện áp đặt một chiều, chưa thật sự tôn trọng tính tự

chủ, hoạt động tích cực, sáng tạo của MTTQ. Ở một số xã, phường, thị trấn,

MTTQ còn có biểu hiện coi nhẹ sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng. Ban công tác

Mặt trận ở cơ sở hoạt động có lúc chưa hiệu quả. Nhận thức của một bộ phận

nhân dân về các giá trị dân chủ XHCN còn có những biểu hiện lệch chuẩn. Chế

8

độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ MTTQ xã, phường, thị trấn chưa được

quan tâm đúng mức, kinh phí hoạt động của MTTQ còn khó khăn. Năng lực

của cán bộ mặt trận chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chức trách dẫn

đến hiệu quả hoạt động của MTTQ còn có những hạn chế nhất định. Những

điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của MTTQ xã, phường, thị

trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chính vì vậy nghiên cứu

“Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong

thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý

luận và thực tiễn.

3. Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận về dân chủ ở

cơ sở và thực tiễn hoạt động của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp

phần xây dựng MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh vững mạnh, tăng

cường hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ

sở hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Hoạt động của MTTQ xã

phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở .

* Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt

động của MTTQ trong thực hiện dân chủ ở 126 xã, phường, thị trấn, 105 khu

dân cư trong tỉnh Bắc Ninh từ ngày tái lập tỉnh đến nay. Các số liệu, tư liệu

phục vụ cho nghiên cứu từ 1998 đến nay.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

* Đóng góp mới của luận án: Luận giải khoa học và nêu ra quan niệm

về hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện

dân chủ ở cơ sở. Khái quát những kinh nghiệm bước đầu hoạt động của

MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

9

Đề xuất những nội dung, biện pháp cơ bản tiếp tục tăng cường hoạt động của

MTTQ xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

hiện nay.

* Ý nghĩa lý luận, thực tiễn:

Góp phần làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của

Đảng ta về nền dân chủ XHCN, về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực

hiện dân chủ ở cơ sở và vai trò hoạt động của MTTQ xã, phường, thị trấn

trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; làm rõ thực trạng của vấn đề này và đưa

ra luận chứng tính khả thi của các giải pháp cơ bản tăng cường hoạt động

của MTTQ xã, phường, thị trấn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp uỷ

xã, phường, thị trấn, trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò của

MTTQ trong thực hiện dân chủ ở cơ sở xã phường hiện nay.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu

ở các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức

chính trị - xã hội.

10

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến luận án

Ở Trung Quốc có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của các nhà

khoa học và quản lý, các nhà nghiên cứu lý luận, được dịch ra tiếng Việt,

xung quanh vấn đề xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và thực hiện dân

chủ ở nông thôn Trung Quốc. Công trình Quan điểm của giới lý luận Trung

Quốc về thực thi dân chủ trong hệ thống chính trị, do Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh dịch và xuất bản năm 2005 đã tập hợp, tổng thuật,

khái quát làm rõ quan điểm của các nhà lãnh đạo, cán bộ khoa học Trung

Quốc như: Ngô Bang Quốc - Chủ tịch Quốc Hội; Ôn Gia Bảo- Thủ tướng;

Giả Khánh Lâm - Chủ tịch Chính hiệp; Lý Trường Xuân - Trưởng Ban tuyên

truyền.... xung quanh vấn đề về xây dựng nền chính trị dân chủ XHCN và

thực hiện dân chủ ở nông thôn Trung Quốc trong thời kỳ cải cách. Trong đó

nổi lên một số quan điểm sau:

Về vấn đề dân chủ: Đa số các nhà lãnh đạo, nghiên cứu lý luận ở Trung

quốc đều đồng tình với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ và dân

chủ xã hội chủ nghĩa, cho rằng dân chủ là một phạm trù chính trị - xã hội

mang tính giai cấp sâu sắc. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ chính trị căn

bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là giai cấp vô sản và nhân dân lao động

nắm quyền lực tối cao quản lý Nhà nước”. Do vậy, để nhân dân thực hiện

quyền lực của mình phải cải cách thể chế chính trị, mở rộng dân chủ trong

Đảng và phát huy dân chủ nhân dân. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản

Trung Quốc, việc cải cách thể chế chính trị phải tập trung vào những vấn đề:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp trị. Dân chủ là giá trị nền tảng, động

lực cơ bản, pháp luật là tối thượng đối với quản lý Nhà nước. Cùng với pháp

luật phải có đạo đức bảo đảm. Dân chủ hoá đi đôi với pháp chế hoá. Phát huy

11

dân chủ trong sự thống nhất và chế định của pháp luật. Đồng thời phát huy vai

trò của các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là của Chính Hiệp để thực hiện

vai trò đồng thuận, hoà hợp, hoà giải, tự quản. Đảng Cộng sản Trung Quốc là

Đảng cầm quyền. Vì vậy, mở rộng dân chủ trong Đảng là nhân tố quyết định

của một nền chính trị dân chủ XHCN, thực hiện đầy đủ dân chủ của nhân dân.

Năm 2006 Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia đã dịch các bài

viết của Lý Thiết Ánh, Mã Linh Hỷ, bàn về dân chủ theo quan điểm của Đảng

Cộng sản Trung Quốc. Tài liệu này đã tổng quan những luận điểm và giải

pháp thực hiện dân chủ trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng Cộng sản

Trung Quốc. Đó là những vấn đề về thực hiện chế độ dân chủ, giám sát trong

Đảng, các giải pháp, con đường thực hiện dân chủ trong Đảng, trong hệ thống

các giải pháp đó, đã đề cập đến vai trò của nhân dân, các tổ chức chính trị - xã

hội đối với việc giám sát các hoạt động của đảng viên, công chức trong bộ

máy Nhà nước của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Trong sách, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái thù địch, bảo vệ

nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương

đã tổng thuật bài phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ

Cẩm Đào, ngày 25 tháng 6 năm 2007, tại Trường Đảng Trung ương Trung

Quốc. Theo Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào để phát triển nền dân chủ XHCN phải

kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, sự làm chủ của nhân

dân và lãnh đạo đất nước theo pháp luật, không ngừng thúc đẩy chế độ chính

trị XHCN phát triển và tự hoàn thiện. Tiếp tục mở rộng sự tham gia chính trị

có trật tự của công dân, làm phong phú hình thức dân chủ, mở rộng các kênh

dân chủ; thúc đẩy khoa học hoá, dân chủ hoá quyết sách, hoàn thiện hệ thống

hỗ trợ về thông tin và trí lực cho quyết sách; phát triển dân chủ cơ sở, bảo

đảm cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lợi dân chủ theo pháp luật.

12

Tài liệu về Một số vấn đề về Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc

của Học viện Chính trị đã nghiên cứu, khái quát những vấn đề lý luận về

CNXH của Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (10-2007). Theo tài liệu

này, quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về mở rộng dân chủ trong

Đảng, bao gồm các vấn đề: Thúc đẩy công khai công tác đảng, tăng độ công

khai của các tổ chức đảng, thực hiện các vấn đề lớn và quyết sách cần phải

tiến hành công khai thảo luận tự do và thống nhất trong Đảng. Xây dựng và

kiện toàn chế độ trách nhiệm của Uỷ ban Thường vụ, chế độ báo cáo và chế

độ giám sát trong Đảng. Từng bước mở rộng bầu cử dân chủ trực tiếp các

thành viên lãnh đạo của tổ chức đảng cấp xã (thôn), huyện (thành phố) và

phạm vi thí điểm bầu cử dân chủ gián tiếp hàng ngũ lãnh đạo cấp khu và

thành phố. Nghiên cứu tìm tòi và xây dựng thể chế vừa có lợi cho sự thống

nhất của Đảng vừa có lợi với việc hạn chế quyền lực trong Đảng.

Về mở rộng dân chủ cơ sở: Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định, để

mở rộng và thúc đẩy dân chủ toàn xã hội phải dựa vào dân chủ trong Đảng.

Mở rộng dân chủ cơ sở, bảo đảm quần chúng nhân dân trực tiếp thực hiện

quyền dân chủ và dựa vào pháp luật để quản lý công việc của chính mình là

thực tiễn rộng rãi nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đối với việc thực hiện

dân chủ ở nông thôn Trung Quốc, trên cơ sở tổng kết thực tiễn xây dựng nền

chính trị dân chủ sau cải cách mở cửa, giới lý luận Trung Quốc khẳng định:

xây dựng nền dân chủ XHCN ở nông thôn là việc xác lập và từng bước hoàn

thiện cơ chế bầu cử dân chủ ở cấp thôn, xã; mở rộng quyền tham gia có tổ

chức của nông dân vào đề cử, ứng cử trong chi bộ thôn, chính quyền xã; đẩy

mạnh thực hiện qui chế dân chủ ở nông thôn, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi

để nông dân tham gia trực tiếp vào quản lý, xây dựng chính quyền cơ sở…

Có thể thấy, những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn xây dựng nền

dân chủ XHCN, về dân chủ trong Đảng và dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có

13

nhiều nét tương đồng với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ

và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. Đó là các vấn đề về xây dựng

Nhà nước pháp quyền, Đảng Cộng sản cầm quyền, phát huy quyền làm chủ

của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia xây dựng nền dân chủ

XHCN. Riêng đối với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc vào

xây dựng và thực hiện dân chủ, ở Trung Quốc là tổ chức Chính Hiệp, ở Việt

Nam là Mặt Trận Tổ quốc. Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ở Trung Quốc là mô

hình tự quản, ở Việt Nam là Quy chế dân chủ. Đó là những tài liệu tham khảo

có giá trị, để tác giả luận án nghiên cứu vấn đề về mối quan hệ giữa sự lãnh

đạo của tổ chức Đảng, sự quản lý của chính quyền và hoạt động của các tổ

chức chính trị - xã hội, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng và thực hiện

dân chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Ninh.

Cuốn sách Dân chủ của đồng chí Gióc-giơ Mác-se Tổng bí thư Đảng

Cộng sản Pháp, do Nhà xuất bản Sự thật dịch và xuất bản năm 1992. Cuốn

sách đã đánh giá về tình hình thế giới, về phong trào cách mạng, về CNXH

thế giới về tình hình nước Pháp và cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp vì dân

chủ, tiến bộ xã hội và rút ra những kết luận về đường lối, chính sách của Đảng

Cộng sản Pháp. Tác giả cho rằng, CNTB, dân chủ tư sản không phải là một

giải pháp. Phải chống lại nó và tìm những sự lựa chọn khác, không phải là sự

lựa chọn tiền bạc mà là sự lựa chọn những con người. Về đường lối, chính

sách của Đảng Cộng sản Pháp tác giả chỉ rõ: Một từ nói lên đặc điểm của tất

cả các chính sách của Đảng Cộng sản là dân chủ. Đó là mục đích mà Đảng

theo đuổi và là phương tiện hoạt động của Đảng. Đó cũng là bí quyết hoạt

động của Đảng Cộng sản. Theo tác giả, dân chủ là sức mạnh, thế lực của nhân

dân. Nhân dân có sức mạnh xây dựng tương lai của chính mình. Chính nhân

dân là người làm ra lịch sử. Tất cả những gì đã được làm ra là vĩ đại ở Pháp,

đều là nhờ sức mạnh ấy. Như vậy, theo Gióc-giơ Mác-se dân chủ là quyền lực

14

của nhân dân, dân chủ khơi dậy và phát huy sức mạnh của nhân dân. Từ sự

sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, ông cho rằng, dân chủ XHCN cần

được đổi mới để có nhiều dân chủ hơn.

Nghiên cứu về mô hình thực hiện dân chủ ở một số nước phương Tây, có

bài của Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Đường [35]: Tổ chức quyền lực Nhà nước,

mối quan hệ giữa các đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư

bản, trong sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình

hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2008. Từ nghiên cứu những công trình

của Liên Xô trước đây và nước Nga thời kỳ hậu xô viết về dân chủ tư sản như:

Luật Nhà nước tư sản hiện đại - Những chế định cơ bản; Luật Nhà nước các

nước tư sản, tác giả Trần Ngọc Đường đã tổng quan làm rõ những vấn đề các

công trình trên bàn về hệ thống chính quyền nhà nước ở các nước tư bản; mối

quan hệ giữa đảng phái chính trị và cơ quan nhà nước ở các nước tư bản.

Trong mục bàn về chính quyền địa phương ở các nước tư bản, tác giả

đã phân tích tổ chức và hoạt động của cơ quan tự quản ở địa phương. Những

cơ quan này không thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước mà có chức năng,

nhiệm vụ giải quyết các công việc riêng. Cơ quan đại diện của địa phương do

dân cư địa phương bầu ra theo nhiệm kỳ. Nhân dân địa phương trực tiếp hoặc

gián tiếp thông qua bầu ra cơ quan chấp hành của cơ quan đại diện để tổ chức

thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện và hoạt động quản lý hành

chính ở địa phương và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương về các

hoạt động của mình.

Theo tác giả, đó là những đặc điểm chung, việc tổ chức chính quyền địa

phương và thực hiện dân chủ còn do đặc điểm của mỗi nước. Ở các nước Tây

Âu chức năng quản lý địa phương do hai cơ quan: cơ quan hành chính và cơ

quan tự quản thực hiện. Cơ quan hành chính do cấp trên bổ nhiệm hoặc do hội

đồng tự quản bầu ra vừa thực hiện các quyết định của cấp trên vừa thực hiện

các quyết định của hội đồng tự quản, còn hội đồng tự quản được quyết định

các vấn đề của địa phương. Ở đa số các nước Bắc Âu, Ấn Độ, Mỹ La tinh,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!