Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang-thực trạng và phương hướng đổi mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ THU DUYÊN
HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG –
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ THU DUYÊN
HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG –
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hành chính - Mã số: 60.38.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự
giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra
trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu
thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả
Đỗ Thị Thu Duyên
MỤC LỤC
trang
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH .................4
1.1. KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP TỈNH........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.................................................4
1.1.2. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và vai trò của nó ............................................................................................14
1.1.3. Tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản quy phạm pháp luật của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh ....................................................................................20
1.2. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH...................................................28
1.2.1. Khái niệm hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật .............28
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.....................................................................................31
1.2.3. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh...........................................................................................................34
Tiểu kết Chương 1
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................................................................44
2.1. LƯỢC SỬ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BAN
HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG ..............................................................................................44
2.1.1. Giai đoạn trước Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996
2.1.2. Từ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đến trước
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân năm 2004 ........................................................................................45
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG .....................47
2.2.1. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân
dân tỉnh Tiền Giang trên một số lĩnh vực ....................................................47
2.2.2. Thực trạng thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ..........................................................54
2.2.3. Những tồn tại chủ yếu của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ....................................................64
2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VÀ
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG...............................................68
2.3.1. Các kiến nghị hoàn thiện sự điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ..........68
2.3.2. Các kiến nghị hoàn thiện hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ....................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức hoạt
động trung tâm, quan trọng nhất của hoạt động hành chính. Vì thế, Nhà
nước ta đã rất quan tâm điều chỉnh vấn đề này. Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật được ban hành năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm
2002) (dưới đây gọi là: Luật BHVB 1996); Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được ban hành
năm 2004 (dưới đây gọi là: Luật BHVB HĐND và UBND 2004); năm
2008 Quốc hội đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(dưới đây gọi là: Luật BHVB 2008) thay thế Luật BHVB 1996. Các luật
này là cơ sở pháp lý cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
dần dần đi vào nền nếp. Theo Hiến pháp, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân và các luật này, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành văn
bản dưới hình thức quyết định và chỉ thị. Chúng là cơ sở pháp lý cho hoạt
động ban hành văn bản pháp luật của địa phương được quy củ, hệ thống
hơn, đáp ứng yêu cầu cần phải công khai minh bạch hóa quy định pháp luật
do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thực hiện chính sách, quy định của
Trung ương vào tình hình cụ thể ở địa phương.
Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang về cơ bản đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội tại địa phương. Tuy nhiên, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, hoạt động
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh cần phải được nâng cao chất
lượng hơn so với trước, hạn chế đến mức thấp nhất sai sót, tạo được sự
đồng thuận cao trong nhân dân, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn chồng
chéo trong hệ thống văn bản để đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành văn bản mới để thay thế những văn bản
có nội dung không còn phù hợp, đồng thời đề xuất ban hành những văn bản
quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực tại địa phương. Vì vậy cần có những cải tiến, điều chỉnh trong
hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời cần có sự quan
2
tâm từ các cấp có thẩm quyền về các nguồn lực phục vụ hoạt động ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
Từ tình hình trên, để đáp ứng yêu cầu công tác liên quan trực tiếp đến
hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh
tại Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang, tôi xin chọn đề tài “Hoạt động ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang - Thực
trạng và phương hướng đổi mới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
luật Khóa 10 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ một số cơ sở lý luận chung liên quan đến văn bản quy phạm
pháp luật, hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, thực tiễn hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, qua đó đánh giá thực trạng hoạt
động ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang và đề xuất phương hướng đổi mới hoạt động ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh đáp ứng yêu cầu văn bản quy
phạm pháp luật được ban hành luôn mang tính khả thi cao, phù hợp pháp
luật, là cơ sở pháp lý phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh trật tự xã hội
tại địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Lý luận chung về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực trạng điều chỉnh pháp luật hoạt động
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
thực trạng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang, phương hướng đổi mới.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thực tiễn 10 năm hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, trong thực trạng hoạt động ban hành
văn bản bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chú trọng đến một số
lĩnh vực pháp luật có phát sinh những vướng mắc trong quá trình ban hành
3
và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được viết dựa trên phương pháp luận Mác-Lênin: quan
điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật, quan
điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam.
Trong đề tài phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, …
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn sẽ là một đóng góp nhỏ cho lý luận về hoạt động ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Kết quả nghiên
cứu này sẽ góp phần cung cấp một số cơ sở thực tiễn để Ủy ban nhân dân
tỉnh Tiền Giang đề xuất trong việc góp phần hoàn thiện chế định hoạt động
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận, mục lục và danh
mục tài liệu tham khảo.
Nội dung của luận văn gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và một số kiến nghị hoàn thiện.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Để làm rõ khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trước hết cần tìm hiểu khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.
1.1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
1.1.1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật
1. Khái niệm quy phạm
Quy phạm theo tiếng Latinh là quy tắc, khuôn mẫu, là tri thức về hành
vi cần thiết trong những điều kiện xác định. Các thông tin chứa đựng trong
các quy phạm rất phong phú, nhưng có một trật tự hình thành nhất định 1
.
Theo từ Hán Việt phổ thông, quy phạm được hiểu là quy tắc xử sự, hay nói
cách khác là phương án hành vi là khuôn mẫu hành vi, điều được làm và
điều không được làm và làm như thế nào2
. Trong quá trình nhận thức và
hoạt động con người tích lũy dần tri thức và kinh nghiệm, hình thành các
quy tắc hành vi, nó chứa đựng sự thống nhất các nhân tố chủ quan và khách
quan. Phản ánh quy luật vận động của tự nhiên và xã hội, phản ánh sự phản
ứng của cá nhân hay một cộng đồng đối với tính quy luật đó, phụ thuộc vào
mục đích, kết quả, lợi ích và nhu cầu của chủ thể nhận thức. Ý chí thể hiện
trong quy phạm được hình thành dưới sự tác động của các quy luật khách
quan của đời sống xã hội hay của tự nhiên, đồng thời ảnh hưởng của lợi ích
và nhu cầu của chủ thể. Sự liên kết hai yếu tố đó quyết định nội dung và ý
chí của quy phạm. Quy phạm là phương tiện đăng tải các lượng thông tin
1
Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái. 1997. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Nhà xuất bản chính trị
quốc gia năm 1997, trang 375 2
Nguyễn Cửu Việt. “Trở lại khái niệm văn bản quy phạm pháp luật”. Tạp chí nghiên cứu lập pháp số
4/2007.
5
về những tình huống hợp lý của các hành vi xác định là một trong những
khả năng điều chỉnh hành vi của con người.3
Quy phạm có các đặc điểm là khuôn mẫu của hành vi, cách xử sự.
Quy phạm được hình thành trên cơ sở nhận thức về các quy luật khách
quan của sự vận động tự nhiên và xã hội, có nội dung phản ánh chức năng
điều chỉnh hành vi, quy phạm có cấu trúc xác định. Khi nói đến quy phạm
là nói đến khuôn mẫu của hành vi, cách xử sự. Nội dung của quy phạm
phản ánh chức năng điều chỉnh của hành vi, quy phạm có cấu trúc xác định.
Dựa trên tính chất nội dung của quy phạm, có hai loại quy phạm thể
hiện mối quan hệ giữa người với người và mối quan hệ giữa người với tự
nhiên, vì thế có hai loại quy phạm: quy phạm tự nhiên và quy phạm xã hội.
Quy phạm xã hội được hình thành trong quá trình phát triển xã hội dựa trên
nhận thức con người về các quy luật vận động của xã hội, quy phạm xã hội
điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội.
Quy phạm xã hội do chế độ kinh tế, xã hội quyết định, là kết quả của hoạt
động ý chí, ý thức của con người. Quy phạm xã hội là nguyên tắc hành vi
do con người tạo ra và để phục vụ trở lại cho xã hội.
Căn cứ vào phương thức hình thành và thực hiện các quy phạm, quy
phạm xã hội gồm có quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, quy phạm tổ
chức xã hội, quy phạm phong tục, tập quán.
- Quy phạm đạo đức là những quy tắc hành vi được hình thành trong
xã hội trên cơ sở quan niệm về đạo đức và con người tự giác thực hiện, quy
phạm đạo đức được thực hiện bởi lòng tin con người.
- Quy phạm phong tục, tập quán thì được hình thành lâu dài trong lịch
sử, trở thành thói quen của mọi người trong xã hội. Phong tục được hình
thành do trở thành thói quen xử sự của mọi người trong xã hội về một vấn
đề nào đó, trong một lĩnh vực nào đó và cũng chính vì việc xử sự theo thói
quen đó mà phong tục được thực hiện trong xã hội.
- Quy phạm của các tổ chức xã hội là quy tắc xử sự trong tổ chức xã
hội nhất định, do tổ chức đó ban hành, nó tồn tại và được thực hiện trong tổ
3
Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Nhà xuất bản chính
trị quốc gia. Năm 1997. Đã dẫn.