Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện về công tác quản lý lao động tại công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển kinh tế- xã hội và văn hoá của bất kỳ một quốc gia nào đều có
con đường đi riêng của mình. Một trong những nhân tố quan trọng đóng góp một phần
không nhỏ vào sự thành công của sự phát triển ấy, đó là yếu tố con người - một yếu tố
quyết định của lực lượng sản xuất. Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế xã hội
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mục tiêu của doanh nghiệp là đem lại hiệu quả kinh
tế xã hội trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn lao động quyết định mọi
thành công của Doanh nghiệp, do đó đòi hỏi phải nghiên cứu cách thức quản lý nó một
cách phù hợp để có thể phát huy được hết tối đa tiềm năng của nó. Người lao động được
sử dụng và quản lý tốt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, sẽ đem lại hiệu
quả kinh tế cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, đây cũng là
nền tảng để cho Doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và liên tục phát triển,
muốn làm được điều đó, Doanh nghiệp cần phải có nhiều biện pháp quản lý một cách
khoa học, phù hợp với định hướng phát triển của Doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây nói
riêng cũng như các Doanh nghiệp nói chung đã xây dựng được một chính sách Lao
động – Tiền lương hợp lý nhằm đảm bảo sự hài hoà về lợi ích kinh tế giữa Người lao
động và Doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công tác quản lý Lao động không những giúp cho Doanh nghiệp tính
và trả lương cho Người lao động được chính xác, kịp thời, phân bổ đúng Tiền lương vào
giá thành sản phẩm, đảm bảo đúng chế độ Tiền lương, BHXH, BHYT và các quyền lợi
khác đối với người lao động mà còn qua đó có tác dụng động viên khuyến khích người
lao động phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng
thời tạo cho doanh nghiệp một lợi thế trên thị trường về chi phí sản xuất, năng suất lao
động và khả năng cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý Lao
động, do đó em đã đi sâu tìm hiểu và chọn đề tài ”Hoàn thiện về công tác quản lý lao
động tại công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây”.
1
Qua đề tài này em hy vọng đóng góp một phần nhỏ trong việc quản lý Lao động
ở Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây hiện nay. Trong quá trình thực
tập tại Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây, em cũng như tất cả các sinh
viên đến thực tập tại đây, đều được Giám Đốc cũng như toàn thể Cô chú cùng Anh chị
trong Công ty nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt, nhất là về chuyên ngành kế toán. Đặc biệt
là sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Hà cùng giáo viên hướng dẫn Thầy Trần
Mạnh Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo được đúng hạn. Tuy nhiên với một đề tài
khá phức tạp cùng với thời gian thực tập có hạn, sự hiểu biết của bản thân chưa được
sâu rộng nên ít nhiều không thể không tránh khỏi những thiếu sót cũng như sự sai sót về
hình thức và nội dung kết cấu của chuyên đề.
Rất mong nhận được sự bổ sung của các thầy các cô, ban lãnh đạo và tập thể cán
bộ công nhân viên Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây, để chuyên đề
này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kết cấu bài viết bao gồm :
Phần một:
Một số vấn đề lý luận về quản lý lao động trong doanh nghiệp
Phần hai:
Thực trạng công tác quản lý lao động ở Công ty XD phát triển hạ tầng
và SXVLXD Hà Tây
Phần ba:
Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng lao động và quản lý lao động ở
Công ty XD phát triển hạ tầng và SXVLXD Hà Tây
Sinh viên thực hiện
2
Nguyễn Văn Hoàng
PHẦN MỘT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
TRONG DOANH NGHIỆP
I. Lao động và quản lý lao động trong doanh nghiệp
1. Khái niệm về lao động và quản lý lao động
* Khái niệm về lao động: Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người
nhằm tác động, biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu
hoạt động của con người. Trong mọi hoạt động của xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật
chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, là yếu tố cơ bản quyết
định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để lao động đạt hiệu quả tối đa đòi
hỏi phải thực hiện tốt công tác quản lý lao động.
* Khái niệm về quản lý lao động: Quản lý lao động là sự tác động liên tục, có tổ
chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên tập thể người lao động trong hệ thống, sử
dụng tốt nhất mọi tiềm năng của Xã hội nhằm đạt được những mục tiêu đề ra theo đúng
luật định và mục tiêu hiện hành.
Có thể hiểu theo một cách khác: Quản lý lao động là hoạt động của các bộ phận
quản lý tác động vào các bộ phận bị quản lý thông qua một hê thống những nguyên tắc,
phương pháp nhất định nhằm hướng bộ phận bị quản lý đạt được mục tiêu chung đề ra.
2. Những quan điểm về chính sách quản lý lao động trong doanh nghiệp
Việc tổ chức quản lý bộ máy doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác
quản lý lao động. Việc tổ chức sắp xếp, điều phối lực lượng lao động có khoa học hợp
lý hay không còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành nghề, quy mô sản xuất, đặc điểm kỹ thuật
của doanh nghiệp và việc tổ chức các phòng chức năng cũng như tổ chức bộ máy quản
trị doanh nghiệp.
Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều quan
trọng có ý nghĩa quyết định là xây dựng chính sách nhân lực. Việc định ra chính sách
3
này trước hết phải phụ thuộc vào quan niệm về yếu tố con người. Trong lĩnh vực này đã
từng có những trường phái khác nhau; Trên cơ sở đó đã nảy sinh tính cách cư xử với
con người theo những chính sách khác nhau và tất nhiên mang lại những hiệu quả khác
nhau. Mỗi trường phái đều có những ưu và nhược điểm trong quan điểm, chính sách,
nguyên tắc và biện pháp quản lý con người riêng. Tuy nhiên, có chỗ lại bổ sung cho
nhau. Nếu nghiên cứu kỹ từng trường phái, ta đều có thể khai thác, sử dụng vào quản lý
con người trong các doanh nghiệp ở Việt Nam được.
Dưới đây là ba trường phái chủ yếu:
Mỗi trường phái thường xây dựng các định đề, nhận định về bản chất con người
khi họ tham gia lao động. Trên cơ sở đó vạch ra chính sách quản lý con người.
Trường phái cổ điển ( tổ chức lao động khoa học)
- Người đứng đầu trường phái này là Federich Winslow Taylor ( 1856 – 1915),
một kỹ sư người Mỹ. Ngoài ra còn có H. Fayol, Gantt, Gilbreth và một số khác.
+ Định đề:
- Đa số con người, bản chất không muốn làm việc.
- Cái họ làm không quan trọng bằng cái họ kiếm được.
- Ít người có thể và muốn làm một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, tự quản lý và tự
kiểm tra.
+ Chính sách:
- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý là giám sát và kiểm soát thật chặt chẽ cấp
dưới.
- Nhà quản lý phải phân chia công việc thành các nguyên công ( bước công việc )
đơn giản và dễ học.
- Cần phải thiết lập các phương pháp và thói quen làm việc tỉ mỉ ; áp dụng các
phương pháp và thói quen đó một cách cứng rắn, cương quyết nhưng công bằng.
+ Ưu điểm :
- Đã đưa ra sự phân tích khoa học, tỉ mỉ mọi công việc.
4
- Trên cơ sơ đó, phân công lao động chặt chẽ, huấn luyện cho từng người thực
hiện các phương pháp lao động khoa học.
- Ấn định các mức lao động, các tiêu chuẩn công việc.
- Đưa ra cách trả công tương xứng với kết quả công việc ( tiền lương theo sản
phẩm ).
- Thiết lập một trật tự, một kỷ luật lao động nghiêm ngặt trong sản xuất v.v…
+ Nhược điểm:
- Không tin vào con người và đánh giá thấp con người ( cho con người bản chất
là lười biếng, không muốn làm việc)
- Vì không tin con người nên nhất thiết phải kiểm tra, kiểm soát họ từng giây,
từng phút.
- Buộc con người phải làm việc với cường độ lao động cao, liên tục, dẫn đến chỗ
chóng suy nhược cơ thể.
- Muốn hay không cũng xuất hiến sự chống đối giữa con người lao động với nhà
quản lý, với giới chủ.
Vì thế có người đã gọi trường phái này là trường phái “ coi con người chỉ có hai
cánh tay”. Muốn cho hai cánh tay con người làm việc không ngừng thì nhà quản lý “
hãy cài vào túi con người một cái ví tiền”. ( Cánh tay và ví tiền ).
+ Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái cổ điển ;
a) Thống nhất chỉ huy và điều khiển : một người cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh
của một người thủ trưởng.
b) Phân công lao động và chuyên môn hoá các chức năng. Mỗi chức năng đều
được huấn luyện, đào tạo theo hướng chuyên môn hoá.
c) Thực hiện sự phân chia những người trong doanh nghiệp ra làm hai bộ phận ;
một bộ phận làm công việc thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất… gồm các kỹ sư; một
bộ phận chuyên môn thực hiện công việc gồm những người công nhân.
d) Về mặt tổ chức cần có sơ đồ tổ chức, qui chế, văn bản tổ chức đối với một
doanh nghiệp.
5
e) Tập trung quyền lực ( điều khiển, chỉ huy ) cho cấp cao nhất của doanh
nghiệp, không phân tán quyền lực cho các cấp dưới. Làm như vậy sẽ ra quyết định
nhanh, đỡ tốn thời gian và phương tiện.
g) Tiêu chuẩn hoá và thống nhất các thủ tục ( về hành chính, về quản lý).
h) Thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm ngặt trong sản xuất.
i) Lợi ích bộ phận phụ thuộc vào lợ ích chung.
k) Công bằng, không thiên vị, khước từ mọi đặc quyền, đặc lợi.
l) Phân tích hợp lý, khoa học mọi công việc.
m) Nhà quản lý, các kỹ sư có nhiệm vụ tìm ra được con đường ( phương pháp )
tốt nhất để thực hiện công việc, rồi huấn luyện cho công nhân làm.
n) Ưu tiên cho nguyên tắc chuyên gia ; điều khiển doanh nghiệp là công việc của
các chuyên gia, đã được đào tạo ( kỹ sư, nhà kinh tế ).
Trường phái tâm lý-xã hội ( các mối quan hệ con người).
Thuộc trường phái này gồm có : Argyris, Mac Gregor, Likert, Lewin, Elton
Mayo, Rogers, Maslơw…
+ Định đề :
- Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng.
- Con người muốn hoà nhập với tập thể và được nhìn nhận như những con người.
- Những nhu cầu trên còn quan trọng hơn tiền. Nhà quản lý cần thấy điều đó nếu
muốn động viên, khuyến khích con người làm việc.
+ Chính sách:
- Nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản lý là làm sao cho mỗi người cảm thấy họ có
ích và quan trọng.
- Cần thông tin cho cấp dưới và lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ và kế
hoạch của nhà quản lý.
- Cần để cho cấp dưới một số quyền tự chủ và tự kiểm soát cá nhân đối với các
công việc sự vụ, quen thuộc.
+ Ưu điểm:
6
- Họ không coi con người là vô tri, vô giác đến mức chỉ là những công cụ. Trái
lại, họ thấy con người có những nhu cầu về tâm lý-xã hội.
- Con người làm việc không phải chỉ vì tiền mà còn để khẳng định mình có ích
và quan trọng đối với xã hội.
Vì thế, người ta nói, trường phái này nhìn nhận con người khác trường phái tổ
chức lao động khoa học. Họ bổ sung được một quan điểm quan trọng : “con người
không chỉ có hai cánh tay mà còn có trái tim”.
+ Một số nguyên tắc quản lý con người của trường phái tâm lý – xã hội :
a) Phân bớt quyền lực và trách nhiệm cho các cấp dưới ; đặc biệt khi quy mô sản
xuất đã lớn, nếu quá tập trung sẽ làm mất quyền chủ động, sáng tạo của cấp dưới và
gây tổn thất về thời gian.
b) Tìm kiếm sự tham gia, đóng góp của mọi người cấp dưới vào công việc
chung.
c) Đánh giá cao vai trò động viên của người quản lý, điều khiển.
d) Xây dựng các mối quan hệ dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau hơn là dựa trên
quyền lực.
e) Phát triển tinh thần trách nhiệm, tự kiểm tra.
g) Phát triển công việc theo tổ, đội ( một tập thể người ) Chú ý xây dựng các tập
thể này.
h) Tạo ra bầu không khí tốt tâm lý đẹp trong lao động ( đoàn kết, thân thiện,
tránh đố kỵ, ghen ghét nhau)
i) Chú trọng thông tin cho mọi người ; đồng thời nhà quản lý phải liên lạc thường
xuyên với con người ( hiểu họ nghĩ gì, cần gì, có khó khăn gì ).
k) Tạo ra sự gắn bó, sự hưởng ứng, sự đồng cảm giữa người và người.
l) Cần chú ý đến dư luận, đến các luồng tin tức trao đổi giữa những con người
trong doanh nghiệp để xử lý một cách khách quan và có lợi cho công việc chung.
7