Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng hóa tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LUẬN VĂN:
Hoàn thiện công tác xuất khẩu
hàng hóa tại Công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu rau quả I Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng xu thế toàn cầu
hoá đang giúp cho các quốc gia trên thế giới vượt qua giới hạn khoảng cách về địa lý, ngôn
ngữ phong tục tập quán để cùng tham gia vào hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế trong
mọi lĩnh vược kinh tế. Điều đó có nghĩa là hoạt động thương mại không chỉ bó hẹp trong
phạm vi biên giới của một quốc gia mà thực chất đã mang tính quốc tế rộng rãi.Vì vậy để
thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, mỗi nước đều không thể không quan tâm đầu tư
mở rộng và thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế thông qua hoạt động xuất nhập
khẩu(XNK)
Xuất khẩu từ lâu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế
đối ngoại , là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất khẩu để tăng
thu nhập ngoại tệ, phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu cung như tạo điều kiện cho phát triển hạ
tầng là mục tiêu quan trọng trong các chính sách thương mại. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX đã khẳng định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010: “Nhà
nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động xuất nhập
khẩu các mặt hàng mà pháp luật cho phép , bao gồm cả xuất nhập dịch vụ .Nhà nước
khuyến khích xuất khẩu nhất là các mặt hàng có lợi thế so sánh ….Tăng nhanh tổng kim
ngạch xuất khẩu , đảmt bảo nhập khẩu các vật tư thiết bị chủ yếu , có tác động đến sản
xuất kinh doanh.Tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh, tăng
thị phần ở các thị trường cũ , tiếp cận và mở rộng thị trường mới.
Mặc dù Nhà nước đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ xuất khẩu như vận hành quỹ hỗ
trợ xuất khẩu hay các biện pháp bảo lãnh tín dung xuất khẩu ,các doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu luôn đứng trước khó khăn , thử thách do sự biến động và cạnh tranh gay gắt
trên thị trường quốc tế và khu vực . Để đạt được hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh xuất
khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những công cụ quản lý hữu hiệu .Kế toán là bộ
phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý tài chính đó, có vai trò tích cực
trong việc quản lý, điều hành, kiểm soát các hoạt động kinh tế.Thông tin kế toán là căn cứ
quan trọng các đối tượng ở cả trong và ngoài doanh nghiệp đưa ra các quyết định , xây
dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh .Nền kinh tế thị trường càng phát triển,
yêu cầu quản lý càng cao, càng phức tạp đòi hỏi công tác kế toàn càng phải hoàn thiện
hơn.
Là một sinh viên khoa kế toán ,trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
trên về hoạt động xuất khẩu, cùng với kiến thức được học tại trường và qua thời gian thực
tập tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội với mong muốn góp phần nhỏ bé
nhằm hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng hoá em đã lụa chon đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình là “Hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng hóa tại Công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu rau quả I Hà Nội”
Luân văn của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 phần :
Phần I:Lý luận chung về hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu
Phần II::Thực trạng công tác kế toán tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau
quả I Hà Nội
Phần III: Đánh giá khái quát về tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu rau quả I Hà Nội
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Vị trí vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong nền kinh tế thị
trường.
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá hay dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu chế xuất
căn cứ vào các Nghị định thư ký kết giữa hai Chính Phủ hoặc ngoài Nghị định thư, thông
qua các hợp đồng kinh tế được ký giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với
nhau. Hàng hoá có thể là hàng hoá sản xuất trong nước hay hàng hoá tạm nhập tái xuất.
Kinh doanh xuất khẩu là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế, với chức năng lưu thông hàng hoá trong
nước và ngoài nước. Thông qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu mỗi nước tham gia vào
thị trường quốc tế thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trong quan hệ kinh tế
đối ngoại, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng rất lớn đến việc sản
xuất trong nước, là hoạt động mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước. Xuất
phát từ vị trí đó, vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế ở nước ta được
thể hiện trên những mặt sau:
- Xuất khẩu góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính quốc gia, đảm bảo sự cân
đối trong cán cân thanh toán và cán cân thương mại, giảm tình trạng nhập siêu.
- Xuất khẩu khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước, kích
thích các ngành kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Xuất khẩu làm cho sản xuất của quốc gia tăng lên thông qua mở rộng thị trường
quốc tế, góp phần tăng tích luỹ vốn, tăng thu nhập cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc và công nghệ hiện
đại nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Xuất khẩu có tác động đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho
nhân dân. Sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập
ổn định.
- Xuất khẩu tăng cường hợp tác giữa các nước, góp phần phát triển quan hệ đối
ngoại ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế; thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước: “Đa dạng hoá thị trường và
đa phương hoá quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác khu vực”.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu không chỉ đóng vai trò là hoạt động mũi nhọn trong
phát triển kinh tế mà còn trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội thông qua
thực hiện các mục tiêu chung về y tế, giáo dục, phúc lợi công cộng… Xuất phát từ vai trò
quan trọng của hoạt động xuất khẩu, nhà nước ta đã có những chủ trương kế hoặc khuyến
khích các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường
của mình ra nước ngoài.
1.1.2. Các trường hợp được coi là xuất khẩu hàng hoá.
Theo quy định, hàng hoá được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng bán cho doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, thanh toán
bằng ngoại tệ.
- Hàng bán cho khách nước ngoài hoặc Việt kiều thành toán bằng ngoại tệ.
- Các dịch vụ sửa chữa, bảo hành tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại
tệ.
- Hàng viện trợ ra nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà nước ký kết
với nước ngoài nhưng lại được thực hiện qua các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Hàng bán cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc bán cho doanh nghiệp trong
khu phi thuế quan.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện thông qua hợp đồng ngoại
thương ký kết giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau hoặc một bên trong hợp đồng
có trụ sở thuộc các khu chế xuất 100% vốn nước ngoài. Do vậy, không phải hoạt động
xuất khẩu nào hàng hoá cũng được xuất khẩu ra khỏi biên giới. Ngược lại, không phải
hành vi đưa hàng hoá ra khỏi biên giới Việt Nam đều là hoạt động xuất khẩu hàng hoá
như: đưa hàng hoá tham dự hội chợ triển lãm ở nước ngoài, các hoạt động viện trợ bằng
hàng hoá…
- Đặc điểm về thời gian lưu chuyển hàng hoá: Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất nhập
khẩu bao giờ cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh nội địa do phải
thực hiện hai giai đoạn là mua hàng ở thị trường trong nước và bán hàng cho thị trường
ngoài nước.
- Đặc điểm về tập quán, pháp luật: Người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau,
trình độ quản lý, phong tục tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương khác nhau. Vì
vậy, phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật
thương mại quốc tế.
- Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh xuất, nhập khẩu bao gồm nhiều loại,
xuất khẩu chủ yếu là những mặt hàng thuộc về thế mạnh trong nước. Hàng hoá xuất khẩu
đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng từng khu vực,
từng quốc gia, từng thời kỳ.
- Đặc điểm về thời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: điều kiện về mặt địa lý,
phương tiện chuyên chở, điều kiện thanh toán làm cho thời gian giao hàng và thời gian
thanh toán có khoảng cách khá xa nhau.
- Đặc điểm về phương thức thanh toán: trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, phương
thức thanh toán được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Ngoài ra các
doanh nghiệp còn có thể sử dụng các phương thức khác như phương thức chuyển tiền,
phương thức nhờ thu, phương thức ghi sổ hay mở tài khoản.
1.1.4. Các phương thức và hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.
1.1.4.1. Các phương thức xuất khẩu
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tiến hành xuất khẩu theo 2
phương thức: xuất khẩu theo nghị định thư và xuất khẩu ngoài nghị định thư.
Xuất khẩu theo nghị định thư:
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, các chính phủ đàm phán, ký kết với nhau bằng văn
bản, hiệp định, nghị định về trao đổi hàng hoá dịch vụ, và việc đàm phán ký kết này vừa
mang tính kinh tế, vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở nội dung đã ký kết, nhà nước xây
dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện. Theo cách này, nhà nước cấp
vốn, vật tư và các điều kiện khác để doanh nghiệp thay mặt nhà nước thực hiện những hợp
đồng cụ thể. Khi xuất khẩu, toàn bộ số ngoại tệ thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi
phí bằng ngoại tệ, đơn vị phương thức thanh toán phải nộp quỹ tiền tệ chung của nhà nước
thông qua các tài khoản của Bộ thương mại. Ở nước ta, phương thức này chủ yếu được áp
dụng trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây.
1.1.4.2. Các hình thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp:
Là hình thức mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có đủ khả năng tổ chức giao dịch,
đàm phán, ký kết hợp đồng, am hiểu đối tác, am hiểu thị trường cũng như mặt hàng xuất
khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp này thường có doanh số xuất khẩu lớn, có uy tín trên thị
trường quốc tế và có đội ngũ nhân viên thành thạo trong hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Xuất khẩu uỷ thác:
Là hình thức mà các doanh nghiệp, đơn vị được cấp giấy phép xuất nhập khẩu
không có điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu phải uỷ thác
cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành xuất nhập khẩu hộ
(đơn vị giao uỷ thác phải trả một khoản hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo tỷ lệ thoả
thuận trong hợp đồng) hoặc ngược lại, đơn vị được một đơn vị khác giao uỷ thác xuất nhập
khẩu một lô hàng mà đơn vị có đủ điều kiện xuất khẩu (doanh thu của đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu trong trường hợp này là số hoa hồng mà đơn vị được hưởng).
Hiện nay để tận dụng hết khả năng của mình, các doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu thường ký kết cả hai hình thức trên. Doanh nghiệp vừa tiến hành xuất khẩu trực tiếp,
vừa nhờ các đơn vị khác xuất khẩu hộ hoặc xuất khẩu hộ các đơn vị khác.
Các hình thức xuất khẩu trên chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng kinh tế, ngoài
ra còn có thể thực hiện theo hiệp định, nghị định của Chính Phủ.
1.1.5.Phương thức tính giá và ký kết điều khoản trong kinh doanh xuất khẩu
Giá bán hàng xuất khẩu được xác định chủ yếu theo 2 loại giá là giá FOB và giá
CIF.
Giá FOB
Là giá giao hàng tính đến khi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận chuyển tại cảng, ga,
biên giới nước người xuất khẩu. Như vậy giá FOB bao gồm giá thực tế của hàng hoá cộng
với khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá lên tàu. Mọi rủi ro tổn thất trong quá trình
vận chuyển không thuộc trách nhiệm của người bán, vật tư hàng hoá thuộc sở hữu của
người mua kể từ khi giao hàng xong lên phương tiện vận chuyển.
Do điều kiện nền kinh tế nước ta cũng như kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp nên giá FOB được sử dụng phổ biến hơn cả vì đảm bảo an toàn cho
người xuất khẩu, đồng thời người xuất khẩu tránh phải làm thủ tục phức tạp như thuê tàu,
ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên hạn chế của việc sử dụng giá FOB là chưa tạo điều
kiện cho các công ty vận tải và bảo hiểm trong nước.
Giá CIF
Theo giá CIF thì người bán sẽ giao hàng tại cảng, ga, biên giới của người mua. Mọi
rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển bên bán phải chịu trách nhiệm. Vật tư hàng hoá
chỉ chuyển sang người mua khi hàng hoá đã qua khỏi phạm vi phương tiện vận chuyển
của người bán.
Giá C&FOB
Là giá xuất khẩu bao gồm giá thực tế của hàng xuất cho đến khi hàng lên phương
tiện vận chuyển cộng với giá vận chuyển cho đến đích, phí bảo hiểm do người mua chịu.
Khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, dựa vào các điều khoản về cách thức quy định giá,
doanh nghiệp có thể áp dụng loại giá phù hợp và có lợi nhất. Một số loại giá thường sử
dụng khi ký kết hợp đồng xuất khẩu là:
- Giá cố định: Là giá được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi nếu
không có sự thoả thuận khác giữa các bên tham gia. Giá cố định được sử dụng phổ biến
trong ngoại thương nhất là đối với các mặt hàng có thời gian chế tạo ngắn ngày.
- Giá quy định sau: Là giá không được quy định khi ký kết hợp đồng và được hai
bên thoả thuận dựa trên những nguyên tắc nhất định vào một thời điểm nào đó sau khi ký
kết hợp đồng.
- Giá di động: Là giá được xác định lại sau khi giao nhận hàng trên cơ sở giá quy
định ban đầu có đề cấp tới những biến động về chi phí trong quá trình thực hiện.
- Giá linh hoạt: Là giá được quy định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng xem xét lại
nếu vào lúc giao hàng giá thị trường của mặt hàng đó có sự biến động tới một mức nhất
định.
1.1.6. Các phương thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu và nguyên tắc hạch toán
ngoại tệ
1.1.6.1. Các phương thức thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả
tiền, người mua, người nhập khẩu, người mắc nợ…) uỷ nhiệm cho ngân hàng phục vụ
mình trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định chuyển cho một người khác (người
bán, người xuất khẩu, chủ nợ…) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất
định.
Phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán mua bán hàng hoá, mà thường sử
dụng trong trường hợp trả tiền ứng trước, tiền hoa hồng, dịch vụ bởi việc trả tiền theo
phương thức này phụ thuộc vào chi phí của người mua, quyền lợi của người xuất khẩu
không đảm bảo.
Phương tiện thanh toán theo phương thức này thường là trả tiền bằng điện
(telegraphic transfer - T/T) hoặc bằng thư (mail transfer - M/T) thông qua ngân hàng trung
gian doanh nghiệp phải chi trả tiền thủ tục phí.
Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
Phương thức này, người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng
dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu nợ số tiền của
người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Các loại thanh toán nhờ thu gồm có:
- Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho
ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ
hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
Phương thức này hoàn toàn bất lợi cho người bán vì việc thanh toán hoàn toàn
không phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ
đóng vai trò trung gian đơn thuần. Vì vậy, chỉ nên áp dụng phương thức này khi hai bên
mua bán thực sự tin cậy lẫn nhau, hoặc dùng để thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa
hồng…
- Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ
vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo hối phiếu với điều kiện là nếu người mua trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền theo hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho
người mua để nhận hàng. So với nhờ thu phiếu trơn, việc nhờ thu kèm chứng từ đã đảm
bảo cho người bán trong vấn đề thu tiền hàng. Tuy nhiên, quyền lợi của người bán vẫn có
thể bị đe doạ nếu người mua không muốn nhận hàng và từ chối nhận chứng từ trong khi
hàng đã gửi đi rồi. Thời gian thu tiền còn quá chậm, vốn người bán bị ứ đọng.
Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits)
Là sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu
cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho
người thứ 3 (người được hưởng số tiển của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do
người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba xuất trình cho Ngân hàng
toàn bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất vì nó đảm bảo quyền lợi đồng thời
của hai bên mua và bán: người bán yên tâm khi xuất hàng ra sẽ thu được tiền còn người
mua yên tâm rằng chỉ thanh toán khi đã nhận được hàng.
1.1.6.2. Các nguyên tắc hạch toán ngoại tệ
Ngoại tệ là phương tiện thông dụng để các đơn vị xuất, nhập khẩu thực hiện các
thương vụ kinh doanh. Theo nguyên tắc chung, kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc
ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 – VAS 10
ban hành và công bố tại Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 105/2003/TT-BTC, ngày 04/11/2003. Những ảnh
hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái luôn chi phối độ lớn các chỉ tiêu kinh doanh xuất
nhập khẩu. Bởi vậy việc tuân thủ nguyên tắc ghi nhận các chỉ tiêu kinh doanh có gốc phát
sinh bằng ngoại tệ là cần thiết.
Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ được nêu rõ trong VAS
10 chủ yếu tại phần “Nội dung chuẩn mực” đoạn 07; 08; 09; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16…
Có thể khái quát các nguyên tắc chủ yếu sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá thực tế để ghi sổ - Nguyên tắc dùng tỉ
giá thực tế áp dụng cho các doanh nghiệp ít phát sinh ngoại tệ hoặc không dùng tỉ giá
hạch toán để ghi số. Khi đó nguyên tắc quy đổi ngoại tệ cho các nghiệp vụ phát sinh
được thực hiện theo tỷ giá thực tế liên ngân hàng được công bố tại thời điểm nghiệp vụ
phát sinh. Chênh lệch ngoại tệ được ghi thu, chi hoạt động tài chinh. Cuối năm điều
chỉnh các số dư chỉ tiêu theo gốc ngoại tệ, theo tỷ giá thực tế ngày cuối năm chênh lệch
tăng, giảm tỷ giá ngoại tệ sau khi bù trừ được ghi thu, chi tài chính trước khi khoá sổ kế
toán.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ - Nếu đơn vị áp
dụng tỷ giá hạch toán để ghi phán ánh các nghiệp vụ thu, chi, mua, bán, chuyển đổi tiền
tệ và thanh toán thì cần tuân thủ các quy định:
+ Đối với tiền ngoại tệ, nợ phải thu,nợ phải trả, nợ vay có gốc ngoại tệ khi phát sinh
được ghi sổ theo tỷ giá hạch toán.
+ Đối với doanh thu xuất khẩu, doanh thu nhập khẩu, chi phí ngoại tệ cho nhập
khẩu, cho xuất khẩu, các phụ phí chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra tiền Việt Nam đồng và