Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Sốp Cộp Tỉnh Sơn La
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1025

Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Sốp Cộp Tỉnh Sơn La

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÒ THỊ HÀ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ NGHÀNH: 8311010

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRỊNH QUANG THOẠI

Hà Nội, 2020

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn

trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và

pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020

Người cam đoan

Lò Thị Hà

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này tôi xin

bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:

Thầy giáo hướng dẫn: TS. Trịnh Quang Thọai.

Các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Lâm nghiệp chất đã chỉ bảo,

hướng dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.

Sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia đình, bạn bè đã

luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020

Học viên

Lò Thị Hà

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC THỰC

HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI..................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội................ 5

1.1.1. Một số khái niệm............................................................................... 5

1.1.2. Vai trò của chính sách an sinh xã hội ............................................ 13

1.1.3. Sự cần thiết của thực hiện chính sách an sinh xã hội .................... 14

1.1.4. Nội dung của công tác tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội. 15

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện chính sách an

sinh xã hội................................................................................................. 19

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội. 22

1.2.1. Một số nghiên cứu có liên quan đến hoàn thiện công tác tổ chức

thực hiện chính sách an sinh xã hội.......................................................... 22

1.2.2. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách sách an sinh xã hội của

một số địa phương tại Việt Nam............................................................... 24

1.2.3. Bài học rút ra cho huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La trong công tác tổ

chức thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.................. 29

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La .............................. 31

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên........................................................... 31

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội.................................................................. 37

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội42

iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 43

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................. 43

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 44

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 44

2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................. 45

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 46

3.1. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội

trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La .................................................... 46

3.1.1. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.................................... 46

3.1.2. Chính sách giảm nghèo .................................................................. 48

3.1.3. Chính sách đối với người có công với cách mạng ......................... 49

3.1.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách .... 51

3.1.5. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền chính sách ............................... 52

3.1.6. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách.................. 53

3.1.7. Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách ...................... 56

3.1.8. Thực trạng tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách ...................... 58

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện chính sách an

sinh xã hội trên địa bàn huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La ................................. 59

3.2.1. Nhận thức về công tác ASXH ......................................................... 59

3.2.2. Hệ thống văn bản chính sách về công tác ASXH ........................... 59

3.2.3. Khả năng của ngân sách ................................................................ 60

3.2.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH.......................... 60

3.3. Đánh giá chung về công tác tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội

trên địa bàn huyện Sốp Cộp......................................................................... 61

3.3.1. Kết quả đạt được............................................................................. 61

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 62

3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách an

sinh xã hội của huyện Sốp Cộp trong thời gian tới...................................... 67

v

3.4.1. Quan điểm chỉ đạo hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính

sách an sinh xã hội của huyện Sốp Cộp trong thời gian tới..................... 67

3.4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chính sách

an sinh xã hội của huyện Sốp Cộp trong thời gian tới............................. 70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

ASXH An sinh xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHXH Bảo hiểm xã hội

CSXH Chăm sóc xã hội

UBMTTQ Mặt trận tổ quốc

UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Sốp Cộp (năm 2019)...................... 35

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế ngành của huyện Sốp Cộp...................................... 37

Bảng 2.3. Dân số và lao động của huyện Sốp Cộp năm 2019 ........................ 40

Bảng 3.1. Số người tham gia BHXH .............................................................. 46

Bảng 3.2. Số người tham gia bảo hiểm y tế huyện Sốp Cộp .......................... 47

Bảng 3.3. Tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn

huyện từ năm 2017 đến năm 2019 .................................................................. 49

Bảng 3.4. Tình hình chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện năm

2019................................................................................................................. 51

Bảng 3.5. Kết quả phổ biến, tuyên truyền chính sách..................................... 52

Bảng 3.6. Đánh giá của người dân về công tác phổ biến, tuyên truyền chính

sách (n = 100).................................................................................................. 53

Bảng 3.7. Đánh giá của cán bộ về phân công, phối hợp thực hiện chính sách

(n = 30)............................................................................................................ 55

Bảng 3.8. Đánh giá của cán bộ về kiểm tra, giám sát (n = 30)....................... 57

Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến của đối tượng thụ hưởng về sự cần thiết của công

tác kiểm tra, giám sát ASXH........................................................................... 58

Bảng 3.10. Đánh giá của các đối tượng về sự cần thiết của tổ chức thực hiện

chính sách ASXH............................................................................................ 59

Bảng 3.11. Ngân sách dành cho công tác ASXH huyện Sốp Cộp.................. 60

Bảng 3.12. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH .............................. 61

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhằm góp

phần thực hiện mục tiêu phát triển con người, đảm bảo công bằng và tiến bộ

xã hội. An sinh xã hội là trách nhiệm của xã hội trong việc bảo vệ đối với các

thành viên của mình. Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và

xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, là chính sách để giảm nghèo, bảo đảm đời

sống của nhân dân, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần

giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng

cường quốc phòng, an ninh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây

dựng các chính sách xã hội vì mục tiêu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh”, trong thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành

nhiều văn bản để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách ưu đãi

người có công với cách mạng, nâng cao chất lượng.

Tuy vậy, thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện Sốp

Cộp vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: Một số quy định của pháp luật về

BHXH, BHYT chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ, chế tài xử lý vi phạm cũng bất

cập, ý thức chấp hành của một số doanh nghiệp còn hạn chế, vì vậy việc thực

hiện chỉ tiêu kế hoạch thu, giảm nợ đọng và phát triển đối tượng hết sức khó

khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng của một số trạm y tế đã được

đầu tư nhưng còn thiếu; trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn

chế, việc cấp thẻ BHYT chưa kịp thời do thủ tục còn rườm rà, những người

nghèo đa phần ở nông thôn và ở nơi xa xôi, nên dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở còn

hạn chế, trang thiết bị và nguồn nhân lực tay nghề chưa cao, vì vậy mà chất

lượng khám chữa bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng và trốn

tránh tham gia BHXH của các đơn vị sử dụng lao động còn lớn.

Việc điều hành kế hoạch và lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội

với giảm nghèo còn lúng túng; số hộ thoát nghèo nhanh nhưng chưa bền vững,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!