Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty tnhh nhà nước một thành viên dệt 19-5 hà nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành dệt may Việt Nam là một trong số ít những ngành có tỷ lệ tăng trưởng
ổn định qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2006 đạt
đến con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005; năm 2007 đạt 7,5
tỷ USD, tăng trưởng 27% so với năm 2006.. Từ cuối năm 2006, Chính phủ đã có
nhiều nỗ lực cải thiện cơ cấu hành chính cho xuất khẩu trở nên linh hoạt và minh
bạch hơn để giúp các công ty dệt may Việt Nam có thêm nhiều khách hàng . Tương
lai của ngành dệt may rất khả quan khi ngành này liên tục ở trong nhóm những
ngành có doanh thu xuất khẩu tăng cao nhất., lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào top
10 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dệt may. Ngành Dệt - May đã phát triển
thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam, mũi
xuất khẩu chủ lực. Một mặt, dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, qua đó giúp
giải quyết hiệu quả công ăn việc làm. Mặt khác, ngành này cũng đã đem lại nhiều
ngoại tệ cho đất nước.
Trong thị trường cạnh tranh toàn cầu thì việc thu hút và giữ nhân tài là yếu tố
quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Nếu làm một bài toán kinh tế thì chi
phí cho việc giữ chân người lao động sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc phải tuyển
dụng, đào tạo người mới. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú ý đến việc tuyển dụng mà
không quan tâm đến chính sách tốt cho người lao động sẽ thất bại trong kinh doanh.
Công tác thù lao lao động với mục tiêu cơ bản là thu hút được những người lao
động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, gìn giữ và động viên họ thực
hiện công việc tốt hơn. Thù lao lao động có ảnh hưởng rất lớn đến sự thực hiện
công việc của người lao động, chất lượng sản phẩm, và hiệu quả hoạt động của tổ
chức. Chính vì vậy trước tình hình thị trường lao động đang có những thay đổi lớn,
nhiều doanh nghiệp mới ra đời, cũng như sự mở rộng quy mô của doanh nghiệp cũ.
Người lao động với nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn, điều đó đặt doanh
nghiệp trong tình trạng phải ra sức giữ chân những người lao động giỏi, có tay nghề
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
1
Luận văn tốt nghiệp
để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Do đó công tác
thù lao lao động được tổ chức hợp lý, khoa học không chỉ đem lại lợi ích cho người
lao động; như sự hợp lý trong việc trả lương, trả thưởng, một chế độ phúc lợi tốt,
một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều cơ hội thăng tiến … sẽ là động
lực thúc đẩy người lao động gắn bó với công việc. Đồng thời còn giúp công ty
hoạt động có hiệu quả hơn như tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí đào tạo mới …
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thù lao lao động, sau khi thực tập tại
công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội, tìm hiểu
tổng quan về của công ty, về công tác thù lao của công ty, em đã chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước một thành
viên Dệt 19-5 Hà Nội” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Em hy vọng
qua chuyên đề này sẽ nghiên cứu sâu hơn về công tác thù lao của công ty và đưa ra
một số giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn nữa công tác thù lao lao động
của công ty. Nội dung chuyên đề bao gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt
19-5 Hà Nội.
Chương 2:Thực trạng công tác thù lao lao động tại công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thù lao lao động tại
công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
2
Luận văn tốt nghiệp
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Dệt 19-5 Hà nội
I. Khái quát về công ty TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà nội
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt 19/5
Công ty được thành lập từ 1959 được đổi tên và điều chỉnh nhiệm vụ như
hiện nay theo quyết định số 3128 QĐ/UB ngày 15/12/1992 và QĐ số 2555/QĐUB ngày 08/07/1993 của UBND thành phố Hà Nội. QĐ số 2903 QĐ /5 Hà nội
thuộc Sở Công nghiệp triển khai chuyển đổi sang công ty TNHH nhà nước một
thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
- Tên đầy đủ tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành
viên Dệt 19/5 Hà nội
- Tên giao dịch tiếng việt: Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi May 19 Textile Company
- Tên viết tắt: HATEXCO
- Trụ sở chính tại: 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh xuân, Hà nội
Công ty ra đời trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp (1959 – 1960). Tiền
thân của công ty là một cơ sở được hợp nhất từ một số cơ sở tư nhân như: công
ty Việt Thắng, Hòa Bình, Tây Hồ. Tính đến nay, công ty đã có gần 50 năm
trưởng thành và phát triển, cùng với những thay đổi không ngừng về mọi mặt
của đất nước. Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển:
1.1 Giai đoạn từ 1960 đến 1973
Đây là giai đoạn công ty hợp doanh một số công ty tư nhân và đã được
Thành phố Hà nội công nhận là xí nghiệp quốc doanh dệt 8/5. Ngày đầu thành
lập Nhà máy có cơ sở số 4 ngõ 1 Hàng Chuối Hà Nội. Trong thời kỳ này nhiệm
vụ sản xuất của Nhà máy chủ yếu là thực hiện làm gia công cho nhà nước, phục
vụ thời kỳ xây dựng CNXH (thực hiện kế hoạch 5 năm của đất nước. Sản phẩm
chủ yếu là dệt bít tất và các loại vải: Kaki, phin kẻ, Pôpơlin, khăn mặt… theo chỉ
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
3
Luận văn tốt nghiệp
tiêu của nhà nước, phục vụ cho quốc phòng và bảo hộ lao động… Sản lượng xí
nghiệp tiêu thụ mỗi năm tăng dần từ 10% đến 15% hàng năm. Số lượng công
nhân viên thời kì này là 247 người. Dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc
cũ lạc hậu, quy mô nhỏ.
Năm 1964, đất nước có chiến tranh, thực hiên chủ trương của Đảng xí nghiệp
chuyển sang sản xuất thời chiến “ vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Một bộ phận
của xí nghiệp phải sơ tán về thôn Văn – xã Thanh Liệt – huyện Thanh Trì
chuyên làm nhiệm se sợi và dệt vải bạt. Xí nghiệp xin nhà nước cho nhập thêm
50 máy dệt Trung Quốc mới đưa vào sản xuất.
Năm 1967, thành phố quyết định tách bộ phận dệt bít tất của xí nghiệp thành
xí nghiệp dệt kim Hà Nội. Chính vì vậy, nhiệm vụ sản xuất chính của xí nghiệp
dệt 8/5 Hà nội lúc này chỉ dệt vải bạt các loại.
1.2. Giai đoạn 1973 – 1988
Doanh nghiệp đổi tên thành xí nghiệp dệt bạt Hà Nội. Thời kỳ này doanh
nghiệp vẫn nằm trong sự bao cấp của Nhà nước, sản xuất và tiêu thụ mặt hàng
của mình một cách ổn định, nhiệm vụ cung cấp vải cho bộ đội và các ngành kinh
tế khác.
Năm 1980, xí nghiệp được duyệt luận chứng kinh tế xây dựng cơ sở mới ở
Nhân chính, Thanh Xuân và là cơ sở chính hiện nay với tổng diện tích mặt bằng
4.5 ha. Quá trình xây dựng cơ bản bắt đầu từ năm 1981 đến 1985 thì hoàn thành
và đi vào hoạt động. Cũng thời gian này, xí nghiệp đã đầu tư 100 máy dệt Tiệp,
nhu cầu sản xuất tăng, tiêu thụ hàng năm của xí nghiệp tăng từ 1,8 triệu mét lên
2,7 triệu mét vải. Xí nghiệp đã đào tạo thêm công nhân, đưa tổng số cán bộ
công nhân viên lên 1256 người, số máy thực tế đưa vào sản xuất là 209 máy.
Năm 1982, một vinh dự lớn đến với xí nghiệp là được UBND Thành phố
quyết định xí nghiệp được vinh dự mang tên ngày sinh nhật bác “Nhà máy Dệt
19-5 Hà Nội”.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
4
Luận văn tốt nghiệp
1.3 Giai đoạn từ 1989 đến nay
Đây là thời kỳ đất nước chúng ta chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ bao
cấp sang kinh tế thị trường. Nhà máy thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ
về tài chính, làm các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Có thể nói đây là thời kỳ khó
khăn nhất của nhà máy. Nhà máy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trước cơ chế thị
trường. Tuy nhiên dần dần nhà máy đã thích ứng được với cơ chế kinh tế mới.
Nhu cầu vài bạt, sản lượng tiêu thụ của nhà máy chỉ còn 1 triệu mét/năm.
Đứng trước tình hình này, doanh nghiệp đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản
lý, bộ phận sản xuất, đa dạng hóa kinh doanh các mặt hàng mới và chủ động
trong việc chào hàng, tìm bạn hàng. Bên cạch đó, nhà máy tăng cường tìm kiếm
thị trường tiêu thụ và làm nghĩa vụ với nhà nước.
Cũng trong thời kỳ này, theo hiệp định ký với Liên Xô, nhà máy được cung
cấp dây chuyền dệt kim để sản xuất quần áo, sản phẩm sản xuất ra sẽ được bao
tiêu, xong không bao lâu thời kỳ này Liên Xô tan rã, máy móc thiết bị nhập về
chưa hoàn chỉnh thì nguồn bao tiêu lại không còn. Trước tình hình đó, nhà máy
đã đầu tư mua thiết bị Nam Triều Tiên, Nhật Bản để hoàn thiện dây chuyền sản
xuất và tìm nguồn tiêu thụ mới.
Năm 1993, chuyển sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước và đổi
tên thành “Công ty Dệt 19-5 Hà Nội”. Đây là một sự thuận lợi cho sự phát triển
của nhà máy, đồng thời mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp xúc với thị trong nước
và quốc tế.
Để thích nghi với cơ chế thị trường, Công ty Dệt 19-5 Hà Nội chủ động đi
tìm đối tác liên doanh để giải quyết khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm.
Doanh nghiệp đã liên doanh với một số công ty của singapore, góp một phần
nhà sản xuất ở Nhân Chính, chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất hàng dệt kim
và hơn 1/2 số lao động sang Liên doanh. Đến nay hơn 10 năm hoạt động sản
xuất, liên doanh đã ngày càng lớn mạnh và đã nộp lãi về cho công ty, giải quyết
được việc làm cho 500 lao động.
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
5
Luận văn tốt nghiệp
Từ năm 1994 đến năm 1997, công ty được cấp trên đầu tư thêm 1,7 tỳ đồng.
Công ty đã đào tạo thêm 100 lao động mới, đảm bảo việc làm đầy đủ, ồn định
cho nguồi lao động.
Năm 1998, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất sợi tự cung cấp cho ngành
dệt của công ty và một phần để kinh doanh. Đến nay công ty đã có một xưởng
nhà máy Sợi hiện đại, đạt 1500 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng.
Năm 2003 Công ty đã cho ra đời một phân xườngnhà máy may với công suất
là 500.000 sản phẩm/năm.
Năm 2004 CCông ty đã thành lập một phân xưởngnhà máy may- t Thêu
với công suất 600..000..000 mũi/năm.
Năm 2005 Công ty đã đầu tư thêm 1 dây chuyền dệt vải chất lượng cao với
công suất 3 triệu mét/năm tại khu công nghiệp đồng văn tỉnh Hà Nam.
Đến tháng 9/2005 Công ty Dệt 19-5 Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty
trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội. Như vậy là: Để
thích ứng với cơ chế mới, Công ty là một trong những doanh nghiệp đã tìm được
hướng đi đúng cho mình, đứng vững và tiếp tục tồn tại phát triển vững mạnh
như ngày hôm nay. Công ty đã liên tiếp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh,
thực hiện trả lương khoán sản phẩm từ phân xưởng đến người lao động, tinh
giảm bộ máy quản lý, sử dụng đội ngũ công nhân viên có chất lượng cao, tích
cực tìm khách hàng mới, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm từ: Doanh
thu năm 2005 đạt 105 tỷ đồng và số lượng lao động của công ty là 810 lao động
đến năm 2007 doanh thu lên tới 170 170 tỷ đồng. Song song với sự phát triển về
sản xuất, công ty còn chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho người lao động,
thu nhập bình quân cho một người lao động đạt năm sau cao hơn năm trước…
chăm lo bữa ăn giữa ca, ca sáng, ca 3 cho người lao động đạt chất lượng cao,
chăm lo tốt sức khỏe cho cán bộ công nhân viên (CB – CNV); hàng năm khám
sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp và giải quyết cho 100% CB –
CNV đi nghỉ mát; tặng quà sinh nhật cho CB – CNV (theo cùng một tháng
sinh); trang bị nhu cầu cần thiết cho lao động nữ; làm tốt công tác đền ơn đáp
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
6
Luận văn tốt nghiệp
nghĩa (chăm lo cho gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình CB – CNV có khó
khăn, quyên góp tiền để xây dựng nhà tình nghĩa cho bà mẹ Việt Nam anh hùng,
giúp đỡ trẻ em nghèo ở trại trẻ mồ côi Hà Cầu); và nhiều hoạt động xã hội khác
như tổ chức tuyên dương tặng thưởng quà cho con CB – CNV đạt học sinh giỏi,
tổ chức vui tết trung thu, tặng quà ngày 1/6 cho con CB – CNV; tổ chức phong
trào văn nghệ, thể dục thể thao trong CB – CNV, đã đạt được nhiều giải về:
Chạy, cầu lông, bóng bàn …
Sau hơn 45 năm hoạt động, công ty đã được tặng thưởng 1 huân chương lao
động hạng nhất, 1 huân chương lao động hạng nhì 1 huân chương lao động hạng
ba, 1 huân chương chiến công hạng ba. Đảng bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc.
Công đoàn công ty nhiều năm liền được Liên đoàn lao động thành phố Hà nội
tặng cờ và danh hiệu đơn vị có hoạt động Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Đoàn
thanh niên cộng sản HCM công ty đạt danh hiệu vững mạnh. Hệ thống quản lý
chất lượng của công ty đã được tổ chức QMS cấp chứng chỉ ISO 9002 và đang
triển khai TQM và ISO 14000, triển khai SA 8000. Sản phẩm của công ty đạt
nhiều giải vàng, giải bạc tại hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Sản phẩm chủ yếu của công ty là vải bạt các loại phục vụ cho các ngành kinh
tế trong nước. Trong thời kỳ bao cấp, chức năng nhiệm vụ cơ bản của công ty là
sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước đã lên kế hoạch. Thực chất của sản
xuất là sản xuất theo kế hoạch chỉ định, nhà nước cấp vốn đầu tư trang thiết bị
máy móc, công ty quản lý sản xuất thu gom sản phẩm và tiêu thụ cho các nhà
máy trong nước. Sản phẩm vải của công ty là nguyên liệu đầu vào cho các công
ty giày, phục vụ trong quốc phòng là chủ yếu. Việc thực hiện hạch toán kinh tế
phải theo các chỉ tiêu tài chính. Nhà nước bắt buộc thực hiện theo nguyên tắc tài
chính mà nhà nước đưa ra, lãi nộp ngân sách nhà nước, lỗ nhà nước bù đắp.
Nhưng từ khi chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công ty trở thành đơn vị
kinh tế độc lập, tự hạch toán, tự quyết định sản xuất kinh doanh, tự tìm thị
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
7
Luận văn tốt nghiệp
trường tiêu thụ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công
ty mình. Chức năng sản xuất của công ty được hiểu theo một góc độ kinh tế
khác. Thực chất, sản xuất không để phân phối cho các đơn vị theo chỉ tiêu mà
sản xuất để có doanh thu, có lãi, và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước.
Điều này có nghĩa là phải làm tốt chính sách, kế hoạch, hướng dẫn của nhà
nước, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác
với cơ quan quản lý Nhà Nước. Với chức năng nhiệm vụ của mình, công ty
TNHH NN MTV Dệt 19-5 Hà Nội ngày càng hoàn thiện hơn nữa, đóng góp tích
cực trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nâng
cao đời sống cho người lao động, dần hòa nhập vào sự phát triển chung của nền
kinh tế đất nước, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
II . Đặc điểm chủ yếu của công ty Dệt 19-5 Hà Nội trong hoạt động sản
xuất kinh doanh
1. 2.1. Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh
Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà nội là
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký
và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
TNHH Nhà nước một thành viên được ủy ban nhà nước phê duyệt.
Chủ sở hữu : Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đại diện được ủy quyền của chủ sở hữu: UBND thành phố Hà Nội – 79 Đinh
Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Lúc mới thành lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là chuyên
sản xuất vải bạt phục vụ cho ngành bảo hộ lao động, da giầy, … thời gian đó
máy móc của công ty chủ yếu là lạc hậu, được sáp nhập của các cơ sở sản xuất
tư nhân trong thời kỳ cải tạo công thương nghiệp. Theo giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh số 108747 do thành phố Hà Nội cấp ngày 28/7/1993 ngành nghề
kinh doanh của công ty gồm:
- Hàng dệt thoi
Võ Thị Hương QTKD tổng hợp 46B
8