Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMCP : Thương mại cổ phẩn
NHNT: Ngân hàng Ngoại thương
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VCB : Vietcombank
CBTĐ : Cán bộ thẩm định
CP : Chi phí
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHXH : Bảo hiểm xã hội
TSCĐ : Tài sản cố định
XD : Xây dựng
LĐ : Lưu động
HSMT: Hồ sơ mời thầu
HSDT : Hồ sơ dự thầu
TDNN: Tín dụng nhà nước
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Sơ đồ hệ thống tổ chức
Sơ đồ 2. Quy trình thẩm định dự án vay vốn
Sơ đồ 3. Quy trình thẩm định tài chính dự án vay vốn
Biểu đồ 1. Biểu đồ tăng trưởng vốn đầu tư huy động
Biểu đồ 2. Biểu đồ tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng
Biểu đồ 3. Số lượng dự án được thẩm định
Biểu đồ 4. Số lượng dự án thẩm định được cho vay vốn
Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNT Bắc Ninh.
Bảng 1.2. Tổng dư nợ tín dụng tại Chi nhánh NHNT Bắc Ninh.
Bảng 1.3: Tình hình thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bảng 1.4. Các chỉ số tài chính cơ bản
Bảng 2.1. Bảng tính doanh thu của dự án
Bảng 2.2. Bảng tính chi phí hoạt động của dự án
Bảng 2.3. Bảng tính chi phí khấu hao của dự án
Bảng 2.4. Bảng tính chi phí lãi vay
Bảng 2.5. Bảng tính dòng tiền của dự án
Bảng 2.6. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 2.7. Bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án
Bảng 2.8. Bảng tính độ nhạy của dự án
PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Bảng 1. Danh mục các công trình xây dựng
Bảng 2. Danh mục các thiết bị máy móc đầu tư
Bảng 3. Cơ cấu đầu tư và nguồn vốn huy động
Bảng 4. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư
Bảng 5. Bảng tính chi phí tổng hợp của dự án
Bảng 6. Bảng tính chi phí khấu hao của dự án
Bảng 7. Doanh thu hàng năm của dự án
Bảng 8. Bảng tính hiệu quả kinh tế của dự án
Bảng 9: Bảng phân tích độ nhạy của dự án
Bảng 10. Bảng kế hoạch trả nợ vốn vay.
MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và hội nhập thế giới, đặc biệt nước ta
vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc thế WTO. Đây là sự kiện đánh dấu một bước đi
lớn của nền kinh tế Việt Nam, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội và thách thức mới, kỳ
vọng vào một bước phát triển mới. Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ đó phải kể đến
hệ thống NHTM, nó là một mắt xích quan trọng, là kênh huy động vốn hết sức hữu hiệu
cho nền kinh tế. Đồng thời các ngân hàng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc
kích thích cũng như hạn chế các khoản đầu tư trong nền kinh tế.
Đối với ngân hàng, tài trợ dự án là hoạt động chủ yếu và quan trọng vì nó thường
mang lại lợi nhuận cao song cũng chứa đựng nhiều rủi ro, gây thiệt hại nặng nề (bởi đặc
điểm của các dự án đầu tư thường có quy mô vốn lớn, thời gian dài…). Do đó, trước khi
được thực hiện thì các dự án đầu tư được lập và thẩm định rất kỹ càng để giảm thiểu rủi
ro. Thẩm định tài chính dự án đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định xem
dự án ấy có được đầu tư hay không và nó quyết định đến hoạt động kinh doanh của cả
hệ thống ngân hàng. Vì vậy, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đang luôn được
chú trọng nâng cao chất lượng và ngày một hoàn thiện tại ngân hàng TMCP Ngoại
thương Bắc Ninh nói riêng và trong toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam nói chung.
Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam, Vietcombank
cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển và thành tựu chung của đất
nước. Với hoạt động chuyên nghiệp trong công tác thẩm định, Vietcombank đã tài trợ
thành công cho nhiều dự án lớn và có uy tín trên khắp đất nước Việt Nam. Qua thời gian
thực tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Bắc Ninh, dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình của các cô chú và anh chị trong ngân hàng em đã hiểu được rõ hơn về hoạt
động thẩm định trong ngân hàng và chọn đề tài:” Hoàn thiện công tác thẩm định tài
chính dự án đầu tư vay vốn ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh
Bắc Ninh”. Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài viết của em được chia
làm hai chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại chi
nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Ninh.
2
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự
án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Ninh.
Với chuyên đề này, em hy vọng đóng góp được một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn
nữa công tác thẩm định tài chính. Tuy nhiên, do còn hạn chế về mặt kiến thức và khả
năng thu thập tài liệu nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo. Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ
trong ngân hàng nói chung và các cán bộ phòng Quan hệ khách tại Vietcombank Bắc
Ninh nói riêng và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo
……………………………… đã trực tiếp chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài
viết chuyên đề này./.
Sinh viên
3
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay
vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Bắc Ninh
(Vietcombank Bắc Ninh)
1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh
1.1. Lịch sử hình thành của Chi nhánh NHNT Bắc Ninh
Ngày 29/6/2004, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã chính thức khai
trương hoạt động chi nhánh đầu tiên của mình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (tại số 2
Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Chi nhánh Bắc Ninh là chi
nhánh thứ 54 của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương trên phạm vi toàn quốc.
Mặc dù được thành lập và đi vào hoạt động khá muộn so với các Ngân hàng
thương mại khác trên địa bàn, nhưng trải qua hơn 5 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP
Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vị thế
của một trong những ngân hàng hàng đầu trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh từ chỗ chỉ có một trụ sở chính với gần 30 cán
bộ công nhân viên đến nay đã có thêm 4 phòng giao dịch tại các huyện Quế Võ, Yên
Phong, thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Giang với đội ngũ cán bộ trên 100 người có
năng lực trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến và các dịch
vụ ngân hàng tiện ích ngày càng mở rộng... Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh không ngừng phát triển.
Sự phát triển lớn mạnh cả về quy mô hệ thống, chất lượng tín dụng, dịch vụ ngân
hàng và hiện đại hoá công nghệ của Vietcombank Bắc Ninh đã đáp ứng hiệu quả nhu
cầu tín dụng và dịch vụ thanh toán cho mọi thành phần kinh tế, góp phần tích cực đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh, được các cấp, ngành và
đông đảo khách hàng ghi nhận, đánh giá cao.
Vietcombank Bắc Ninh đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
và Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” năm 2008.
4
1.2. Cơ cấu tổ chức của phòng ban tại Chi nhánh NHNT Bắc Ninh
1.2.1. Hệ thống tổ chức của Chi nhánh NHNT Bắc Ninh
Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức của NHNT Bắc Ninh
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.2.2.1. Phòng khách hàng
• Chức năng:
- Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và mở rộng mối quan hệ với
khách hàng.
- Phân tích rủi ro và thẩm định các nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng.
• Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
- Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
Khách hàng
Phòng Kinh
doanh Dịch vụ Phòng Kế toán
thanh toán
PGD Từ Sơn
Tổ Tin học
Bộ phận Thanh
toán thẻ
Phòng Hành
chính Nhân sự
Tổ Tổng hợp
Bộ phận
Ngân quỹ
Bộ phận
Thể nhân
BAN GIÁM ĐỐC
PGD Quế Võ
PGD Yên
Phong
PGD Bắc
Giang
5
- Triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng.
- Thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng
- Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý
các khoản tín dụng.
- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục đầu tư.
- Cung cấp thông tin về khách hàng cho phòng quản lý nợ.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận và chất lượng tín dụng của khách hàng trong
phạm vi quản lý được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khách do cấp trên phân công.
1.2.2.2. Tổ quản lý nợ
• Chức năng:
Quản lý trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/ hợp
đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng
với số liệu trên hồ sơ. Lưu và quản lý hồ so tín dụng đầy đủ và an toàn. Quản lý rủi ro
tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.
• Nhiệm vụ:
- Kiểm soát tính tuân thủ
- Nhập dữ liệu vào hệ thống
- Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng
- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn
- Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay
- Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
1.2.2.3. Phòng kế toán
• Chức năng:
- Tổ chức hạch toán, kế toán và quản lý tài sản của toàn Chi nhánh
- Phụ trách bộ phận Quản lý nợ.
- Phụ trách bộ phận công nghệ thông tin của Chi nhánh.
• Nhiệm vụ:
- Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay